TP.HCM: Cha mẹ được vào lớp học cùng con
Sáng nay, phụ huynh lớp 4/1 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP.HCM được mời đến tham dự ‘ triển lãm khoa học’ của con.
“Triển lãm khoa học” là một tiết khoa học, bao gồm nhiều thí nghiệm thực hành của cô trò lớp 4/1. Tiết học bắt đầu vào 8 giờ 45 phút tại phòng thiết bị của trường. Đây là lần đầu tiên trong năm học 2020-2021, lớp 4/1 mời phụ huynh đến tham dự tiết khoa học của lớp.
Đầu buổi học, GVCN chia học sinh của lớp thành các nhóm. Mỗi em được phát một thẻ viết tên, số thứ tự trong lớp và làm thí nghiệm theo nhóm. Phụ huynh ngồi ở gần cuối phòng học, trực tiếp tham dự buổi học cùng con.
Học sinh lớp 4/1 ghi nhớ nội dung bài học ngay trên lớp. Ảnh: KHÁNH CHI
Trước khi chính thức vào tiết, học sinh khởi động bằng một điệu nhảy trên nền nhạc. Xuyên suốt tiết khoa học, các nhóm tiến hành 3 thí nghiệm: nước có vị gì, nước có hình dạng gì và nước thấm qua những vật nào. Các học sinh của lớp 4/1 rất hứng thú với việc thực hành các thí nghiệm và đưa ra nhiều câu trả lời chính xác.
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Ảnh: KHÁNH CHI
Em Diệu Anh (học sinh lớp 4/1) chia sẻ: “Sau khi làm thí nghiệm cùng các bạn, em hiểu bài nhanh hơn và ghi nhớ bài ngay trên lớp”.
Các thành viên trong nhóm cùng nhau rút ra bài học sau mỗi thí nghiệm. Ảnh: KHÁNH CHI
Sau mỗi thí nghiệm, học sinh rút ra những tính chất của nước và ghi vào phiếu học tập. GVCN tổng kết lại các câu trả lời của học sinh, giải đáp thắc mắc và đưa ra bài học. Các nhóm tiến hành thí nghiệm nhanh, đưa ra nhiều câu trả lời đúng được GVCN tặng ngôi sao để động viên tinh thần học tập.
Học sinh dễ dàng rút ra tính chất của nước sau mỗi thí nghiệm. Ảnh: KHÁNH CHI
Những nhóm làm tốt được GVCN tặng ngôi sao. Ảnh: KHÁNH CHI
Kết thúc 3 thí nghiệm, GVCN hướng dẫn học sinh áp dụng các tính chất của nước để pha nước chanh mời phụ huynh. Nhiều em tự pha theo cách của mình và nhận được lời khen của phụ huynh, GVCN.
Phụ huynh vui vẻ thưởng thức nước chanh do con pha. Ảnh: KHÁNH CHI
“Việc làm thí nghiệm trong buổi học như thế này rất bổ ích. Các con có thêm nhiều cơ hội để làm việc nhóm, học cùng nhau. Những nội dung của bài học được thể hiện một cách sinh động. Thỉnh thoảng nên có những buổi học như thế này vì nó làm sinh động tiết học của các con hơn và phụ huynh cũng có cơ hội giao lưu với các con, với cô giáo nhiều hơn”, chị Hồng Yến (mẹ của bé Diệu Anh) trả lời sau khi tham dự tiết học của con.
Chị Hồng Yến (áo trắng) lắng nghe cô giảng bài và quan sát con làm thí nghiệm. Ảnh: KHÁNH CHI
Cuối buổi học, GVCN ôn lại kiến thức cho học sinh bằng cách đưa ra 3 câu hỏi trắc nghiệm. Học sinh trả lời bằng cách đưa thẻ được phát từ đầu buổi học. GVCN sử dụng phần mềm Blicker Bluetooth trên điện thoại để quét câu trả lời của học sinh. Tất cả câu trả lời được hiển thị trên màn hình chiếu để cô và trò cùng nhau kiểm tra đáp án. Phần lớn các em đều trả lời đúng và ghi nhớ bài ngay trên lớp.
Cô Thuận Thiên (GVCN) luôn quan sát, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm. Ảnh: KHÁNH CHI
Chia sẻ về việc đưa các thí nghiệm vào tiết khoa học và mời phụ huynh tham dự tiết học cùng con, cô Thuận Thiên (GVCN lớp 4-1, trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm) nói: “Trước buổi học, thầy cô sẽ lên ý tưởng cho một tiết học. Nó bao gồm những thí nghiệm nào, cần những vật dụng gì thì thầy cô sẽ chuẩn bị. Qua các hoạt động thí nghiệm, các con tiếp thu kiến thức và nhớ bài lâu hơn, nhớ bài ngay trên lớp. Bố mẹ tham dự lớp học có thể hiểu mỗi tiết học của con có gì và học cùng con. Tiết học giúp phụ huynh hiểu được cách dạy, cách học của con. Học sinh có phụ huynh đi dự thì cũng học ’sung’ hơn bình thường”.
Lớp 1 học sách giáo khoa đã đủ, không cần sách tham khảo
Trong khi sách tham khảo tràn ngập các nhà sách và luồn lách vào nhà trường thì các chuyên gia giáo dục khẳng định trẻ lớp 1 không cần sách tham khảo.
