TP Hồ Chí Minh thiếu giáo viên, phòng học khi triển khai chương trình giáo dục mới
Từ năm 2020, TP Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho cấp tiểu học.
Tuy nhiên, khó khăn và thách thức hiện nay là thiếu phòng học tổ chức học 2 buổi/ngày, đặc biệt là thiếu giáo viên tiếng Anh, Mỹ Thuật, Công nghệ…
Đây là những ý kiến được các đại biểu nêu ra tại hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 29/11.
So với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới có ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2020 -2021 đối với lớp 1, sau đó tiếp tục thực hiện cuốn chiếu năm học 2021-2022 ở lớp 2, năm học 2022-2023 ở lớp 3, năm học 2023-2024 ở lớp 4 và năm học 2024-2025 ở lớp 5.
So với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 có ít môn học hơn vì thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Tuy nhiên, do học 2 buổi/ngày nên số tiết học trong một năm học tăng lên và chương trình mới có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1; Tin học và công nghệ. Đây sẽ là những thách thức không nhỏ đối với một số quận, huyện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
Toàn thành phố hiện có 21.508 giáo viên tiểu học, tỷ lệ 1,3 giáo viên/lớp, chưa đáp ứng để tổ chức dạy đủ các môn học và dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học; tỷ lệ phòng học/lớp trung bình là 0,9, chưa đáp ứng đủ số phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (1 phòng/lớp). Do đó, tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày cũng chỉ đạt 73%.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, cho biết ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cả về cở sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, đối với một số quận, huyện, việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ gặp nhiều khó khăn với yêu cầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Ngoài ra, việc bổ sung giáo viên Tin học và tiếng Anh là thách thức không nhỏ, nhất là trong tình hình tinh giản biên chế và khó khăn trong tuyển dụng như hiện nay.
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 12, cho biết để đáp ứng nhu cầu về chỗ học cho học sinh lớp 1, quận dự kiến phải xây bổ sung thêm 189 phòng học. Hiện nay, toàn quận tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày mới đạt tỷ lệ 20,2%. Về đội ngũ, năm học 2019-2020, chỉ có 3 ứng viên trúng tuyển trên chỉ tiêu 11 người nhưng một giáo viên không nhận nhiệm sở. Địa phương đang gặp khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiếng Anh và tin học.
Còn theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày trên địa bàn quận mới đạt 49%. Trong khi đó, quận là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, người lao động có mức thu nhập thấp nên việc triển khai chương trình ngoại khóa, chương trình tiếng Anh tự nguyện theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ rất khó khăn.
Trước những khó khăn mà quận, huyện đang gặp phải trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, Sở sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên để khắc phục tình trạng thiếu, thừa giáo viên cục bộ của những năm qua; đồng thời đề xuất Sở nội vụ thành phố có hướng dẫn tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên Tin học. Bên cạnh đó, Sở sẽ rà soát và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông để tập trung đầu tư cùng nguồn lực nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa.
Tin, ảnh: Đan Phương
Theo Báo Tin tức
Giáo dục địa phương: Sẽ dạy gì từ năm học tới?
Nội dung giáo dục địa phương của cấp tiểu học đã được quy định cụ thể để các địa phương chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới cho năm học tới.
Địa phương giáo dục những gì?
Nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học gồm một số vấn đề cơ bản về:
- Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương.
- Địa lí, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.
- Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.
Ngoài việc tích hợp nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học còn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh... góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
Làm gì để thực hiện biên soạn, thẩm định, phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương?
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, ở cấp tiểu học, Sở GDĐT thực hiện một số nội dung:
- Xây dựng kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bố trí ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa, phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học theo quy định hiện hành.
- Nghiên cứu, sưu tầm, lựa chọn nội dung, tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học (có nội dung giáo dục của huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; của xã/phường/thị trấn gắn với cuộc sống hàng ngày của học sinh trên địa bàn) đảm bảo nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình Hoạt động trải nghiệm và được tích hợp trong dạy học các môn học trong chương trình GDPT 2018, phù hợp từng lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc điểm vùng miền, điều kiện địa phương.
- Tổ chức thẩm định tài liệu, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học và báo cáo Bộ GDĐT về tài liệu đã được phê duyệt.
Về tổ chức triển khai thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong chương trình GDPT 2018 từ năm học 2020-2021, Sở GDĐT sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng kế hoạch triển khai (trong kế hoạch của nhà trường) và tổ chức thực hiện tích hợp nội dung giáo dục của địa phương trong Hoạt động trải nghiệm và dạy học các môn học theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục tiểu học triển khai thực hiện tích hợp nội dung giáo dục của địa phương trong Hoạt động trải nghiệm và dạy học các môn học ở tiểu học.
Song Nguyên
Theo vietnamnet
Thiếu trầm trọng giáo viên nghệ thuật Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, 100% trường THPT sẽ thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật Từ năm học 2020-2021, chương trình phổ thông mới đã bắt đầu triển khai ở lớp 1 bậc tiểu học. Các môn nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) sẽ triển khai ở cả 3 cấp học tiểu học, THCS, THPT trong chương...