TP Phủ Lý mở lại hàng ăn, tiệm tóc, rạp chiếu phim
Sau khi kết thúc giãn cách và áp dụng biện pháp thích ứng an toàn theo cấp độ 2 từ 0h ngày 15/10, TP Phủ Lý đã cho phép nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ hoạt động lại.
Cụ thể, các cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ, được phép hoạt động nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.
Các nhà hàng, quán ăn, uống được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và các điều kiện cần thiết như có vách ngăn, công suất phục vụ không quá 50%.
Cơ sở dịch vụ làm tóc (bao gồm cắt tóc) và hoạt động bán hàng rong, vé số dạo được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Các nhà hàng, quán ăn, uống được phép hoạt động nhưng phải có vách ngăn, công suất phục vụ không quá 50%.
Đồng thời, tất cả người bán và nhân viên phục vụ tại các cơ sở nêu trên phải đáp ứng yêu cầu đã được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19.
Cơ sở hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch được phép hoạt động nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ VH-TT&DL.
Video đang HOT
Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự chỉ được phép hoạt động dưới 20 người nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao (bao gồm cả tập gym, Yoga, khiêu vũ, bơi lội, bi a…): Chỉ được phép hoạt động không vượt quá 50% công suất và dưới 20 người nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ VH-TT&DL.
Tổ chức đám cưới, đám tang tổ chức với lượng dưới 30 người và có sự giám sát của chính quyền xã, phường. Tổ chức các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời khác: Được phép hoạt động không quá 30 người nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Riêng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, spa làm đẹp, xông hơi, tẩm quất, phòng trà vẫn tiếp tục tạm ngừng hoạt động. Còn Các quán ăn, uống vỉa hè dọc các tuyến đường giao thông không được phép hoạt động.
Người dân Đà Nẵng được tắm biển trở lại
Từ 0h ngày 30/9, người dân TP Đà Nẵng được đi tắm biển vào buổi sáng; các khách sạn, chợ truyền thống, cơ sở tôn giáo, tiệm tóc... được hoạt động trở lại
Tối 28/9, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh ban hành Chỉ thị 08 về các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19, thay thế cho Chỉ thị 05 cách ly xã hội "cao hơn Chỉ thị 16" (áp dụng từ 18h ngày 31/7).
Người dân Đà Nẵng tắm biển ngày 10/7. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo đó, chính quyền Đà Nẵng cho phép người dân được tắm biển từ 4h30 đến 6h30 và phải rời đi ngay (chưa cho tắm nước ngọt); không tập trung đông người trên bãi biển; cấm tụ tập vui chơi, chơi thể thao, ăn, uống, bán hàng rong... tại bãi biển; giữ khoảng cách ít nhất một mét với người khác; đeo khẩu trang trước và ngay sau khi tắm biển.
Chợ truyền thống cũng được phép mở lại với điều kiện bố trí luân phiên tối đa 50% số lượng gian hàng/quầy hàng; có vách ngăn giữa người bán, người mua; tiểu thương và những người làm việc trực tiếp tại chợ phải được tiêm ít nhất một mũi vaccine sau 14 ngày hoặc đã khỏi Covid-19. Mỗi hộ gia đình được đi chợ 3 ngày/lần và phải có giấy đi mua hàng QRCode.
Các cuộc họp, tập huấn, hội thảo... trong nhà do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức (trừ hoạt động, sự kiện được cấp có thẩm quyền cho phép), không tập trung quá 20 người một phòng. Nếu người tham gia đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong 6 tháng thì được tăng số lượng không quá 100 người.
Đầu tháng 7, Người dân Đà Nẵng được đi thể dục ngoài trời. Ảnh: Nguyễn Đông
Thành phố cũng cho các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự hoạt động trở lại, nhưng không được tập trung quá 30 người cùng một thời điểm. Các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà, ngoài trời không tiếp xúc trực tiếp được mở lại, nhưng không được tập trung quá 20 người.
