TP Thủ Đức đưa các đội tiêm vắc xin lưu động đến từng khu phố
Sáng 1-8, UBND TP Thủ Đức đã ra mắt đội tiêm lưu động, đội phản ứng nhanh để tiêm cho các nhóm ưu tiên tại các khu cách ly, phong tỏa; tiêm cho người trên 65 tuổi, người khó khăn, yếu thế.
Bác sĩ Nguyễn Hương Lan, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, kiểm tra lần nữa số thuốc mang theo đến các điểm tiêm chủng – Ảnh: THÁI AN
Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng cho hay bên cạnh các điểm tiêm chủng cố định, Thủ Đức ưu tiên tiêm cho người trên 65 tuổi, nhóm cán bộ phòng chống dịch tuyến đầu.
Với nhóm người bệnh nền, Thủ Đức triển khai một đội xe tiêm chủng lưu động đi đến từng khu phố, tổ dân phố tiêm chủng.
“Chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng đội tiêm chủng lưu động trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu tiêm chủng. Trong thời gian đầu chúng tôi sẽ tập trung ưu tiên tiêm chủng trước hết cho khu vực nguy cơ cao, khu phong tỏa, để sau tiêm chủng biến khu vực phong tỏa trở thành vùng xanh và người dân tham gia tự quản khu vực này để duy trì vùng xanh trong thời gian tới” – ông Hoàng Tùng nói.
Lễ ra mắt đội tiêm lưu động của UBND TP Thủ Đức – Video: THÁI AN
Theo bác sĩ Trần Văn Khanh – giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, có 2 đội tiêm vắc xin bố trí trên 2 ôtô chuyên dụng gồm 5 người/đội (2 bác sĩ, 3 điều dưỡng). Trên xe có đầy đủ các dụng cụ tiêm vắc xin và cấp cứu như bình oxy, thuốc chống sốc, thuốc huyết áp…
Ngoài ra còn có các đội tiêm đi xe máy đến các phường, trong đó sẽ ưu tiên cho người dân và lực lượng tuyến đầu chống dịch tại các khu cách ly, phong tỏa; người già, bệnh, người không thể tự đi đến điểm tiêm; người khó khăn, yếu thế…
“Hôm qua đội tiêm của 2 ôtô đã tiêm cho được gần 200 người là lực lượng lao động công ích thu gom rác, vệ sinh cho khu cách ly. Nếu mỗi xe tiêm hết công suất thì đạt khoảng 200 liều/xe/ngày” – bác sĩ Khanh nói.
Ngày 30-7, UBND TP Thủ Đức có quyết định thành lập 40 đội phản ứng nhanh. Trong đó cấp TP có 6 đội, cấp phường có 34 đội để phục vụ người dân cấp cứu, điều trị.
Lực lượng này sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng và tăng cường tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo của UBND TP.HCM.
Lễ ra mắt các đội tiêm lưu động, đội phản ứng nhanh TP Thủ Đức
Đội tiêm chủng lưu động chuẩn bị đến các điểm tiêm
2 ôtô chuyên dụng tiêm lưu động của TP Thủ Đức
Trên xe có 2 bác sĩ, 3 điều dưỡng, đầy đủ các dụng cụ tiêm vắc xin và cấp cứu như bình oxy, thuốc chống sốc, thuốc huyết áp
Lâm Đồng tặng 350 tấn rau củ quả cho TP.HCM và các tỉnh
Sáng 31-7, 50 tấn rau củ quả từ Lâm Đồng đã đến TP.HCM và được phân bố cho TP Thủ Đức. Cùng ngày, các chuyến rau củ quả từ Lâm Đồng cũng đến hỗ trợ hai tỉnh khác là Bà Rịa - Vũng Tàu và Phú Yên.
Dân TP.HCM đặt mua rau củ nhiều, bưu cục giao hàng không kịp Thiếu 1.500 tấn rau củ quả và 400.000 trứng mỗi ngày, TP.HCM đề nghị hỗ trợ 'Nhóm dễ thương' gom hơn 10 tấn rau củ tặng bếp ăn dã chiến, khu vực phong tỏa TP.HCM
Trung tâm Giống và vật tư nông nghiệp Lâm Đồng thu hoạch cà chua hỗ trợ vùng dịch - Ảnh: QUÝ TÚ
Đây là đợt tặng rau thứ hai thuộc chương trình vận động gửi rau cho các tỉnh thành thực hiện chỉ thị 16 phòng dịch COVID-19 của tỉnh Lâm Đồng.
Trước đó, ngày 20-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng có thư ngỏ vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ rau, củ, quả tặng các tỉnh đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16.
Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, cơ quan, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã hưởng ứng lời kêu gọi này và huy động các nguồn lực để cùng nhau đóng góp 350 tấn nông sản cho người dân gặp khó khăn ở các khu vực phong tỏa phòng chống dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Huy Phương, giám đốc Hợp tác xã chuối La ba Banana ở huyện Đam Rông, Lâm Đồng, cho biết: "Hợp tác xã đang làm ăn được, chuối La ba xuất khẩu được sang Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản... Thấy ở TP.HCM và nhiều nơi người dân bị cách ly tại nhà, chợ búa khó khăn nên tôi tham gia chia sẻ với bà con vùng dịch".
Ông Nguyễn Hồng Phong, Công ty TNHH nông sản Phong Thúy ở Đức Trọng, cho biết công ty trồng nhiều loại rau củ nhưng đóng góp 10 tấn rau củ có thể bảo quản tương đối lâu như bắp cải, cải muối dưa, cà chua, cà tím, su su...
"Khi người dân gặp khó khăn chúng ta cần có tinh thần tương trợ, nhất là Lâm Đồng và TP.HCM có quan hệ về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nên giúp TP.HCM là việc nên làm", ông chia sẻ.
Ông Nguyễn Duy Tân, phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, một trong các đầu mối tiếp nhận rau từ Lâm Đồng, cho biết toàn bộ số rau đã được các đơn vị tình nguyện chở đến các địa điểm tiếp nhận ở TP Thủ Đức. Đến chiều 31-7, rau đã được phân phát hết cho nhiều trụ sở tôn giáo, người dân sống tại các khu phong tỏa, các hộ nghèo, người dân ở các khu trọ...
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, toàn bộ số rau củ quả được chia làm hai đợt để vận chuyển đi các tỉnh, thành, trong đó 205 tấn cho TP.HCM và số còn lại gửi đến các tỉnh Bình Dương (25 tấn), Đồng Nai (30), Bình Thuận (20 tấn), Bà Rịa - Vũng Tàu (30 tấn) và Phú Yên (40 tấn).
Người lao động của các công ty, tình nguyện viên hỗ trợ chuyển rau lên xe - Ảnh: QUÝ TÚ
Bắp cải Lâm Đồng hướng về vùng dịch - Ảnh: QUÝ TÚ
Xe khởi hành trong đêm đi TP.HCM và các tỉnh để rau đến vào buổi sáng - Ảnh: QUÝ TÚ
Người dân phường 24, quận Bình Thạnh nhận rau hỗ trợ gửi từ Lâm Đồng - Ảnh: Tình nguyện viên cung cấp
Shipper có thể bị phạt vì thiếu... băng đeo tay Nhiều tài xế giao hàng (shipper) đang gặp khó khăn khi tự mình phải in thẻ nhận diện, băng đeo tay trong bối cảnh cửa hàng in ấn tạm đóng cửa theo chỉ thị 16. Shipper có thể bị phạt vì thiếu... băng đeo tay. Shipper lo bị phạt do thiếu băng tay nhận diện vì không tìm ra nơi in ấn -...