TP.HCM: Chính sách hỗ trợ nào cho trẻ em F0 hoặc có cha mẹ mất vì Covid-19?
Ngày 11.9, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã thông tin chính sách, chế độ chăm sóc, hỗ trợ trẻ em là F0 hoặc có cha mẹ mất vì Covid-19.
Trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất, tinh thần trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh CTV
Chính sách với trường hợp trẻ là F0
Theo đó, thực hiện theo Nghị quyết 68/2021 của Chính phủ và Nghị quyết 09/2021 của HĐND TP.HCM), TP.HCM triển khai chính sách hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày cho người đang điều trị, cách ly y tế tập trung (trong đó có trẻ em), từ ngày 27.4 đến ngày 31.12.2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày đối với F0 và 21 ngày đối với F1.
Ngoài ra, theo Công văn 2512/2021 của UBND TP.HCM triển khai Nghị quyết 68, trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật trẻ em) đang điều trị Covid-19 hoặc đang cách ly y tế còn được hỗ trợ thêm một lần mức 1 triệu đồng/trẻ.
Đồng thời, ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí đối với các chi phí ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế và chi phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em không có thẻ bảo hiểm y tế.
Khi hoàn thành điều trị hoặc cách ly về nhà, chính quyền địa phương sẽ xác minh hoàn cảnh trẻ, hỗ trợ nhu yếu phẩm như gạo, mì gói, sữa…
TP.HCM có bao nhiêu học sinh diện khó khăn cần hỗ trợ trong dịch Covid-19?
Chính sách với trẻ em có cha mẹ mất vì Covid-19
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, căn cứ Nghị định 20/2021 của Chính phủ, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ thì được xét trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng.
Với chính sách này, mức trợ cấp có hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi; hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên. Trẻ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được miễn giảm học phí và các khoản khác trong nhà trường.
Thời gian trợ cấp đến dưới 16 tuổi; nếu đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn băng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
Ngoài ra, căn cứ Luật trẻ em 2016, Nghị định 56/2017 của Chính phủ và Nghị định 20/2021 của Chính phủ, trẻ mồ côi cả cha và mẹ thì được đưa vào diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế bởi ông, bà, cô, chú cậu, dì, người thân; cá nhân cộng đồng trong xóm, tổ dân phổ; nhận nuôi con nuôi; đưa vào các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập…
Sở LĐ-TB-XH cho hay, hiện nay, các quận, huyện và TP.Thủ Đức cũng đã và đang vận động chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ có cả cha mẹ mất vì Covid-19; hỗ trợ trẻ có cha hoặc mẹ mất vì Covid-19, người còn lại nhiễm Covid-19, đang điều trị trong khu cách ly tập trung có hoàn cảnh khó khăn từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ/trẻ và nhu yếu phẩm như gạo, sữa, mì, dầu ăn…
Sở LĐ-TB-XH cũng cho biết, để chia sẻ khó khăn nhất là học trực tuyến, giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh trước bối cảnh dịch bệnh kéo dài, Sở GD-ĐT đã đề xuất miễn học phí học kỳ I, đồng thời kêu gọi người dân có điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay cũ nếu không có nhu cầu sử dụng hãy chia sẻ với học sinh khó khăn. Ngoài ra, các quận, huyện, TP.Thủ Đức; các đoàn thể và tổ chức xã hội vẫn đang vận động các nguồn lực hỗ trợ cơ sở vật chất, máy tính, điện thoại và kết nối mạng… tạo điều kiện cho các em học trực tuyến.
Với trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em diện bảo trợ xã hội (mồ côi cả cha mẹ, trẻ có ba hoặc mẹ mất và người còn lại không khả năng chăm lo, không nguồn nuôi dưỡng, trẻ khuyết tật…) được miễn giảm các khoản phụ phí khác; quan tâm hỗ trợ các chương trình học bổng hỗ trợ các em học tập…
Dự kiến tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em vào cuối năm
Bộ LĐ-TB-XH TP.HCM nhận định, trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất, tinh thần trong bối cảnh dịch Covid-19 vì phải học trực tuyến dài ngày, bị suy giảm nguồn nuôi dưỡng. Nhiều em rơi vào tình trạng không có cha, mẹ hoặc người thân chăm sóc do cha, mẹ phải điều trị, cách ly hoặc qua đời vì Covid-19. Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH các địa phương, tính đến đầu tháng 9, có hơn 11.800 trẻ em là F0 và hơn 27.000 trẻ em là F1.
