TP Hồ Chí Minh: Lãnh đạo quận Tân Bình thông tin liên quan đến khiếu nại tại vườn rau Lộc Hưng
Theo ông Trương Tấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình, sáng 18/8, Chủ tịch UBND quận Tân Bình đã có buổi tiếp 94 công dân có thắc mắc, khiếu nại liên quan đến khu đất công trình công cộng ở Phường 6, quận Tân Bình ( vườn rau Lộc Hưng).
Quang cảnh buổi tiếp công dân liên quan đến khiếu nại tại vườn rau Lộc Hưng trong sáng 18/8. Ảnh: UBND quận Tân Bình cung cấp.
Tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 và các vấn đề kinh tế – xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh chiều 18/8, trả lời thắc mắc của các phóng viên về vụ khiếu nại liên quan đến khu đất công trình công cộng ở Phường 6, quận Tân Bình (vườn rau Lộc Hưng), ông Trương Tấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình, cho biết ngày 8/8, UBND quận Tân Bình đã gửi thư mời đến 121 trường hợp được xác định trước đây có canh tác trực tiếp tại khu đất này. Sáng 18/8, Chủ tịch UBND quận Tân Bình đã chủ trì buổi tiếp với sự tham dự của 94 người dân và năm luật sư trợ giúp pháp lý liên quan đến các vấn đề thắc mắc, khiếu nại của người dân.
Theo ông Trương Tấn Sơn, tại buổi tiếp công dân, có bốn nội dung chính mà người dân kiến nghị gồm: Đề nghị giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phản ánh việc cưỡng chế công trình xây dựng là trái pháp luật; đề nghị được bồi thường thỏa đáng nếu thực hiện dự án; đề nghị công khai trình tự thủ tục thực hiện dự án theo quy định của pháp luật. Sau khi lắng nghe các đề nghị của người dân, lãnh đạo UBND quận Tân Bình và các sở, ngành đã trả lời trực tiếp cho người dân ngay tại buổi tiếp.
Cụ thể, đối với nội dung đề nghị được giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cấp sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, đất ở), UBND quận Tân Bình lý giải: Phần đất khu vườn rau tại bãi ăng-ten Chí Hòa (Phường 6, quận Tân Bình) là đất chuyên dùng. Trước đây, chính quyền Pháp thuộc sử dụng làm bãi ăng-ten cho đài phát tín. Sau ngày 30/4/1975, nhà nước trực tiếp quản lý khu đất này. Đến năm 1985, UBND Thành phố chuyển giao khu đất thành tài sản cố định của Trung tâm Viễn thông 3 và đến năm 1987 thì Bưu điện TP Hồ Chí Minh quản lý. Vì vậy, phần đất chuyên dùng này thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý và điều phối sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước. Việc một số hộ gia đình, cá nhân tận dụng diện tích đất trống giữa các cột ăng-ten để khai thác trồng rau màu là không đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất. Do đó các hộ dân chỉ được cơ quan chức năng xác nhận quá trình sử dụng đất và xem xét hỗ trợ nếu không có tranh chấp.
Liên quan đến nội dung đề nghị được bồi thường về tài sản, nhà cửa do bị cưỡng chế, đập phá không đúng pháp luật, sau khi phân tích các căn cứ theo luật định, UBND quận Tân Bình cho biết việc các hộ dân tự xây dựng nhà ở trên khu đất do nhà nước trực tiếp quản lý mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là đã vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc chính quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế, tháo dỡ đối với công trình xây dựng bất hợp pháp trên khu đất này là cần thiết và đúng pháp luật.
Người dân nêu ý kiến tại buổi tiếp công dân của UBND quận Tân Bình. Ảnh: UBND quận Tân Bình cung cấp
Trả lời đề nghị được bồi thường thỏa đáng nếu thực hiện dự án, UBND quận Tân Bình thông tin cho biết UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản đồng ý phương án giá đất để tính hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong dự án đầu tư là 7.055.000 đồng/m2. Ngoài ra, UBND quận Tân Bình có chính sách hỗ trợ thêm, như hỗ trợ canh tác hoa màu từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng/hộ gia đình; đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ vay vốn tại ngân hàng…
Video đang HOT
UBND quận Tân Bình cũng đã thông tin 5 dự án thành phần trên khu đất và khẳng định quận đang thực hiện các thủ tục pháp lý để triển khai đầu tư xây dựng dự án theo đúng quy định pháp luật trên khu đất do nhà nước trực tiếp quản lý bằng vốn ngân sách nhà nước.
Ông Trương Tấn Sơn cũng cho biết, sau khi ghi nhận tất cả ý kiến của người dân tại buổi tiếp công dân sáng nay, UBND quận Tân Bình sẽ báo cáo lên UBND TP Hồ Chí Minh để có hướng giải quyết thỏa đáng cho người dân. Quan điểm của Quận là luôn cầu thị và tiếp tục ghi nhận các ý kiến khác của người dân liên quan đến khu đất này để có những trả lời cụ thể cho người dân trong thời gian tới.
Nhắc nhở rồi... thôi, nên chó vẫn thả chạy rông khắp nơi?!
Người dân ủng hộ việc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn muốn các địa phương lập đội bắt chó thả rông.
Bắt chó thả rông ở quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bởi trong cuộc sống, không ít người dân đã bị chó đuổi chạy thục mạng. Tình trạng chó chạy rông khắp nơi càng làm cho người dân, nhất là trẻ em, thật sự lo lắng.
Cụ thể hơn trong xử phạt
Ông Trần Quang Khánh (ngụ phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết nhà ông ở trong hẻm nhỏ, xuất hiện chó thả rông chạy khắp nơi.
