TPHCM: Đấu giá 15 mặt bằng để xây 7 trụ sở UBND phường
UBND quận 8 (TPHCM) cần hơn 140 tỷ đồng để xây dựng mới 7 trụ sở phường. Do thiếu kinh phí, quận 8 sẽ bán đấu giá 15 mặt bằng nhà, đất công để thu về 40 tỷ đồng.
Chiều 19/7, Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan dẫn đầu đoàn công tác làm việc với UBND quận 8 về việc thực hiện các nhiệm vụ của UBND TP và Chủ tịch UBND TP giao trên địa bàn.
Tại đây, UBND quận 8 cho biết, UBND TP đã đồng ý chủ trương xây dựng mới 7 trụ sở UBND phường trên địa bàn quận. Sở Xây dựng đã chủ trì, phối hợp cùng quận 8 khảo sát, đánh giá hiện trạng 7 trụ sở cần xây mới.
Vì thiếu kinh phí, quận 8 đã xin thành phố chủ trương cho bán đấu giá 15 mặt bằng nhà, đất để có nguồn vốn đầu tư. Hiện, một số mặt bằng đang được thẩm định lại giá theo Nghị định 167 của Chính phủ về sắp xếp, xử lý tài sản công.
Theo UBND quận 8, kinh phí để xây dựng mới 7 trụ sở UBND phường khoảng hơn 140 tỷ đồng, trong khi đó ước tính nguồn thu bán đấu giá 15 mặt bằng là 40 tỷ đồng.
Chánh Văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan đề nghị quận 8 phân loại 7 trụ sở để ưu tiên vốn xây mới trụ sở xuống cấp
Video đang HOT
Về việc này, Chánh Văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan gợi ý, trước mắt nên phân nhóm 7 trụ sở này. Theo đó, ưu tiên xây mới các trụ sở xuống cấp, các trụ sở còn sử dụng được thì sửa chữa, xây mới sau. Cùng lúc xây mới 7 trụ sở thì ngân sách rất khó cân đối.
Ông Hoan đề nghị quận 8 phải khẩn trương thẩm định 15 mặt bằng muốn bán đấu giá, phối hợp các sở, ngành bán đấu giá thu tiền về cho ngân sách quận, triển khai dự án.
Bên cạnh đó, Chánh Văn phòng UBND TP gợi ý, quận 8 nên đề xuất khoảng 1-2 dự án có giá trị đầu tư lớn để Sở Kế hoạch – Đầu tư xem xét đưa vào kế hoạch trung hạn, đầu tư từ ngân sách thành phố trong vài năm tới.
Quốc Anh
Theo Dantri
Quận Tân Bình xin hoàn trả 800 tỷ đồng giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 TPHCM
Dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) ảnh hưởng đến 356 hộ, tổ chức trên địa bàn quận Tân Bình. TPHCM giao cho quận 800 tỷ đồng chi bồi thường giải phóng mặt bằng trong năm 2018. Tuy nhiên, do chưa phê duyệt phương án bồi thường nên quận xin hoàn trả 800 tỷ đồng cho thành phố.
Chiều 17/7, Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan dẫn đầu tổ công tác làm việc với UBND quận Tân Bình về việc thực hiện nhiệm vụ của UBND TP và Chủ tịch UBND TP giao trên địa bàn.
Ông Hứa Quốc Hưng - Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình cho biết, quận đã có văn bản xin hoàn trả 800 tỷ đồng cho thành phố
Tại đây, ông Hứa Quốc Hưng, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình cho biết, dự án metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) ảnh hưởng đến 356 hộ dân, tổ chức trên địa bàn quận. Hiện, chưa đủ cơ sở pháp lý để phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho người dân.
"Kế hoạch vốn thành phố giao cho quận năm 2018 là 800 tỷ đồng để bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng chưa xài được, trong khi đó các dự án khác của thành phố đang thiếu vốn. Do đó, vừa rồi quận có văn bản xin hoàn trả số tiền trên để thành phố phân bổ cho các dự án khác. Khi nào hoàn tất về mặt pháp lý thì thành phố phân bổ lại để quận bồi thường cho người dân", ông Hưng nói.
Về việc chậm trễ duyệt phương án bồi thường, ông Hoàng Như Cương, Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP cho biết, trong thời gian qua thành phố và nhà tài trợ vốn cho dự án còn chưa thống nhất về trách nhiệm giải trình nội bộ nên chưa đủ cơ sở để phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.
Theo ông Cương, hôm qua, lãnh đạo UBND TP đã làm việc và thống nhất với nhà tài trợ vốn về vấn đề trên và chỉ còn vài ngày nữa là xong thủ tục này. Sau đó, thành phố thông qua phương án tái định cư cập nhật mới đủ cơ sở pháp lý phê duyệt phương án bồi thường.
Ông Cương cho rằng cũng vì vấn đề này mà chứng thư thẩm định giá đền bù T1 hết hiệu lực nên phải làm lại, làm kéo dài thời gian đền bù giải phóng mặt bằng.
Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan đề nghị quận Tân Bình đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án metro số 2
Ông Võ Văn Hoan đề nghị quận Tân Bình triển khai nhanh việc thẩm định giá bồi thường, cố gắng đến tháng 10 phải hoàn tất để phê duyệt phương án đền bù cho người dân. Theo ông, nếu làm chậm lại đội vốn bồi thường thì ngân sách thành phố khó cân đối và dễ dẫn đến khiếu nại.
Ông Hoan đề nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố tham mưu theo hướng bố trí ngược lại vốn cho quận Tân Bình lo bồi thường giải phóng mặt bằng.
Tuyến metro số 2 dài 11,2km đi qua 6 quận, trong đó đoạn đi ngầm dài 9,2km, đoạn tuyến trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot dài khoảng 2km. Tuyến có 10 ga ngầm, 1 ga trên cao và 1 depot.Nguồn vốn thực hiện dự án là vốn vay ODA từ các nhà tài trợ và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách TPHCM.Tuyến metro số 2 bị đội vốn lên tới gần 800 triệu USD (tổng mức đầu tư từ 1,374 tỷ USD tăng lên 2,173 tỷ USD, tăng 58%). UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng duyệt chủ trương điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư và thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2024 thay vì năm 2020 như kế hoạch trước đây.
Quốc Anh
Theo Dantri
Công trình chống ngập chưa nghiệm thu đã sạt lở, trôi sông Huyện Hóc Môn (TPHCM) đã "vượt mặt" cấp trên khi tự quyết định thay đổi tổng mức đầu tư, quy mô thiết kế của 22 công trình. Đáng nói, có công trình đê kè đã làm xong, không nghiệm thu được mà đã sạt lở, trôi sông. Ngày 11/5, Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan đã dẫn đầu tổ công tác...