TPHCM: Đảm bảo bổ sung kiến thức cho học sinh không tham gia học trực tuyến do nghỉ học vì dịch bệnh
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục đối với các trường THCS, THPT, trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.
Theo đó, các trường có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên, học sinh tham khảo lịch phát sóng các bài học (do Bộ GD-ĐT phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7 và một số kênh truyền hình trung ương khác) và các kênh truyền hình khác được công bố trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT (tại địa chỉ http://www.moet.gov.vn).
Riêng tại TPHCM, Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với Đài truyền hình Thành phố tổ chức sản xuất và phát sóng các chủ đề kiến thức dành cho khối 9 và khối 12 trên sóng HTV với lịch phát sóng được thông báo trên cổng thông tin của Sở GD-ĐT TPHCM (http://www.hcm.edu.vn).
Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh sau thời gian nghỉ học vì dịch bệnh. Ảnh minh họa
Về định hướng xây dựng và thực hiện chương trình dạy học và hoạt động giáo dục học kỳ 2 năm học 2019 – 2020, Sở này chỉ đạo các cơ sở trường học chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình học kỳ 2 năm học 2019 – 2020 phù hợp với khung thời gian dạy học thực tế của TP trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong đó, kế hoạch thực hiện cần đảm bảo tính khoa học, đúng và đủ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình phổ thông hiện hành.
Nhà trường tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, khuyến khích giáo viên tăng cường các hình thức, phương pháp dạy học, hoạt động giáo dục tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học. Song song đó, trường học xây dựng chủ đề dạy học trực tuyến qua mạng để hỗ trợ học sinh học tập tại nhà. Các chủ đề cần được xây dựng và quản lý chặt chẽ theo đúng quy định và lợi ích chung của người học.
Nhà trường xây dựng các phương án hợp lý cho tất cả đối tượng học sinh, đảm bảo mọi học sinh đều được tham gia học tập, đảm bảo tính công bằng, nhân văn trong giáo dục. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập.
Video đang HOT
Trong quá trình thực hiện, chuyên đề, chủ đề dạy học trực tuyến phải được thầy cô trong cùng tổ bộ môn xây dựng và thực hiện cùng nền tảng, hệ thống công nghệ thông tin của nhà trường. Giáo viên sử dụng, tổ chức xây dựng hoạt động dạy và học cho học sinh trong trường. Giáo viên bộ môn quản lý, giám sát, theo dõi quá trình học tập của học sinh lớp mình phụ trách.
Chuyên đề dạy học trực tuyến phải đảm bảo sự tương tác giữa giáo viên với người học, giữa người học với nhau và giáo viên phải giám sát được sự tương tác giữa người học với nhau.
Nhà trường xây dựng thời gian biểu dạy học trực tuyến phù hợp, thông báo lịch học, tương tác với thầy cô phụ trách cho học sinh và phụ huynh học sinh. Lưu ý các phương án cho học sinh không có điều kiện tham gia học trực tuyến tiếp cận đầy đủ nội dung học tập của các chủ đề. Tránh gây áp lực cho học sinh, phụ huynh học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến.
Khi học sinh đi học trở lại, nhà trường xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình. Từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.
Sở GD-ĐT đặc biệt lưu ý, các trường có trách nhiệm thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cho các đối tượng học sinh không có điều kiện tham gia học tập trực tuyến được bổ sung các nội dung kiến thức mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian nhà trường thực hiện dạy học trực tuyến.
Về xây dựng khung thời gian thực hiện nội dung chương trình học kỳ 2 năm học 2019 – 2020, đối với các trường trung học thực hiện chương trình dạy học và hoạt động giáo dục 2 buổi/ngày, nhà trường tổ chức rà soát bố trí bổ sung thời lượng các môn học do thời gian được nghỉ học do dịch Covid 19 trên tinh thần kế thừa kết quả của các hình thức dạy học trực tuyến do nhà trường tổ chức vào thời lượng dành cho dạy học tăng cường chương trình dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức rà soát xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung của chương trình buổi 2 để đảm bảo thực hiện đủ nội dung đã xây dựng của nhà trường, thực hiện số tiết buổi 2 các tuần còn lại của học kỳ 2 năm học.