Trước đây, gia đình ông cũng từng chụp ảnh lại và gửi đến phần mềm Bình Thạnh trực tuyến để phản ánh, phường cũng đã xuống lập biên bản xử lý.
Phường đã có phản ứng, làm nhanh và kịp thời. Tuy nhiên, một thời gian sau việc thả rông chó ngoài đường lại tái diễn, lần này thì cũng không thấy địa phương nhắc nhở gì nữa.
Nếu cứ xuất hiện rồi nhắc nhở như vậy thì liệu đến bao giờ mới chấm dứt được tình trạng trên? "Tôi cho rằng việc giao về cho các quận huyện thành lập đội bắt chó thả rông là cần thiết. Nhưng đòi hỏi lực lượng này phải đi xử lý cả những con hẻm, vì ở đây tình trạng chó thả rông nhiều hơn ngoài đường lớn. Chính những mâu thuẫn hàng xóm, láng giềng phát sinh từ đây cho nên việc xử lý với hành vi thả rông chó cần thực chất, nghiêm minh hơn. Có như vậy mới thực hiện được nếp sống văn minh, an toàn hơn khi nuôi thú ở đô thị", ông Khánh bày tỏ.
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Việt Bảo - chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y TP.HCM - cho biết thời gian qua, theo quy định, công việc bắt chó thả rông đã giao về cho phường, xã. Thế nhưng, ông Đỗ Anh Khang - phó chủ tịch UBND quận Gò Vấp - cho rằng "hiện nay chúng tôi chưa nhận được thông tin gì về việc này".
Theo ông Khang, nếu TP có chỉ đạo quận phụ trách nắm và quản lý việc bắt chó thả rông trong khu vực thì quận cũng sẽ đảm đương.
"Về nguồn nhân lực, phương tiện, công cụ phục vụ công việc này thì khi tiếp nhận chỉ đạo quận cũng sẽ tiến hành trao đổi và sắp xếp phù hợp. Trước tiên sẽ xem xét việc này thuộc lĩnh vực nào, giao cho cơ quan nào phụ trách, có thể là giao cho cơ quan thú y của quận. Sau đó phân công người phụ trách thực hiện, rồi tính toán cơ chế cho công việc mới phát sinh này", ông Khang nói thêm.
Không dễ thực hiện
Tại Đà Nẵng, từ tháng 7-2021, TP Đà Nẵng giao việc bắt giữ chó thả rông nơi công cộng về cho phường. Một lãnh đạo phường ở quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) cho biết tình trạng chó thả rông gây ảnh hưởng tới môi trường và an toàn giao thông thường xuyên xảy ra. Trong đó có nhiều vụ ẩu đả và gây rối trật tự, mâu thuẫn cũng xuất phát từ nguyên nhân thả chó chạy rông.
Tuy nhiên, việc xử lý khi giao về phường thì không dễ thực hiện vì để bắt chó thì cần phải có đội chuyên nghiệp, đào tạo bài bản chứ không chỉ trang bị dụng cụ và tập huấn vài buổi là xong.
"Vừa qua phường chúng tôi đã cử hai cán bộ, trong đó có một người chuyên trách môi trường, đi tập huấn về việc thành lập tổ bắt chó thả rông. Tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận việc cán bộ không có nghiệp vụ đi bắt chó, không cẩn thận thì bị chó cắn lại rất nguy hiểm", vị này nhìn nhận.
Cùng chia sẻ về những khó khăn, ông Phạm Văn Lũy, quyền chủ tịch UBND huyện Bình Chánh (TP.HCM), cũng nhìn nhận lực lượng bắt chó thả rông ở các phường xã cũng chưa thể đảm bảo được các yêu cầu đặt ra về chuyên môn, nhân lực, phương tiện, nơi nuôi nhốt... Hơn nữa, nếu người ở địa phương thực hiện công việc này cũng gặp nhiều khó khăn.
"Nếu thành lập một đội bắt chó thả rông cấp quận, huyện thì thuận tiện hơn. Lực lượng này có tính cơ động hơn, có thể thực hiện cao điểm xử lý tại những địa phương còn xảy ra tình trạng chó thả rông kết hợp tuyên truyền, vận động người dân", ông Lũy nói thêm.
Cần Thơ thành lập đội phản ứng nhanh xử lý chó thả rông
Ông Nguyễn Quốc Vinh - phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Cần Thơ) - cho biết đội phản ứng nhanh của địa phương để kiểm tra, xử lý chó thả rông và động vật mắc bệnh dại, có khả năng mắc bệnh dại được thành lập năm 2021.
Tuy nhiên, do dịch COVID-19 nên đến đầu năm nay mới có kế hoạch tuyên truyền, xử lý chó thả rông và đã thực hiện được khoảng 70 cuộc kiểm tra, bắt chó thả rông.
"Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mục đích là để người dân không thả chó chạy rông ngoài đường, tránh rủi ro chó cắn người", ông Vinh nói.
LÊ DÂN
Bức xúc trước nạn bôi bẩn, vẽ bậy trên cầu Thủ Thiêm 2 Chỉ mới khánh thành ba tháng, cầu Thủ Thiêm 2 đã bị sơn nguệch ngoạc nhiều vị trí. Người dân tới đây tham quan tiếc nuối khi cầu biểu tượng mới của TP.HCM bị bôi bẩn. "Phải biết đặt đúng nơi, đúng chỗ thì mới tôn lên giá trị nghệ thuật của hình vẽ. Cứ gặp đâu vẽ đó như thế này thì...