TP.HCM cho hớt tóc lại 1.10 nhưng nhiều chủ tiệm đóng cửa vì trụ không nổi
Tất bật chuẩn bị trở lại hay phải trả tiệm về quê vì không trụ nổi nữa… là suy nghĩ của nhiều người trẻ làm nghề hớt tóc khi nghe TP.HCM cho phép dịch vụ này hoạt động trở lại từ ngày 1.10.
Nhiều chủ tiệm hớt tóc tại TP.HCM háo hức chờ ngày trở lại vào đầu tháng 10 nhưng cũng có người bùi ngùi phải đóng tiệm. Ảnh NVCC
Chỉ nhận khách hẹn trước kèm thông tin về khai báo y tế
Anh Huỳnh Quốc Toàn, chủ tiệm hớt tóc tại địa chỉ số 740/20 Sư Vạn Hạnh, Q.10, TP.HCM, rất vui mừng khi nghe chính quyền địa phương thông báo ngành nghề của mình dự kiến được hoạt động trở lại vào đầu tháng 10 tới.
“Khi nghe cho mở cửa cửa tiệm hớt tóc thì tôi đã thông báo đến anh, em trong tiệm chuẩn bị tinh thần chiến đấu, đâu đó phải kỹ lưỡng hơn. Mọi người cũng háo hức lắm, vì ai cũng muốn thể hiện tay nghề lắm rồi. Chúng tôi mong muốn đem lại những quả đầu gọn gàng và đẹp mắt nhất cho khách trong thời gian tới”, anh Toàn (27 tuổi) nói.
Tiêm anh Toàn luôn trong tư thế sẵn sàng (hình chụp trước khi TP.HCM có dịch). Ảnh NVCC
Cũng theo anh Toàn, ngoài việc hoạt động tuân thủ theo chỉ thị của UBND TP.HCM thì tiệm của anh cũng sẽ có quy định riêng về việc phòng dịch Covid-19 trong thời gian hoạt động.
“Tôi chỉ nhận khách đặt hẹn trước kèm thông tin về khai báo y tế. Khách trước khi bước vào cửa tiệm phải rửa tay xịt khuẩn và bắt buộc đeo khẩu trang. Nhân viên cắt tóc luôn đeo bảo hộ đầy đủ và khử khuẩn triệt để sau mỗi lần cắt. Chỉ nhận từ 3-4 khách cho 1 lần và chỉ phục vụ dịch vụ cắt tóc, không cạo mặt, cạo râu”, anh Toàn nói về kế hoạch mở cửa lại sắp tới.
Nhân viên tiệm hớt tóc anh Toàn đang lên kế hoạch trở lại trở lại . Ảnh NVCC
Anh Nguyễn Văn Lợi, có tiệm hớt tóc trong con hẻm 80 Lữ Gia, Q.11, TP.HCM, vui mừng khi nghe thông tin tiệm được mở cửa trở lại vào đầu tháng 10, sau hơn 3 tháng chờ đợi. Bắt đầu từ ngày 29.9, anh Lợi sẽ dọn dẹp, vệ sinh lại cửa tiệm để đón những vị khách đầu tiên.
“Trong những ngày đầu tiên, tôi nghĩ rằng chỉ nên đón ít khách chứ không nên thả cửa vì như thế sẽ rất nguy hiểm cho thợ lẫn khách hàng. Dự tính, tôi chỉ tiếp những mối quen trước đó vì tôi dễ dàng nắm được thông tin sức khỏe của họ”, anh Lợi (28 tuổi) cho biết.
Gói hỗ trợ đợt 3 cho người khó khăn vì Covid-19 chi trả trước ngày 1.10
Chiều 26.9, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết dự kiến TP.HCM sẽ ban hành Chỉ thị mới liên quan đến phòng chống dịch tại TP, áp dụng từ 0 giờ ngày 1.10. Theo đó, các dịch vụ kinh doanh dự kiến sẽ được mở lại trong đó có dịch vụ cắt tóc, gội đầu được hoạt động nhưng không quá 50% công suất.
“Gia đình tôi đã kiệt quệ thật rồi”
Trái ngược, anh Nguyễn Nhật Trường, có tiệm hớt tóc ở Q.Tân Bình, TP.HCM , lại buồn hiu khi nghe thông tin TP.HCM dự kiến cho hoạt động hớt tóc trở lại vào đầu tháng 10. “Dù cho nhận khách 50, 70 hay 100% thì tôi vẫn về quê”, anh Trường (30 tuổi) tâm tư.
Đầu tháng 10 này, anh Trường phải đóng tiền mặt bằng cho tháng thứ 4 từ khi tiệm hớt tóc dừng hoạt động vì dịch Covid-19. Ngày qua ngày, điều mà anh thợ 30 tuổi này trông chờ nhất là được về quê Bà Rịa – Vũng Tàu… làm lại từ đầu.
