TP.HCM: 6 giải pháp để học sinh đạt chuẩn tin học quốc tế
TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, 50% học sinh đạt chuẩn tin học quốc tế, 100% giáo viên dạy tin học được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy chương trình tin học quốc tế theo cấp học.
Sáng 28-4, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2021-2030.
Vào tháng 3, UBND TP.HCM đã phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh (HS) phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2021-2030.
Bà Nguyễn Thị Ánh Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn, cho biết việc nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế là điều cần thiết để các em hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, với các trường vùng ven TP, kinh phí thực hiện không dễ dàng do người dân chủ yếu nhập cư, khó khăn về kinh tế.
Ông Nguyễn Minh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: NQ
“Hiện chi phí tham dự các kỳ thi lấy chứng chỉ tin học quốc tế dao động từ 700-800.000 đồng/học sinh/lần thi, chưa kể chi phí học tập và ôn luyện. Bình quân, mỗi học sinh phải tốn khoảng 2 triệu đồng tiền học và thi lấy chứng chỉ quốc tế. Đây là số tiền không nhỏ đối với học sinh ở khu vực vùng ven, ngoại thành. Khi triển khai đại trà, chắc chắn nhà trường sẽ ủng hộ việc phát triển tin học theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên mong sở GD&ĐT làm việc với các đơn vị đối tác nên có chế độ ưu tiên đối với khu vực khó khăn” – bà Mai nói.
Ông Nguyễn Minh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cũng cho hay, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP và Nghị quyết đại hội ngành giáo dục đều đề cập đến 2 cụm từ đó là tiếng Anh và tin học theo chuẩn quốc tế. Đây là căn cứ để trường học triển khai chuẩn hoá việc đào tạo hiện nay.
Video đang HOT
Đối với môn Tin học có cái khó. Trong chương trình giáo dục hiện hành ở bậc THCS chưa quy định tin học là môn bắt buộc. Tuy nhiên, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tin học đã trở thành môn chính thức được giảng dạy kể cả bậc tiểu học. Tới đây khi triển khai cuốn chiếu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (năm học 2021-2022 triển khai đối với lớp 6), nhà trường tính toán tích hợp chương trình và phối hợp với một số đơn vị để triển khai đào tạo tin học theo chuẩn quốc tế.
Ông Nguyễn Minh chia sẻ thêm, để triển khai đề án này, vấn đề quan trọng nhất là cơ sở vật chất. Hiện nay, việc mua sắm trang thiết bị, máy móc thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung, quy trình kéo dài nên một số đơn vị vừa chờ chủ trương vừa phải vận dụng xã hội hóa.
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT, cho biết để triển khai đề án trên cần phải đồng bộ 6 giải pháp.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho xã hội, đội ngũ quản lý giáo dục, nhà giáo, phụ huynh và học sinh.
Thứ hai, trường học tiếp tục đầu tư có hiệu quả cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý.
Thứ ba, cần phải phát triển đội ngũ giáo viên tin học, có những chính sách thu hút, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng để đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo các chuẩn quốc tế.
Thứ tư, đẩy mạnh đưa các chương trình dạy học tin học theo chuẩn quốc tế vào trường phổ thông, định hướng khuyến khích học sinh học và thi đạt các chứng chỉ tin học quốc tế.
Thứ năm, tăng cường công tác quản lý dạy và học tin học.
Cuối cùng là cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong dạy học tin học.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: NQ
Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho rằng trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, các khái niệm về “chuyển đổi số”, “quốc gia không biên giới” ngày càng phổ biến. Do đó, học sinh không chỉ được đánh giá về các chỉ số IQ, EQ mà còn được đánh giá về trí tuệ số. Trong đó, kiến thức, kỹ năng và các giá trị số cần được đánh giá theo chuẩn quốc tế.
Với môn tin học, các em không chỉ đáp ứng yêu cầu thao tác nhanh mà phải biết ứngdụng kiến thức vào cuộc sống, tránh lạm dụng và bị lạm dụng về công nghệ. Khi học sinh được tiếp cận các kiến thức, kỹ năng tin học theo chuẩn quốc tế sẽ có nền tảng tốt, đủ khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Nghệ An: Đẩy nhanh chương trình, sẵn sàng dạy học trực tuyến
Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, Sở GD&ĐT Nghệ An có văn bản gửi các cơ sở giáo dục tăng cường phòng dịch, chủ động kế hoạch dạy học, kiểm tra định kỳ để hoàn thành chương trình năm học đúng quy định.
Các trường học cần tăng cường tuyên truyền phòng dịch bệnh cho học sinh, giáo viên
Sở GD&ĐT Nghệ An vừa bàn hành văn bản gửi tới các phòng GD&ĐT, Trường THPT và Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học nhằm tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch Covid - 19.
Theo công văn này, để thực hiện thành công mục tiêu kép, vừa dạy học vừa bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành, Sở yêu cầu các nhà trường cần tăng cường chỉ đạo, quán triệt và tổ chức triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành và hướng dẫn của ngành Y tế về phòng, chống dịch Covid-19. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch.
Tuyên truyền giáo dục cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện nghiêm túc Thông điệp "5K" của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các sự kiện có tập trung đông người. Xây dựng các tình huống, giải pháp phù hợp và có hiệu quả nhất để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc cài đặt và sử dụng Hệ thống "An toàn Covid" theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tối thiểu mỗi tuần 2 lần truy cập, bổ sung thông tin mới trên hệ thống.
Sở GD&ĐT Nghệ An lưu ý các nhà trường vừa tăng cường phòng dịch, vừa đảm bảo chương trình năm học theo kế hoạch
Thời điểm này, dịch viêm màng não cũng đang có dấu hiệu lây lan nhiều trong học sinh, do đó, ngành cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục phối hợp với ngành Y tế tại địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền phòng bệnh.
Đối với các trường có tổ chức bán trú cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn bàn ghế, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi cũng như dụng cụ bếp ăn.
Nói về công tác đảm bảo an toàn, an ninh trường học trong giai đoạn này, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An cho hay: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp vào thời điểm nước rút để các trường hoàn thành chương trình năm học, chuẩn bị bước vào kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 và thi Tốt nghiệp THPT. Vì vậy, ngành đề nghị giáo viên, học sinh và phụ huynh cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tập trung đông người. Về phía ngành Giáo dục tiếp tục yêu cầu các nhà trường cùng với chính quyền các địa phương bám sát tình hình dịch bệnh.
Sở GD&ĐT Nghệ An cũng có kế hoạch đẩy nhanh chương trình và sớm tổ chức kiểm tra học kỳ. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện phương án nếu phải tổ chức dạy học trực tuyến. Dù vậy, các trường vẫn phải đảm bảo chương trình năm học theo kế hoạch cũng như chất lượng dạy học, ôn thi cho học sinh cuối cấp.
Thiếu giáo viên Ngoại ngữ, Tin học khi thực hiện Chương trình GDPT mới Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2, lớp 3 ở nhiều địa phương đang dần khó khăn do thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn Ngoại ngữ và Tin học. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu tính theo đúng định mức từng cấp học thì cả nước...