TPHCM bình yên đến lạ!
Thay vì đi chơi xa, về quê trong kỳ nghỉ lễ 2/9 dài ngày, nhiều người dân TPHCM chọn ở lại thành phố . Và đây là dịp để họ tận hưởng những khoảnh khắc yên bình đến lạ của thành phố náo nhiệt này.
Những con đường vắng vẻ, thênh thang; những người thong thả đi trên đường, không vội vã, xô bồ… (Ảnh: Hoài Nam)
Video đang HOT
Cảnh sinh hoạt bình dị ở Sài Gòn (Ảnh: Hoài Nam)
Khu bờ kè Nhiêu Lộc – Thị Nghè một thời ô nhiễm đang hồi sinh trở thành nơi thư giãn, vui chơi của người dân thành phố (Ảnh: Hoài Nam).
Hoài Nam
Theo Dantri
TPHCM: "Sốt" giá đất cho người chết
Hiện giá một mảnh đất mai táng ở TPHCM dao động trong mức 20 - 50 triệu đồng, có khi lên cả trăm triệu đồng. Nhiều người dân vẫn chọn hình thức địa táng nên nhu cầu đất chôn cất ở TPHCM mỗi năm lên đến hàng chục ha.
Tranh nhau mua đất cho người chết
Địa táng là hình thức chôn cất rất phổ biến, truyền thống. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức chôn cất này là tốn diện tích đất. Là 1 thành phố tập trung đông dân cư, ngay từ những năm 1980, TPHCM đã định hướng phát triển hình thức hỏa táng và đến nay hình thức này đã phát triển thành một trong 2 hình thức chôn cất chủ yếu ở thành phố.
Theo báo cáo của UBND TPHCM, người dân thành phố hiện đã sử dụng hình thức hỏa táng với tỷ lệ khá cao. Cụ thể, năm 2011 đã có là 61% sử dụng hình thức hỏa táng, con số này vào năm 2012 là khoảng 66%, đến năm 2013 là khoảng 67%. Tuy nhiên, vẫn còn 1 bộ phận không nhỏ người dân (hơn 30%) vẫn lựa chọn hình thức địa táng.
Nhiều người dân TPHCM vẫn chọn hình thức địa táng (ảnh: Hoài Nam)
Bắt đầu từ năm 2010, tại TPHCM đã xuất hiện tình trạng các nghĩa trang không còn đất để bán, dẫn đến tình trạng cạnh tranh nhau mua 1 mảnh đất chôn cất, đẩy giá đất mai táng trong các nghĩa trang lớn, gần trung tâm lên đến cả trăm triệu đồng/huyệt. Giá bình quân theo thống kê của UBND TPHCM là 20 - 50 triệu đồng/huyệt. Thậm chí nhiều khi trả giá cao cũng không mua được đất chôn cất trong các nghĩa trang lớn.
Giá đất trong các nghĩa trang chính thức cao và hiếm đến nỗi nhiều người dân không đủ tiền mua phải ra ngoại thành mua đất nông nghiệp để lập nghĩa trang riêng cho gia đình, hoặc chôn cất xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường sống.
Con số báo cáo mới nhất của UBND TP cho biết: với quy hoạch 0,5m2/huyệt thì mỗi năm thành phố cũng mất hơn 11,5 ha đất trong các nghĩa trang chính thức cho việc chôn cất. Nhưng thực tế các huyệt đều có diện tích gấp đôi, gấp 3 lần diện tích quy hoạch trên. Đó là chưa kể đến các gia đình giàu có muốn mua các khu huyệt lớn với diện tích từ 10 - 20 m2. Do đó, nhu cầu thực tế còn lớn hơn con số tính toán theo quy hoạch rất nhiều lần.
Hỗ trợ để khuyến khích người dân hỏa táng
Qua các đề án quy hoạch sử dụng đất đai, UBND TP đánh giá đất sử dụng cho mục đích mai táng trên địa bàn TPHCM không còn nhiều, áp lực lên quỹ đất nghĩa trang rất lớn. Do đó, để khuyến khích người dân sử dụng hình thức hỏa táng nhằm tiết kiệm đất đai chôn cất và hạn chế ô nhiễm môi trường, UBND TPHCM vừa ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân chọn hình thức mai táng này.
Hỏa táng là hình thức chôn cất văn minh, tiết kiệm (ảnh minh họa)
Cụ thể, thành phố sẽ trích ngân sách hỗ trợ đến 2,5 triệu đồng/lượt hỏa táng cho các đối tượng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động; Đảng viên có Huy hiệu 40 tuổi Đảng trở lên; Cán bộ lão thành cách mạng; Cán bộ tiền khởi nghĩa; Thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ thương tật, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Thân nhân liệt sĩ và người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng (già yếu, neo đơn); Các đối tượng chính sách đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè; Hộ nghèo theo tiêu chí của thành phố...
TPHCM cũng sẽ hỗ trợ 1,5 triệu đồng/lượt hỏa táng cho đối tượng hưu trí, các hộ cận nghèo theo tiêu chí của thành phố, tất cả người dân có hộ khẩu tại TPHCM. Trẻ từ 6 tuổi trở xuống có hộ khẩu tại TPHCM và tạm trú (KT3) đều được miễn phí hỏa táng. Thành phố còn dự kiến sẽ ban hành các quy định bắt buộc người chết mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao cho cộng đồng hoặc các bệnh khác phải được hỏa táng.
Ngoài ra, thành phố còn ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực hỏa táng. Cụ thể như giao đất, không thu tiền sử dụng đất để xây dựng trung tâm hỏa táng; Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng; Ngân sách hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư khi vay vốn thực hiện dự án... Mục tiêu của TPHCM là đến cuối năm 2015 tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt mức 70%; Từ năm 2016 đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt mức 75%.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Yêu cầu giám đốc Sở GD-ĐT báo cáo khẩn về đề án sách giáo khoa điện tử UBND TPHCM vừa có thông báo khẩn gửi giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, yêu cầu tổng hợp ý kiến đóng góp của các đại biểu và công luận sau hai buổi hội thảo về đề xuất thực hiện đề án sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học ở TPHCM từ lớp 1 đến lớp 3. Đề...