Đối với trường trung học không thực hiện chương trình dạy học và hoạt động giáo dục 2 buổi/ngày, tùy theo điều kiện của nhà trường, lãnh đạo nhà trường tổ chức rà soát bố trí bổ sung thời lượng các môn học do thời gian được nghỉ học do dịch Covid 19 trên tinh thần kế thừa kết quả của các hình thức dạy học trực tuyến do nhà trường tổ chức, đảm bảo đủ thời lượng dạy học của chương trình phổ thông hiện hành cho tất cả học sinh.
THU TÂM (sggp.org.vn)
"Chốt" phương án cuối cùng lựa chọn SGK mới: Chỉ được lựa chọn 1 đầu SGK cho mỗi môn học
Người đứng đầu cơ sở GDPT (Hiệu trưởng) có quyền lựa chọn SGK sử dụng trong trường của mình, mỗi môn học, hoạt động giáo dục sẽ chỉ được lựa chọn 1 đầu SGK và đầu tháng 5, Hiệu trưởng sẽ phải công bố danh mục SGK được chọn sử dụng.
Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT). Thông tư sẽ là căn cứ để các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình GDPT mới, các tổ chức và cá nhân có liên quan lựa chọn SGK sử dụng trong cơ sở GDPT.
Trong đó, quy định mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) đầu SGK. Việc lựa chọn SGK phải bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Phù hợp với đăc điêm kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở GDPT.
Đầu tháng 5, Hiệu trưởng sẽ phải công bố danh mục SGK lớp 1 được chọn sử dụng
Hiệu trưởng thành lập Hội đồng lựa chọn SGK. Thành viên hội đồng gồm, người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giao viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có SGK được lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.
Người đã tham gia biên soạn SGK hoăc tham gia thẩm định SGK do các nhà xuất bản tổ chức, tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành SGK và người làm việc ở các nhà xuất bản có SGK không được tham gia Hội đồng.
Hội đồng có nhiệm vụ lựa chọn SGK theo quy định, đề xuất danh muc SGK để sử dụng trong cơ sơ giao duc phổ thông với người đứng đầu cơ sở GDPT; và sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Quy trình lựa chọn SGK gồm 4 bước chính, trước khi người đứng đầu cơ sở GDPT công bố công khai danh mục SGK sử dụng trong cơ sở GDPT.
Cụ thể, tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu SGK cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn báo cáo Hội đồng danh mục SGK được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp. Danh mục SGK được lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ chuyên môn.
Tiếp đó, Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định và tiêu chí lựa chọn SGK. Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn SGK. SGK được lựa chọn phải được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp SGK không đủ số phiếu, Hội đồng thảo luận, phân tích các SGK với các tiêu chí lựa chọn SGK và bỏ phiếu lựa chọn lại. Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không đạt đủ phiếu thì Hội đồng quyết định lựa chọn SGK co sô phiêu đông y cao nhât trong danh muc SGK do tổ chuyên môn bao cao. Hội đồng tổng hợp kết quả lưa chon sach giao khoa thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Uy viên tham dự.
Hôi đông đề xuất với Hiệu trưởng danh muc SGK đã đươc Hội đồng lưa chon đê sử dụng trong cơ sơ GDPT. Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, Hiệu trưởng quyết định danh mục SGK sử dụng trong cơ sơ giao duc phô thông.
Hiệu trưởng công bố công khai danh mục SGK sử dụng trong cơ sở GDPT và niêm yết tại cơ sở GDPT trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 4 tháng.
Khi đã có danh mục SGK được lựa chọn sử dụng, sở GDĐT sẽ có trách nhiệm báo cáo Bộ GDĐT, UBND câp tinh và cung cấp thông tin cho các nhà xuất bản có SGK được lựa chọn về danh mục, số lượng SGK mỗi nhà xuất bản cần cung ứng, bao gồm số lượng dự phòng, để bảo đảm có đầy đủ SGK trước khi bắt đầu mỗi năm học mới.
Khánh Vân
Theo toquoc
Hệ thống giáo dục liên cấp Đại học Hà Tĩnh: Giáo dục toàn diện - vun đắp tương lai Từ thành công với nền tảng giáo dục hệ đại học, cao đẳng suốt 12 năm qua, năm 2016, Đại học Hà Tĩnh tiếp tục ra mắt hệ thống Trường Tiểu học, THCS, THPT và năm 2017 ra mắt Trường Mầm non Ivy Hschool. Qua 4 năm đi vào hoạt động, Trường Tiểu học, THCS, THPT Đại học Hà Tĩnh đã gặt hái...