TP Thái Nguyên: Phun khử khuẩn, tổng vệ sinh toàn bộ các trường học
Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Thái Nguyên vừa chỉ đạo tất cả các trường mầm non, tiểu học, THCS tiến hành phun khử khuẩn, tổng vệ sinh để phòng, chống dịch Covid-19.
Lực lượng quân sự tiến hành phun khử khuẩn cho trường THCS Linh Sơn.
Trong các ngày từ 29/1 đến 31/01, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên đã chỉ đạo thực hiện phun khử khuẩn , tổng vệ sinh để phòng, chống dịch Covid-19 đối với tất cả các nhà trường trên địa bàn.
Toàn bộ 70 trường mầm non, 42 trường tiểu học, 37 trường THCS đã đồng loạt triển khai trở lại một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đảm bảo an toàn cho hơn 72 nghìn học sinh, hơn 5 nghìn cán bộ giáo viên.
Lực lượng quân sự các phường/xã đã chuẩn bị vật tư y tế, trực tiếp phun khử khuẩn toàn bộ không gian sân trường lớp học. Giáo viên, học sinh các nhà trường tiến hành lau rửa toàn bộ bàn ghế, đồ dùng, cửa lớp…
Trường THCS Trưng Vương chuẩn bị dung dịch sát khuẩn cho học sinh và cán bộ giáo viên nhà trường
Video đang HOT
Các nhà trường cũng tăng cường hệ thống chậu rửa, dung dịch sát khuẩn; chuẩn bị máy đo thân nhiệt; liên hệ trực tiếp với phụ huynh để nhắc nhở con em theo dõi sức khỏe, đeo khẩu trang…
Thành phố Thái Nguyên là địa bàn đông dân cư, tiếp giáp với nhiều khu vực có các khu công nghiệp, có đầu mối giao thông đến các địa phương Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh… Vì vậy, việc đảm bảo các biện pháp an toàn rước nguy cơ dịch cần phải được đề cao.
Trong những ngày tới, tùy theo diễn biến của dịch bệnh và chỉ đạo của các cấp, Phòng GD&ĐT thành phố Thái Nguyên sẽ có những phương án tiếp theo nhằm đảm bảo an toàn.
Thái Nguyên: Không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT.
Ông Trịnh Việt Hùng thăm các gian trưng bày sản phẩm tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020.
Xung quanh công tác chăm lo, phát triển GD-ĐT, ông Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã có cuộc trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại.
- Là 1 trong 3 trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất cả nước, ông cho biết chủ trương của tỉnh Thái Nguyên trong việc phát huy thế mạnh GD-ĐT với phát triển kinh tế - xã hội địa phương?
- Chúng tôi xác định đây là lợi thế cần tiếp tục thúc đẩy, phát huy nhằm phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, triển khai ứng dụng khoa học trong giai đoạn mới.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT, đó là: Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới; củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học, trường chuẩn quốc gia.
Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Tiếp tục quan tâm đến giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Phát huy tiềm năng thế mạnh của các trường đại học thành viên - Đại học Thái Nguyên trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Tiêu cực là yếu tố nguy hại nhất ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và niềm tin vào GD-ĐT. Quan điểm của ông về vấn đề này?
- Trong bất kì lĩnh vực nào, tiêu cực cũng là yếu tố nguy hại. Đặc biệt, với GD-ĐT, tiêu cực còn gây ra những hệ lụy lâu dài. Giáo dục và đào tạo là ngành giữ vai trò nền tảng của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Sản phẩm của
GD-ĐT gắn liền với vấn đề nhân cách, trí tuệ, năng lực của con người. Vì vậy, môi trường GD-ĐT phải chuẩn mực, tích cực.
Quan điểm của chúng tôi là phải minh bạch, công khai, đúng quy định, kiên quyết không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục.
Ông Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
- Thái Nguyên sẽ tập trung vào những nhóm giải pháp căn bản nào để tiếp tục xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực?
- Trước hết, tỉnh tập trung vào công tác tuyên truyền để mỗi cá nhân, cán bộ giáo viên, người đứng đầu đơn vị, học sinh, sinh viên có nhận thức đúng đắn, nắm bắt đầy đủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống tiêu cực trong công tác GD-ĐT.
Tiếp đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nêu gương của đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo. Đây là những người trong cuộc, nếu đội ngũ này thực sự có tinh thần trách nhiệm, nêu gương sẽ lan tỏa và góp phần vào việc đẩy lùi tiêu cực, sai phạm.
Đồng thời triển khai công tác phòng, chống tiêu cực một cách sâu rộng, làm sao lan tỏa trong toàn xã hội, để từng thầy cô, phụ huynh, học sinh đều vào cuộc. Chúng ta cần xây dựng một môi trường giáo dục mà mọi người đều đồng thuận, đồng lòng, chung sức hành động. Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát với mục tiêu kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý sai phạm; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong giáo dục.
- Những chỉ đạo cụ thể hơn về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của tỉnh Thái Nguyên?
- Tỉnh đã yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải trọng tâm, trọng điểm. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát tập trung vào việc thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành.
Đặc biệt, cần chú ý đến 2 nội dung: Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập...); vấn đề bức xúc trong ngành được dư luận xã hội quan tâm (thực hiện quy chế chuyên môn; quản lý thu chi; tổ chức các kỳ thi; an toàn trường học; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học; đạo đức, lối sống của học sinh và cán bộ, giáo viên...).
Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện quy chế dân chủ; quy định về công khai, minh bạch; quy định về chuyên môn, nghiệp vụ (kế hoạch giáo dục; kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học; công tác tuyển sinh đầu cấp; nền nếp giảng dạy, học tập...).
Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống của ngành GD-ĐT tỉnh nhà, sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo tỉnh; sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, môi trường giáo dục sẽ ngày càng thân thiện, tích cực, theo đó tiêu cực sẽ không có chỗ tồn tại.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thái Nguyên: Dành nguồn lực chăm lo học sinh dân tộc thiểu số Với sự đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô hệ thống các trường dân tộc nội trú, công tác giáo dục, chăm sóc học sinh dân tộc thiểu số của Thái Nguyên đạt nhiều kết quả tích cực. Khu nội trú trường PTDTNT THCS Đồng Hỷ. Nâng cấp các trường dân tộc nội trú Vào năm học 2014 - 2015, với 1730...