Một phụ huynh ở Hà Nội bối rối trước thị trường sách tham khảo khi đi mua sách cho con vào lớp 1 - Ảnh: MAI THƯƠNG
Cô Nguyễn Thị Thu Vân, khối trưởng khối 1 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM), giải thích: "Đa số phụ huynh tìm mua sách tham khảo môn Tiếng Việt lớp 1 là chủ yếu. Tuy nhiên, riêng môn Tiếng Việt thì số lượng từ, chữ trong sách giáo khoa (SGK) đã nhiều rồi".
Quá sức với trẻ 6 tuổi
Cô Vân cho biết thêm: "Ở lớp, giáo viên đã giảng bài và cho học sinh rèn luyện thêm trong vở bài tập. Khi về nhà, chỉ cần phụ huynh cho con em mình ôn lại bài đã học trong SGK bằng cách đọc - viết những âm, vần đã học là đủ, không cần phải học thêm ở sách tham khảo nữa. Học sinh lớp 1 mới đi học được vài tuần mà phải học trong SGK, vở bài tập rồi lại sách tham khảo nữa thì quá sức với trẻ 6 tuổi".
Trong khi đó, mặc dù không phủ nhận lợi ích của sách tham khảo nhưng GS.TS Phạm Tất Dong, phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng "lớp 1 thì không cần sách tham khảo". Ông cho rằng lớp 1 chỉ học để đọc thông viết thạo, học cộng trừ cơ bản thì không cần sách tham khảo.
"Hình thức đưa sách tham khảo vào nhà trường giống như kiểu "bia kèm lạc" chỉ là lợi dụng lòng tin của phụ huynh để thu lợi. Điều này cũng có thể đặt dấu hỏi về chuyện doanh nghiệp có thù lao cho nhà trường để giới thiệu cho phụ huynh mua sách" - GS Dong nói.
Xây dựng tủ sách dùng chung: tại sao không?
Theo GS Phạm Tất Dong, sách tham khảo có thể cần cho giáo viên, học sinh ở các bậc học trên, tùy theo nội dung học tập. Nhưng ở bậc phổ thông nên xây dựng thư viện, tủ sách dùng chung trong nhà trường cho giáo viên, học sinh.
Ông Dong cũng cho rằng ở thời đại hiện nay cần hướng tới việc xây dựng nguồn học liệu được số hóa sử dụng trong các nhà trường. Và giáo viên cần có định hướng cho học sinh biết cách khai thác nguồn học liệu hiệu quả để mở rộng phạm vi kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
Trao đổi về vấn đề sách tham khảo, ông Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ GD trung học (Bộ GD-ĐT) - cho rằng bộ đã có quy định rõ về đưa sách tham khảo vào trong nhà trường, bao gồm cả trường tiểu học và trung học.
Theo đó, căn cứ vào chương trình giáo dục, yêu cầu dạy học cụ thể, giáo viên thảo luận trong tổ bộ môn để đề xuất danh sách sách tham khảo với hiệu trưởng nhà trường. Các nhà trường chủ động mua sách tham khảo theo danh mục đã được đề xuất của các tổ bộ môn để đưa vào thư viện, tủ sách dùng chung cho giáo viên, học sinh sử dụng tham khảo.
Bộ GD-ĐT cho phép giáo viên chủ động sử dụng các ngữ liệu, tài liệu đa dạng để thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học trong khuôn khổ quy định của chương trình, yêu cầu cần đạt của môn học.
Nhưng theo ông Thành, giáo viên không được dạy kiến thức nâng cao từ sách tham khảo hoặc ra bài tập về nhà có trong sách tham khảo để yêu cầu phụ huynh mua sách. Giáo viên cũng không được sử dụng nội dung sách tham khảo vượt quá yêu cầu của chương trình để đánh giá học sinh.
Theo Bộ GD-ĐT, quy định đã có nên các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương, cụ thể là sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT, phải cùng có trách nhiệm kiểm tra, quản lý, xử lý các đơn vị, cá nhân vi phạm.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhấn mạnh: "Nhà trường và giáo viên tiểu học không được giới thiệu sách tham khảo cho phụ huynh. Sở sẽ có kiểm tra và chấn chỉnh tình trạng này trong thời gian tới".
Sách giáo khoa là đủ
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng với học sinh tiểu học thì chỉ cần SGK là đủ, không nên bắt trẻ dùng thêm các loại sách tham khảo.
"Nếu nhà trường gợi ý, bắt buộc học sinh lớp 1 mua sách tham khảo là không thể được" - ông Nhĩ bày tỏ quan điểm. Còn theo GS Nguyễn Lân Dũng thì ở nước ngoài, sách tham khảo cũng có nhiều nhưng thường để cho giáo viên dùng nhằm thiết kế nội dung dạy học phong phú chứ không gợi ý học sinh phải mua.
Góc nhìn khác của cô giáo trường Nguyễn Bỉnh Khiêm về sách Tiếng Việt lớp 1 Nhiều phụ huynh, giáo viên lớp 1 kêu vì bài học mới được xây dựng khá nặng, quá sức học sinh. Không ít học sinh phải học đến 22 giờ đêm để theo kịp chương trình. "Hiện nay trên nhiều diễn đàn xã hội mọi người đang tranh luận rất nhiều về chương trình mới của lớp 1 giáo dục phổ thông, nhưng...