Tiệm hớt tóc anh Trường thời “hoàng kim” . Ảnh NVCC
“Tôi đang chuẩn bị về quê vì tiệm tôi trụ không nổi nữa rồi, mỗi tháng cả 20 triệu đồng tiền mặt bằng, trong khi bản thân chỉ dựa vào nghề hớt tóc để nuôi gia đình. Trước đó, tôi và vợ cũng có bàn đến việc mở cửa trở lại nhưng nghĩ đến con nhỏ nên tôi quyết định về quê cho an toàn. Chứ tôi đón khách vào lỡ bị lây nhiễm Covid-19 thì ảnh hưởng đến cả gia đình”, anh Trường chia sẻ. Bên cạnh đó, anh cũng đang thanh lý đần đồ nghề rồi trở về quê.
Anh Trường và đồng nghiệp đã “đường ai nấy đi” sau đợt dịch lần thứ 4 tại TP.HCM . Ảnh NVCC
Giống như anh Trường, anh Nguyễn Tấn Dũng, chủ tiệm hớt tóc tại số 41 Xóm Chỉ, P.10, Q.5, TP.HCM cũng đang rơi vào khủng hoảng kinh tế khi 4 tháng tiệm đóng cửa, không làm ra một đồng nào. Hiện tại, anh Dũng đang “săn” tin tức các chuyến xe về quê do đồng hương hội để về quê làm vì anh cũng không trụ nổi được nữa.
“Tôi theo nghề hớt tóc cũng 10 năm nhưng không ngờ lại khốn đốn như thế. Hơn 3 tháng qua, từ nghề chính đến công việc dẫn chương trình tiệc cưới, trung tâm hội nghị đều bị dừng lại. Vợ thì không buôn bán được. Trong khi đó, hàng tháng phải chi tiêu miệng ăn thêm 3 đứa con nhỏ và mẹ già. Lại gánh thêm 12 triệu đồng tiền nhà mỗi tháng. Gia đình tôi đã kiệt quệ thật rồi”, anh nói.
Anh Dũng từng tham gia hớt tóc miễn phí cho tuyến đầu chống dịch tại quận 5 . Ảnh NVCC
Nhiều tháng nay, cả gia đình anh Dũng trông chờ vào sự trợ giúp từ chính quyền địa phương từng mớ rau, bịch gạo. Anh Dũng chia sẻ: “Tiệm hớt tóc này theo hợp đồng thì thuê 5 năm, nhưng chưa được hai năm đầu thì bị dịch dập tơi bời. Vào ngày 10.10 tới, chủ nhà lấy mặt bằng lại rồi nên tôi đang gấp rút tìm xe về miền Trung. Tôi tính mẹ và tôi sẽ về trước, còn vợ và các con tá túc lại nhà bà con ở bên quận khác để ổn định chuyện học hành rồi về sau”.
Anh Dũng hy vọng nghề hớt tóc sẽ tạm ổn sau khi về quê. “Chủ nhà mỗi lần thu tiền mặt bằng là lấy 2 tháng một lượt”, anh Dũng kể . Ảnh NVCC
“Nếu cố gắng hớt tóc ở TP.HCM thì cũng chỉ lo được tiền ăn, còn tiền mặt bằng thì lấy đâu ra mà xoay sở vì trong túi tôi hết sạch tiền rồi. Chưa kể tôi sợ nhà có con nhỏ, mẹ già bệnh nền lỡ có chuyện gì thì khổ lắm. Nhiều ngày nay, mẹ tôi hay nói: mẹ có nguyện vọng nếu mẹ mất thì đưa xác mẹ về quê an táng, chứ đừng có đem đi hỏa thiêu”, anh Dũng nói trong nước mắt.
Ba mẹ con mắc Covid-19 ở TPHCM không liên quan đến Đà Nẵng
Chiều 21/5, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng thông tin, 3 mẹ con mắc Covid-19 ở TPHCM không liên quan đến Đà Nẵng.
Theo Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng, ngày 21/5, một số trang báo và mạng xã hội có thông tin: "Liên quan đến 3 mẹ con mắc Covid-19 trên địa bàn TPHCM, nguồn lây nhiễm có thể đến từ người con từng đi du lịch ở Đà Nẵng trong thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5".
Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, đồng thời xác minh thông tin trực tiếp đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân.
Kết quả, cả 3 bệnh nhân Covid-19 nêu trên đều không đến Đà Nẵng. Có một người con khác trong gia đình là chị H.T.M.N. chỉ đi đến Đà Nẵng vào mùng 10 Tết Nguyên đán vừa qua.
"Hiện nay, chị N. đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM xét nghiệm và cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2", Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng đã thông tin thêm.
Trước đó, chiều 20/5, trên địa bàn TPHCM đã ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc Covid-19 là 3 mẹ con sống cùng nhà, tại Quận 3.
Ngành y tế TPHCM đã phát thông báo khẩn tìm người từng đến Trung tâm Y khoa Medic Hòa Hảo và quán bánh canh O Thanh do liên quan đến các ca bệnh trên.
26 nhân viên y tế ở TPHCM tiếp xúc với ca dương tính SARS-CoV-2 Ngành y tế xác định trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở chung cư Sunview Town đã đến khám tại 2 bệnh viện ở TP Thủ Đức. Nhân viên y tế tiếp xúc đã được lấy mẫu xét nghiệm. Sáng 19/5, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 tại chung cư Sunview Town,...