Các khách sạn, cơ sở lưu trú được hoạt động không quá 30% số phòng hiện có, nếu khách đã tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 thì được lưu trú tối đa không quá 50% số phòng (chưa được tổ chức dịch vụ khác tại cơ sở lưu trú).
Phương tiện vận chuyển khách công cộng hoạt động tối đa không quá 50% số ghế quy định. Người vận chuyển hàng hóa, shipper phải đeo khẩu trang y tế đạt chuẩn, găng tay và khử khuẩn tay bằng nước sát khuẩn sau mỗi lần tiếp xúc; đã được tiêm ít nhất một liều vaccine sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19.
Các cơ sở cắt tóc, gội đầu được mở lại nếu chủ tiệm, nhân viên đã tiêm ít nhất một liều vaccine sau 14 ngày, không phục vụ quá 3 người cùng một thời điểm. Đám đang được tổ chức không quá 48 tiếng và không tập trung quá 20 người ở cùng một thời điểm.
Các tiệm tóc ở Đà Nẵng cũng được mở cửa trở lại. Ảnh: Nguyễn Đông
Người dân khi tham gia các hoạt động này phải tuân thủ việc đeo khẩu trang, khuyến khích sử dụng thêm kính chống giọt bắn. Người dân cũng được cấp mã QR và thường xuyên sử dụng mã này khi đến nơi đông người, đến làm việc, học tập và sử dụng các dịch vụ - thương mại.
Đà Nẵng tiếp tục tạm dừng 7 loại hoạt động , gồm các cơ sở kinh doanh, dịch vụ vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp (trừ cắt tóc, gội đầu), karaoke, massage, quán bar, vũ trường, rạp phim, casino, điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng, trò chơi điện tử; lễ hội văn hóa, thể thao, các sự kiện biểu diễn nghệ thuật, giải đấu thể thao; khu phố đi bộ, chợ đêm; phòng tập gym, yoga, bida; hoạt động thể thao có tiếp xúc trực tiếp...
Ngoài ra, thành phố tiếp tục tạm dừng hoạt động động dạy và học trực tiếp tại các đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục; phục vụ khách ăn, uống tại chỗ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống; tổ chức ăn, uống tập thể tại đám hiếu, đám hỉ, tiệc liên hoan, tân gia; vận chuyển hành khách liên tỉnh.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tối 28/9, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho biết thời điểm này Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành quả trong chống dịch, nhiều ngày liên tiếp không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng nguồn lây bệnh vẫn còn.
Thời gian tới khi thành phố mở lại các hoạt động, ngành y tế và các địa phương phải cách ly F1 tại nhà với các gia đình đủ điều kiện (đã thí điểm tại quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang); những khu vực phát sinh F0 là kiệt, hẻm hoặc nơi đông người thì cần giãn dân, đưa đến các cơ sở cách ly tập trung.
Ông Quảng cũng đề nghị các địa phương rà soát điểm cách ly tại trường học để bàn giao lại cho ngành giao dục vệ sinh, khử khuẩn, chuẩn bị đón học sinh, sinh viên đi học trở lại. Thành phố tiếp tục sử dụng các khu cách ly của quân đội như trước đây để phục vụ cách ly tập trung.
Từ ngày 3/5 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 4.913 ca Covid-19. Hiện có 49/56 xã, phường là vùng xanh. Thành phố đã tiêm vaccine mũi một cho hơn 713.000 người (số cần tiêm khoảng 800.000 người); hơn 84.000 mũi hai.
Dịch vụ vắng khách vì người dân Hà Nội còn 'e dè' dịch bệnh Ngày đầu tiên Hà Nội tiếp tục "nới" nhiều dịch vụ công cộng, nhưng nhìn chung người dân Hà Nội còn "e dè" nên phần lớn các cơ sở, dịch vụ này vẫn còn khá vắng khách. Ngày đầu tiên xe buýt, xe taxi được hoạt động trở lại sau thời gian tạm dừng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN...