TPHCM: Chết người vì dịch vụ bơm silicon dạo
Silicon lỏng mặc dù đã được cấm sử dụng bơm trực tiếp vào người từ năm 1992, tuy nhiên, trên thực tế, hóa chất này vẫn được sử dụng tràn lan tại TPHCM và nhiều người đã tử vong vì dịch vụ bơm silicon dạo.
Tử vong… do silicon làm đẹp
Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương, TPHCM mới đây đã tiếp nhận trường hợp cấp cứu tên L.T.M.P – 35 tuổi, trú tại Q.8 – trong tình trạng sốt, đau nhức, có khối viêm nề và bị hoại tử da ở ngực phải. BS tiến hành lấy mủ từ vết thương để cấy xác định vi khuẩn nhiễm trùng và tiến hành phẫu thuật để dẫn lưu ổ áp xe. Sau phẫu thuật, bệnh nhân không thể hồi phục hình dáng ngực phải như lúc đầu. Theo gia đình, cách đây hơn một tháng, bệnh nhân này đã đặt hàng bơm silicon lỏng vào ngực ở tiệm gần nhà để cải thiện vòng 1 với giá 3 triệu đồng.
Trước đó, khoa Cấp cứu của BV Nguyễn Tri Phương đã tiếp nhận một trường hợp tự ý bơm silicon và biến chứng gây tử vong. Nạn nhân tên là T.Q.T – 21 tuổi, nam – được đưa đến cấp cứu với triệu chứng suy hô hấp nặng. Theo bệnh sử, T và bạn đã tự ý mua silicon lỏng ở bên ngoài về bơm vào mông để có vòng 3 đạt chuẩn. Sau tiêm, nạn nhân kêu đau nhức và khó thở, hai bên mông ngày càng bị sưng vù, tấy đỏ phải vào BV để cấp cứu. Tuy nhiên, do silicon được chích với liều lượng quá lớn nên đã ngấm vào các mô mỡ và mạch máu, gây ra tắc phổi, suy hô hấp nặng. Sau đó, bệnh nhân bị ngừng tim và tử vong.
Video đang HOT
Một trường hợp khác cũng tử vong do silicon là bệnh nhân H.T.L – sinh năm 1977, trú tại Q.8. Trước đó, chị L đã 2 lần đến cơ sở tư nhân bơm silicon vào ngực. Tuy nhiên, đến lần thứ ba bơm silicon, chị L có biểu hiện chóng mặt, ngực căng, đau nhức và sau đó sốt cao. Gia đình đã đưa đến cấp cứu tại BV Nhân Dân Gia Định và kết quả xét nghiệm cho thấy, chị L đã bị nhiễm trùng huyết nghiêm trọng. Sau hơn 2 ngày điều trị, chị L đã tử vong.
Lập lờ “ mỡ nhân tạo”
PSG.TS BS Lê Hành, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ BV Chợ Rẫy – cho biết: “Số lượng bệnh nhân bị phản ứng với silicon khá lớn. Đó là hậu quả tích lũy từ hơn 30 năm nay của một kỹ thuật tai hại được áp dụng liên tục”.
Trường hợp cấp cứu do bơm silicon phổ biến nhất hiện nay mà BV Cấp cứu Trưng Vương tiếp nhận không chỉ ở ngực, mũi mà nhiều người còn sử dụng silicon để bơm vào mông, bắp tay, cơ bụng để tạo múi. TS Phạm Trịnh Quốc Khanh – Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng, BV Cấp cứu Trưng Vương – cho biết, silicon lỏng hay mỡ nhân tạo đã bị cấm lưu hành từ năm 1992. Tỉ lệ bơm silicon bị biến chứng thuyên tắc phổi rất cao, khoảng 20 – 30%. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong rất cao. Tại Việt Nam vẫn còn xảy ra những tử vong đáng tiếc do người tiêu dùng thiếu hiểu biết và ham rẻ.
Trước thông tin silicon bơm trực tiếp vào cơ thể người để làm đẹp, một số cơ sở đã sử dụng một từ khác để lập lờ lừa người có nhu cầu đó là: Mỡ nhân tạo. BS Lê Hành cảnh báo: Điều nguy hiểm nhất hiện nay đó chính là “mỡ nhân tạo” không kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ và được bày bán trôi nổi trên thị trường.
Theo Võ Tuấn
Lao động
Sản phụ sinh non, 3 bé gái nguy kịch
Sáng 7/5, hai trong số 3 bé gái của sản phụ Lê Thu Sương (17 tuổi, quê Đông Hải, Bạc Liêu) vẫn đang trong diện theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại phòng Hồi sức sơ sinh (Khoa Nhi, Trung tâm Phụ Sản - nhi Đà Nẵng).
Theo các bác sĩ: bệnh nhi sơ sinh thiếu cân nghiêm trọng, có cháu chỉ nặng 0,9kg, ngoài ra còn mắc các bệnh nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, rối loại đông máu, bệnh màng trong...
Hiện Khoa Nhi đang chăm sóc 2 trẻ trong lồng ấp, thở, bơm sữa qua đường sông, truyền thuốc... Chỉ một cháu sinh nặng 2,1kg được chuyển ra ngoài lồng ấp, nhưng vẫn cần sự theo dõi, chăm sóc thường xuyên của các bác sĩ.
Các bé sinh non được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp, thở (Ảnh: Xuân Vũ)
Trước đó, sản phụ Sương ra thăm chồng đang làm công nhân cầu đường tại một công trình trên địa bàn Đà Nẵng được gần tháng. Đến ngày 18/4, chị Sương bất ngờ chuyển dạ sinh non, khi mới mang thai được hơn 7 tháng.
BS. Trương Thị Như Huyền (Khoa Nhi) cho nhi: sức khỏe sản phụ sau sinh tiến triển tốt, nhưng 3 trẻ sơ sinh do thiếu cân, suy dinh dưỡng bào thai nên thể trạng rất yếu, người mang nhiều bệnh. Bệnh viện chăm sóc đặc biệt, khi nào các cháu dần hồi phục sức khỏe, và tăng cân nặng mới có thể chuyển ra ngoài chăm nuôi bình thường.
Theo BS. Huyền: các trường hợp đa thai, sinh non 3 trẻ như chị Sương khá hiếm. Từ đầu năm đến nay, trung tâm tiếp nhận 1 trường hợp sinh non 3 trẻ. Tuy nhiên, không có trường hợp nào các trẻ thiếu cân, nặng bệnh như của chị Sương.
Được biết, gia cảnh chị Sương đặc biệt khó khăn, các bác sĩ trung tâm đang kêu gọi sự hỗ trợ sữa, tã lót giúp các con chị.
Xuân Vũ
Theo VNN
Chữa thủy đậu, thuốc gì? Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây nên, lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh thường xuất hiện trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, nhiều nhất là vào tháng 3. Đây là lúc thời tiết chuyển mùa, không khí nóng ẩm... là điều kiện thuận lợi cho virut gây bệnh phát triển mạnh. Khi...