TPHCM bác thông tin “không cho người dân di chuyển trong 7 ngày”
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM khẳng định, thông tin thành phố “không cho người dân di chuyển trong 7 ngày” là sai sự thật.
Tối 12/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM khẳng định, những thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội về việc “không cho người dân di chuyển trong 7 ngày” là giả mạo.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM cho biết, cơ quan chức năng đã vào cuộc, tập trung phối hợp, khẩn trương xác định và xử lý đối tượng tung tin sai sự thật theo đúng quy định pháp luật.
Thông tin sai sự thật về việc TPHCM “không cho người dân di chuyển trong 7 ngày” lan truyền trên mạng xã hội.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM cũng lưu ý, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên không gian mạng đã xuất hiện nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc, xấu độc nhằm gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Người dân cần theo dõi, nắm bắt thông tin qua các kênh thông tin chính thống, không chia sẻ các thông tin chưa được xác thực.
Video đang HOT
Trước đó, từ sáng ngày 12/8, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin có nội dung:
” Bí thư TP chỉ đạo:
- Sẽ ko cho người dân di chuyển trong 7 ngày, ở nhà sẽ ở nhà 7 ngày, đi làm công sở thì ở công sở 7 ngày, đi làm phân xưởng thì ở phân xưởng 7 ngày.
- Sẽ cho người dân và cơ quan chuẩn bị 4 ngày. Đúng 8 giờ sáng thứ 2 tuần sau, án binh bất động toàn TP.
- Từ đây đến hết tháng 8, cả nước chỉ về thêm 3,2 triệu liều vắc xin ko đủ cho TPHCM. Đề nghị tiêm đúng đối tượng. Đẩy nhanh tốc độ tiêm trong 4 ngày phải hoàn thành.
- Cơ bản ko để cho người dân di chuyển trong 7 ngày.
- Ngày mai quận huyện sở ngành chuẩn bị phương án cho việc thực hiện.
- Y tế chuẩn bị sẵn sàng KHXN, lực lượng XN, cách thức, kể cả tiêm vắc xin. ”
Lừa đảo trong ứng dụng nhắn tin đang nở rộ
Theo dữ liệu được ghi nhận từ Kaspersky, ứng dụng nhắn tin là một trong những nguồn lừa đảo phổ biến nhất.
Các ứng dụng nhắn tin đang bị tin tặc lợi dụng
Phần lớn các liên kết độc hại được phát hiện từ tháng 12.2020 đến tháng 5.2021 được gửi qua WhatsApp (89,6%), tiếp theo là Telegram (5,6%). Viber đứng ở vị trí thứ ba với 4,7% và Hangouts chưa đến 1%. Các quốc gia có số lượng các cuộc tấn công lừa đảo cao nhất là Nga (46%), Brazil (15%) và Ấn Độ (7%). Trên toàn cầu, 480 sự cố được ghi nhận mỗi ngày.
Theo nghiên cứu, các ứng dụng nhắn tin vượt xa mạng xã hội khoảng 20% vào năm 2020, về mức độ phổ biến và mục đích sử dụng (công cụ được yêu thích nhất để giao tiếp). Kết quả khảo sát cũng cho thấy vào năm 2020, lượng người dùng toàn cầu của các ứng dụng nhắn tin lên tới 2,7 tỉ người và dự kiến sẽ tăng lên 3,1 tỉ vào năm 2023 - gần 40% dân số thế giới.
Theo thống kê, Kaspersky phát hiện số lượng liên kết độc hại lớn nhất trong WhatsApp, một phần do nó là trình nhắn tin phổ biến nhất trên toàn cầu. Các quốc gia ghi nhận số tin nhắn có liên kết lừa đảo là Nga (42%), Brazil (17%) và Ấn Độ (7%). Tỷ lệ này ở Việt Nam là 0,001%.
Liên kết độc hại được ghi nhận ở ứng dụng Telegram có số lượng ít nhất nhưng có phân bổ địa lý tương tự với WhatsApp, phần lớn ở Nga (56%), Ấn Độ (6%) và Thổ Nhĩ Kỳ (4%). Số lượng sự cố được ghi nhận cao nhất ở Nga có thể vì người dùng Telegram ở quốc gia này cũng tăng cao.
Dựa trên số liệu thống kê, Viber và Hangouts ghi nhận số lượng liên kết độc hại ít hơn. Sự khác biệt chính giữa 2 ứng dụng này là khu vực bị ảnh hưởng. Số sự cố ghi nhận qua Viber được xác định chủ yếu ở Nga với 89% và Cộng đồng các quốc gia độc lập - Ukraine 5% và Belarus 2%. Phần lớn các phát hiện trên Hangouts là từ Mỹ (39%) và Pháp (39%).
Để giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo và nhận các liên kết độc hại trong ứng dụng nhắn tin, Kaspersky khuyến nghị: Cảnh giác và tìm lỗi chính tả hoặc các lỗi bất thường khác trong các liên kết. Những kẻ lừa đảo thường sử dụng WhatsApp và các ứng dụng khác để liên lạc với những người dùng được tìm thấy trên một nguồn tài nguyên hợp pháp (ví dụ như sàn mua bán và dịch vụ đặt chỗ ở khác nhau) và cũng sử dụng chúng như một phương thức liên lạc trong các tin nhắn độc hại. Ngay cả khi tin nhắn và trang web trông giống như thật, các liên kết ẩn rất có thể sẽ có lỗi chính tả hoặc chúng có thể chuyển hướng bạn đến một trang khác. Cài đặt một giải pháp bảo mật đáng tin cậy và làm theo các khuyến nghị. Các giải pháp bảo mật sẽ tự động giải quyết phần lớn các vấn đề và cảnh báo cho bạn nếu cần thiết.
Chuyển tiền bằng Ví MoMo ngay trên ứng dụng chat Viber Rakuten Viber (Viber) - một trong những ứng dụng chat hàng đầu thế giới vừa công bố hợp tác với MoMo, nhằm giúp người dùng có thể thực hiện các thao tác chuyển tiền, chia tiền hay nạp tiền điện thoại ngay trên ứng dụng chat Viber. Viber và MoMo vừa tiến hành hợp tác với nhau Tích hợp này sẽ giúp nâng...