TP HCM xin lùi dự án metro số 2 đến năm 2020
Tuyến metro Bến Thành – Tham Lương có thể bị trễ hẹn ít nhất 7 năm so với kế hoạch ban đầu.
Trong văn bản vừa gửi Thủ tướng, UBND TP HCM xin gia hạn thời gian thực hiện dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) đến năm 2020. Việc xin ý kiến Thủ tướng là cơ sở gia hạn các hiệp định vay hiện tại.
Thành phố sẽ trả toàn bộ phí cam kết phát sinh sau khi gia hạn các hiệp định vay đã ký, đồng thời không sử dụng khoản vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) để đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án. Thay vào đó, thành phố sẽ bố trí vốn ngân sách để triển khai thực hiện hạng mục này.
Nếu được Thủ tướng chấp thuận, tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương sẽ chậm hơn 7 năm so với kế hoạch ban đầu. Dự kiến trước đây là được khởi công năm 2012, hoàn thành năm 2017, chạy thử và đưa vào khai thác cuối năm 2018.
Sơ đồ hướng tuyến của tuyến metro số 2 tại TP HCM. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP HCM.
Tại buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến mới đây, Ngân hàng ADB cho biết việc gia hạn cần phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi đến ADB trước 30/9 để thực hiện các thủ tục.
Video đang HOT
ADB đã thảo luận với các nhà đồng tài trợ là Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) về việc bổ sung vốn cho dự án.
Tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) có tổng mức đầu tư hơn 1,3 tỷ USD, hợp vốn từ ba nhà tài trợ gồm: 540 triệu USD từ ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); 313 triệu USD từ ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và 195 triệu USD từ ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tuy nhiên, sau đó tổng vốn được đề xuất điều chỉnh lên hơn 2,1 tỷ USD. Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng các yếu tố như trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng (bổ sung khối lượng cho việc kết nối với các tuyến metro số 3b, 5 và 6; tăng chiều dài các nhà ga ngầm).
Đây là một trong 8 tuyến metro đã được phê duyệt tại TP HCM, chiều dài toàn tuyến gần 20 km (Thủ Thiêm – Bến xe Tây Ninh), chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn một dài 11,3 km (Bến Thành – Tham Lương) đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú. Trong đó có 9,3 km đi ngầm với độ sâu trung bình 18 m. Tổng số hộ ảnh hưởng trên toàn dự án là 679 hộ dân.
Theo báo cáo mới nhất của Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM, dự kiến tháng 8 năm tới mới hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM sắp có trung tâm hành chính 18.000 m2
Trụ sở UBND TP HCM được mở rộng để 8 cơ quan tập trung một địa điểm, phục vụ 1.700 người làm việc.
Phương án thiết kế Trung tâm hành chính TP HCM được lãnh đạo thành phố chọn hồi năm 2015. Ảnh: Trung Sơn
TP HCM vừa duyệt kế hoạch nâng cấp, mở rộng trụ sở HĐND và UBND TP HCM, sau hơn ba năm bàn bạc. Trung tâm hành chính mới rộng hơn 18.000 m2, được giới hạn bởi các trục đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi (phường Bến Nghé, quận 1).
Đây sẽ là nơi 8 cơ quan làm việc, gồm: Văn phòng UBND TP HCM, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố, Sở Nội vụ, Thông tin - Truyền thông, Công thương, Giao thông Vận tải, Tài nguyên - Môi trường, Ban Đổi mới doanh nghiệp. Tổng cộng có 95 phòng ban trực thuộc với khoảng 1.700 người.
Việc này được đánh giá là tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước, phù hợp với xu thế cải cách chính quyền của các nước tiên tiến trên thế giới.
Chính quyền thành phố yêu cầu khi triển khai xây dựng phải bảo tồn khối công trình phía mặt tiền đường Lê Thánh Tôn đã hơn 100 năm tuổi - có kiến trúc đặc trưng, họa tiết hoa văn mang đậm phong cách kiến trúc cổ điển miền Bắc nước Pháp.
Tại đây sẽ bố trí phòng làm việc của Thường trực HĐND, UBND thành phố, nơi tiếp khách, thư viện, khu trưng bày về thành tựu của thành phố... để người dân có thể tham quan (tầng dưới).
Khu đất rộng hơn 18.000 m2 ở quận 1 được quy hoạch làm trung tâm hành chính của TP HCM. Ảnh: Google maps.
Chủ trương nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc của UBND TP HCM để tập trung nhiều cơ quan đã được thành phố đưa ra từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, một số chuyên gia quy hoạch lo ngại, khi dồn lượng lớn người và phương tiện về một khu sẽ không đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự.
Trung Sơn
Theo VNE
TP HCM đề nghị Bình Dương khẩn cấp xử lý ô nhiễm kênh Ba Bò Nước thải khu công nghiệp ở Bình Dương bị TP HCM cho là "thủ phạm" gây ô nhiễm kênh Ba Bò, yêu cầu xử lý khẩn cấp. Trong văn bản gửi Bình Dương, lãnh đạo UBND TP HCM khẳng định, nước thải trong các khu công nghiệp ở tỉnh này chưa kết nối hoàn toàn vào hệ thống xử lý nước thải tập...