Trước tình hình đó, ngày 9.9, Bộ LĐ-TB-XH đã có quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng/trẻ cho trẻ em có cả cha và mẹ mất vì Covid-19; trẻ em có cha hoặc mẹ mất vì Covid-19 từ ngày 27.4 đến ngày 31.12.2021. Ngoài ra, trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 được sinh ra trong khoảng thời gian từ ngày 27.4 đến ngày 31.12.2021 được hỗ trợ 1 triệu đồng/trẻ. Nguồn kinh phí từ Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Tại TP.HCM, đối tượng trẻ em ở hơn 40 cơ sở bảo trợ và nuôi dưỡng trẻ em ngoài công lập cũng gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19. Một số cơ sở đến nay rất khó để vận động các nguồn hỗ trợ tài chính, lương thực… trước tình hình dịch kéo dài. Một số trẻ có bệnh nền, sức khỏe không tốt, việc điều trị và đảm bảo sức khỏe cho các em trong tình hình TP.HCM giãn cách xã hội hiện nay gặp nhiều trở ngại. Trước thực trạng đó, Hội bảo trợ trẻ em và Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM đã thống nhất ký công văn gửi Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 và các sở ngành liên quan đề nghị TP.HCM nghiên cứu và sớm có các chính sách đặc thù hỗ trợ riêng cho nhóm trẻ em này; sớm tổ chức, bố trí một cơ sở có chức năng tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng riêng các em không có người chăm sóc.
Tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trước tình hình dịch bệnh Covid-19
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em trong mùa hè.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Tài chính, các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung tại Quyết định số 623/QĐ-LĐTBXH ngày 29/5/2021 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19.
Công văn do lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam ký nêu rõ yêu cầu sử dụng nguồn lực của địa phương, vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ kinh phí, đồ dùng thiết yếu, tăng cường dinh dưỡng đối với các đối tượng trẻ em nêu trên.
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam thăm hỏi và cùng vui chơi với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Phương châm hành động là không một trẻ em nào rơi vào hoàn cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 mà không được hỗ trợ, chăm sóc kịp thời.
Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các sở, ngành khác và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trách nhiệm, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em.
Theo bà Lưu Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam, thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tỉnh nhà luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Cục Trẻ em, Tỉnh ủy, HĐND, UBND UBMTTQVN tỉnh, sự phối hợp của các cấp, sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là xu thế hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng gia tăng; đại dịch Covid-19 và hậu quả của biến đổi khí hậu đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và tác động trực tiếp đến đối tượng trẻ em.
"Tỷ lệ trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh vẫn còn ở mức cao. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chiếm tỷ lệ 5,13%, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt chiếm tỷ lệ 11,47% so với tổng số trẻ em toàn tỉnh", Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam cho hay.
Bên cạnh đó, tình hình tai nạn, thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, trẻ em lạm dụng đồ chơi công nghệ, nghiện games, điện tử, trẻ em truy cập các trang mạng internet có nội dung độc hại hoặc các trò chơi không lành mạnh vẫn còn xảy ra.
Khu vui chơi, giải trí cho trẻ em còn thiếu. Một số địa phương chưa quan tâm quy hoạch, bố trí đất để xây dựng các điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em. Đội ngũ làm công tác trẻ em cấp huyện còn kiêm nhiệm.
Một số nơi cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em chưa được bố trí theo quy định. Các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tuy nhiên nguồn lực đầu tư cho công tác trẻ em vẫn còn chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra.
Chính thức hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày cho trẻ mắc Covid-19 và trẻ phải cách ly Bộ LĐTB&XH đã có quyết định, trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn trong 21 ngày. Ngày 31/5, thông tin từ Bộ LĐTB&XH cho biết: Bộ LĐTB&XH đã có Quyết định số 623/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải...