TPHCM cần làm gì trong đợt giãn cách xã hội tiếp theo?
Trung bình mỗi ngày có 3.800 ca Covid-19 mới, TPHCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, dịch đã lan quá rộng nên việc khống chế không thể “ngày một ngày hai”.
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại TPHCM và một số địa phương lân cận ( Bình Dương, Long An, Đồng Nai…). Những ngày qua, tại TPHCM các chuỗi lây nhiễm mới xuất hiện không nhiều, số ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm. Bình quân 13 ngày qua, mỗi ngày có 3.800 ca nhiễm mới, so với bình quân 4.600 ca mỗi ngày trong 13 ngày trước đó.
Bộ Y tế cho biết tình hình dịch tại TPHCM đã bước đầu có những dấu hiệu tích cực sau thời gian triển khai quyết liệt các biện pháp theo Chỉ thị 16 và sẽ có xu hướng giảm trong một vài tuần tới nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt như hiện nay.
Thực hiện nghiêm việc giãn cách theo Chỉ thị 16
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho rằng với hơn 3.000 ca mắc mới mỗi ngày, dù đã giảm nhưng vẫn còn nhiều thì việc TP tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là cần thiết.
“Nhiều quốc gia phương Tây thậm chí chấp nhận phong tỏa 6 tháng đến một năm. Nói điều này để thấy rằng TP cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 để sớm khống chế được dịch bệnh. Giãn cách ở đây là “nhà nào ở nhà đấy”, người dân không cần thiết thì không ra khỏi nhà. Người dân vẫn đi ầm ầm ngoài đường thì không thể chống dịch được, vẫn còn lây trong khu phong tỏa thì dịch sẽ còn kéo dài”, TS Phu chia sẻ.
Sáng 15/8, hàng trăm người đi xe máy rời TPHCM về các tỉnh miền Trung, khiến lực lượng chức năng phải rất vất vả giải thích, tuyên truyền.
Chuyên gia cũng một lần nữa nhấn mạnh dịch đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Nếu TPHCM cũng như nhiều địa phương khác làm không tốt, không triệt để việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để dịch tiếp tục bùng lên thì cuộc chiến sẽ còn kéo dài và gian nan hơn rất nhiều.
“Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu việc khống chế dịch tại TPHCM và các tỉnh lân cận đòi hỏi phải có thời gian, không thể ngày một ngày hai vì dịch đã lan ra quá rộng”, TS Phu nhận định.
Bộ Y tế, TPHCM huy động một lực lượng lớn cán bộ y tế, trang thiết bị để điều trị các bệnh nhân Covid-19 (Ảnh: Hữu Khoa).
Theo ông, TPHCM cần phân tích các ca được xác định dương tính trên thực tế hay chỉ là số ca xét nghiệm được. Đồng thời cần có phân tích dịch tễ thật kỹ càng để đánh giá số ca dương tính trên thực tế tại cộng đồng có giảm đi một cách thực sự hay không, cũng như nhận định chính xác việc triển khai các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả hay không. Trên cơ sở đó, TP quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Video đang HOT
Việc xét nghiệm với số lượng lớn là cần thiết. Điều này không chỉ nhằm phát hiện các trường hợp F0, từ đó khoanh vùng dập dịch, mà còn cung cấp các dữ liệu về nguy cơ. TP cần có kế hoạch xét nghiệm cụ thể địa bàn nào xét nghiệm phục vụ cho điều trị; địa bàn nào phục vụ xét nghiệm cho xác định F0, truy vết bóc tách F0; địa bàn nào xét nghiệm phục vụ cho đánh giá nguy cơ, đánh giá hiệu quả giãn cách. Địa bàn nào, đối tượng nào sử dụng test kháng nguyên nhanh; địa bàn nào, đối tượng nào sử dụng PCR…, không xét nghiệm tràn lan vừa mất sức, vừa không mang lại hiệu quả.
Thành phố có thể thiết kế xét nghiệm theo các vùng đại diện nguy cơ để đánh giá chiều hướng dịch chứ không nên xét nghiệm rộng dàn trải vừa tốn kém đặc biệt nhân lực đang phải dành cho điều trị, tư vấn bệnh nhân. Từ đó, có thể lên được bản đồ nguy cơ đến từng địa bàn khu phố, thôn, phường, xã, quận huyện để áp dụng các biện pháp đáp ứng phù hợp.
Thành phố cũng cần đặc biệt quan tâm và ưu tiên đến vấn đề điều trị. Cơ quan y tế cần giữ liên hệ chặt chẽ với F0 có triệu chứng, tránh trường hợp bệnh nhân có biến chứng nặng mà không được đáp ứng. Giải pháp này sẽ giúp TPHCM kịp thời điều trị cho các trường hợp lây nhiễm, giảm tới mức thấp nhất nguy cơ tử vong.
“Bên cạnh đó, để làm giảm số mắc Covid-19 có triệu chứng nặng, số phải nhập viện, số tử vong cần sớm tạo ra miễn dịch cộng đồng bằng tiêm vắc xin. TP không thể giãn cách xã hội cả thành phố mãi được”, TS Phu nhấn mạnh.
Người dân cần lưu ý thực hiện tốt 5K để cắt đứt chuỗi lây nhiễm và tiêm vắc xin khi đến lượt.
Đường lây truyền của virus không thay đổi
TS Phu cũng cho biết đường lây truyền của virus không thay đổi. Nhưng đối với chủng Delta thì nồng độ virus có trong hầu họng cũng như độ bám dính vào tế bào người nhiễm lớn hơn chủng bình thường rất nhiều nên khả năng lây lan rất nhanh. Virus SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp (các giọt bắn này có thể rất nhỏ và lơ lửng lâu trong không khí, càng lâu hơn khi ở trong không gian kín) và qua đường tiếp xúc. Cụ thể, lây qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp; lây khi tiếp xúc với người bệnh, bắt tay người bệnh nếu không thực hiện biện pháp phòng bệnh, rửa tay với xà phòng; và lây truyền từ bề mặt đã nhiễm bẩn. Đặc biệt lưu ý việc virus lây trong không gian kín.
Vì thế, theo TS Phu, cả TP đang phong tỏa, đang giãn cách thì phòng bệnh, thực hiện nghiêm việc giãn cách đóng vai trò quan trọng. Người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế), chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết và được chính quyền cho phép… Khẩu trang, khử khuẩn đóng vai trò rất quan trọng.
Đồng thời cần mở cửa thông thoáng, hạn chế dùng điều hòa, hạn chế đông người như bố trí ca làm việc, đơn vị nào có thể thì làm việc online…
“Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chuỗi dịch tễ trong cộng đồng. Đồng thời hãy tiêm vắc xin khi đến lượt”, TS Phu nhấn mạnh.
"TPHCM nếu không làm quyết liệt dịch có thể bùng lên nữa"
Trong nhiều ngày qua số ca mắc mới tại ta nước dao động quanh con số 1.000, chủ yếu tại TPHCM. PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng TP cần thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội để cắt đứt chuỗi lây nhiễm.
Bắt đầu bùng phát trở lại từ cuối tháng 4, đến nay dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp tại TPHCM và một số tỉnh khu vực phía Nam. Chỉ trong hơn 2 tháng, nước ta đã thêm hơn 20.000 bệnh nhân, riêng TPHCM có hơn 8.300 ca. Trong nhiều ngày qua số ca mắc mới mỗi ngày đã tăng lên và vượt qua con số 1.000.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định diễn biến dịch Covid-19 tại TPHCM đang rất phức tạp và có khả năng tăng nhanh trong những ngày tới. Ngoài ra, một số địa phương khác cũng là điểm nóng dịch là Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang.
Dịch bệnh tại TPHCM đang rất phức tạp
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết ở một số tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh... tình hình dịch đã được khống chế song dịch đang bùng phát mạnh ở phía Nam, đặc biệt là TPHCM, số ca mắc còn tăng nhanh.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tình hình dịch tại TPHCM rất phức tạp, đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chuỗi lây nhiễm. Từ vài ca chỉ điểm ban đầu đã phát hiện thêm các ổ dịch trong khu dân cư, khu nhà trọ, chợ, các khu công nghiệp... Đặc biệt, dịch từ đây đã lây lan ra một số tỉnh khác như Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Phú Yên...
Theo TS Phu có 2 lý do chính khiến dịch tại TPHCM đến nay vẫn chưa có điểm dừng.
Thứ nhất là do chủng virus. Biến chủng Delta được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ có tốc độ lây lan rất nhanh, có thể trong 2-3 ngày đã tạo thành chu kỳ dịch.
Thứ hai là việc thực hiện giãn cách vừa qua tại TP.HCM cũng chưa thật nghiêm. Giãn cách ở đây là phải thực hiện nghiêm việc giãn cách nhà với nhà, người với người, khu phố với khu phố. Ngoài ra, việc hạn chế các đám đông cũng chưa được thực hiện như các chợ vẫn tụ tập đông người...
Khi dịch đã lây lan trong cộng đồng thì biện pháp quan trọng nhất vẫn là giãn cách và phong tỏa để hạn chế người mắc bệnh tiếp xúc, lây nhiễm cho người lành, từ đó sẽ giảm dần số ca mắc. Khi số ca mắc quá lớn thì sẽ không thể chỉ truy vết và cách ly.
TPHCM cần thực hiện nghiêm việc giãn cách theo chỉ thị 16
"TPHCM cần rút kinh nghiệm đợt giãn cách trước thực hiện chưa nghiêm nên dịch còn gia tăng. Chúng ta phải mất rất nhiều tiền cũng như rất nhiều sự bất tiện trong cuộc sống để đổi lấy cách ly xã hội một cách thực sự. Vì thế, TP cần tận dụng 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ ngày 9/7 là cơ hội để khống chế dịch", TS Phu nhấn mạnh.
Dịch Covid-19 tại TPHCM đang diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, chuyên gia lưu ý việc phong tỏa phải thực hiện nghiêm đến từng hộ gia đình, theo nguyên tắc mỗi nhà đều "cửa đóng, then cài", về cơ bản đóng cửa các cửa hàng cửa hiệu trừ cửa hàng cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu... Người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết và được chính quyền cho phép.
Đồng thời, các hoạt động lao động, sản xuất, giao thông cũng cần sắp xếp lại để hạn chế giao tiếp. Thành phố cũng cần tính phương án đảm bảo lưu thông hàng hóa, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, không để giao thông liên tỉnh khi đi qua thành phố bị ách tắc. Có thể cấm hoặc hạn chế tối đa việc dừng, đỗ để đưa người lên xuống địa bàn thành phố, chỉ được dừng, đỗ khi có sự cho phép của chính quyền.
"Người dân phải thực hiện nghiêm nếu không sẽ rất khó cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Nếu TPHCM làm không quyết liệt, dịch có thể bùng thêm nữa", TS Phu nhấn mạnh.
Người dân không nên đi lại khi không cần thiết
UBND TPHCM yêu cầu đẩy nhanh công tác tiêm vắc xin Covid-19 để tạo miễn dịch cộng đồng (Ảnh: Phạm Nguyễn).
"Chúng ta chưa thể dự đoán được khi nào đợt dịch thứ 4 sẽ chấm dứt. Hiện tại, Việt Nam cần thực hiện biện pháp mạnh hơn nữa. Việc dịch bùng lên hay giảm đi phụ thuộc vào việc đáp ứng phòng, chống dịch trong thời gian tới. TPHCM càng phải làm mạnh hơn nữa. Các địa phương khác cũng phải làm dứt điểm ngay từ đầu. Bình Dương, Đồng Nai..., kể cả Hà Nội không được chủ quan", TS Phu cho biết.
Chuyên gia tiếp tục khuyến cáo người dân không được chủ quan, luôn luôn áp dụng biện pháp 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là không tụ tập đông người.
"Trong lúc này, người dân không nên đi lại khi không cần thiết", TS Phu nói.
Lên phương án điều trị 10.000-15.000 ca bệnh tại TPHCM
Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, số ca mắc Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã vượt qua con số 7.000. Dự báo số ca mắc còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới khi mà tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
TP đã đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến số 3, số 4 để thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc các trường hợp đang được cách ly không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Điều này giúp nâng tổng công suất thu dung điều trị tại 4 bệnh viện dã chiến trên địa bàn thành phố lên 12.000 giường.
Cùng với 5.000 giường hiện có, TPHCM đã chuẩn bị cho kịch bản ứng phó dịch với 10.000 -15.000 ca mắc.
Vì sao Thủ tướng yêu cầu người dân không ồ ạt về quê tránh dịch? Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, việc người dân ồ ạt về quê nếu không kiểm soát tốt sẽ tạo nguy cơ lây lan dịch bệnh. Với tình hình hiện nay, mục tiêu chống dịch cần được ưu tiên. Trong công điện ngày 31/7, Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ...