TP HCM tính phương án dồn ghép, sáp nhập điểm trường
Từ nay đến năm 2025, TP HCM cần bổ sung 8.889 phòng học ở tất cả bậc học, từ mầm non đến THPT
Hàng loạt đề xuất, kiến nghị của ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã được nêu ra nhằm giải quyết vấn đề nan giải là thiếu phòng học. Một trong các đề xuất là quy hoạch, dồn ghép các điểm trường nhỏ lẻ, không đáp ứng quy mô giảng dạy.
7 quận, huyện có chỉ tiêu phòng học rất thấp
Để đáp ứng yêu cầu và quy mô phát triển của ngành GD-ĐT, đến năm 2025 TP HCM cần 56.512 phòng học, so với số phòng học đang có hiện nay là 47.623.
Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, tính đến cuối tháng 10-2022, 12 quận, huyện chưa thực hiện được chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học.
Trường THCS Lạc Hồng (quận 10, TP HCM) hiện có 2 cơ sở, chưa sử dụng hết công năng
Sở GD-ĐT TP HCM đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu đến năm 2025 đạt 300 phòng học/10.000 dân vẫn bảo đảm tiến độ song thực tế triển khai cho thấy một số vấn đề bất cập. TP HCM có 10/22 địa phương (45%) đã thực hiện đạt chỉ tiêu, 12 địa phương còn lại (55%) đang tiếp tục triển khai thực hiện.
Video đang HOT
“Tại một số quận, huyện, số phòng học/10.000 dân rất thấp, như quận 12 (228), Gò Vấp (205), Tân Phú (261), Bình Tân (282), Củ Chi (266), Hóc Môn (211), Bình Chánh (258). Các địa phương chưa đạt chỉ tiêu tập trung ở những khu vực có áp lực gia tăng dân số cơ học mỗi năm luôn ở mức cao” – ông Lê Hoài Nam giải thích.
Sở GD-ĐT TP HCM cho biết hiện nay, chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân bao gồm tất cả phòng học trong các cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT, GDTX, cả công lập và ngoài công lập. Do vậy, kết quả đạt được của một số quận, huyện còn ở mức thấp và cách tính nêu trên cho thấy việc đạt chỉ tiêu chung 300 phòng học/10.000 dân thiếu tính bền vững.
Theo ông Lê Hoài Nam, một trong những khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư, xây dựng trường học tại TP HCM là từ hệ quả của việc dân số tăng nhanh, áp lực chỗ học cho con em trên địa bàn. Quá trình triển khai các dự án gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Số dự án GD-ĐT đăng ký đầu tư theo nhu cầu lớn song khả năng cân đối ngân sách để đầu tư có hạn.
Rà soát lại các điểm trường nhỏ lẻ
Một trong những đề xuất đáng chú ý của Sở GD-ĐT TP HCM nhằm giải quyết bài toán thiếu phòng học là tiến hành rà soát, xây dựng lộ trình sắp xếp lại các cơ sở giáo dục, theo hướng dồn ghép, xóa điểm trường nhỏ, lẻ không đủ điều kiện cơ sở vật chất để bảo đảm chất lượng dạy học.
Thực tế tại TP HCM, nhiều quận, huyện tồn tại tình trạng một trường học nhưng có nhiều cơ sở. Có cơ sở sử dụng hết công năng và ngược lại, nơi lại thừa phòng học. Tại quận 10, ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng, cho biết cùng trên địa bàn phường 12 có 2 trường là Trường THCS Lạc Hồng và THCS Cách Mạng Tháng Tám.
Trong đó, Trường THCS Lạc Hồng có 2 cơ sở. Cơ sở phụ có diện tích khá ổn nhưng lại không sử dụng hết công năng, mà nếu không có nơi này thì không đủ phòng học cho học sinh. Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám thì hiện quá ít học sinh. Nếu theo phương án dồn ghép, sáp nhập thì có thể thanh lý cơ sở phụ của Trường THCS Lạc Hồng để có nguồn tài chính xây thêm phòng học ở cơ sở chính; hoặc dồn 2 trường THCS trên địa bàn phường 12 thành một trường, còn cơ sở phụ có thể bán để dồn tài chính xây dựng một ngôi trường chính khang trang, hiện đại.
“Đặc điểm ở TP HCM là các điểm trường ở cự ly gần. Các điểm trường trong cự ly gần thì nên sáp nhập lại thành một” – ông Phát nhìn nhận.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức, cho biết tùy đặc điểm tình hình từng khu vực, phương án dồn ghép các điểm trường mới có thể khả thi. Theo ông Nguyên, nếu dồn ghép các điểm trường thì chỉ thực hiện được ở những cơ sở trong bán kính gần. Ở bậc mầm non, một số cơ sở phụ không có điều kiện như cơ sở chính. Vì vậy, ở bậc học này nếu dồn ghép các cơ sở sẽ ổn và cần thiết hơn.
Xây trường theo phương án liên phường
Theo ông Lê Hoài Nam, đối với các quận, huyện có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh hoặc đang trong quá trình đô thị hóa cao, khó khăn về cơ sở vật chất, sĩ số học sinh cao, tỉ lệ học 2 buổi/ngày thấp, cần kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập cư, tránh làm phá vỡ các đồ án quy hoạch đã phê duyệt. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trường học đã được phê duyệt, đề xuất đầu tư phát triển theo phương án liên phường, bố trí theo địa bàn khu vực.
Ngành giáo dục TPHCM đề xuất khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, phòng học
Với tốc độ tăng nhanh chóng về số học sinh tiểu học, THCS và THPT, ngành giáo dục TPHCM đang đứng trước khó khăn khi thiếu giáo viên, thiếu phòng học và quỹ đất phục vụ giáo dục thể chất, thí nghiệm....
Sở Giáo dục Đào tạo (GD-ĐT) có kiến nghị lên UBND thành phố chính sách để khắc phục tình trạng trên.
Tình trạng học sinh tiểu học có sĩ số đông, lớp học chật chội là một thực tế ở TPHCM. Ảnh minh họa: KH.
Theo số liệu thống kê do Sở GD-ĐT TPHCM vừa công bố tháng 12-2022, từ 2016-2020, thành phố cần 14.097 phòng học, trong đó Mầm non 6.035, Tiểu học 4.412, THCS 2.382, THPT 1.268. Tuy nhiên, số phòng học được đầu tư từ ngân sách và đưa vào sử dụng chỉ 6.115, tương đương 43,38% mục tiêu. TPHCM vẫn đang trong tình trạng thiếu phòng học và diện tích đất cho giáo dục; từ nay đến năm 2025 cần 8.889 phòng học trong bối cảnh khó khăn về ngân sách và quỹ đất.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu phòng học, thiếu giáo viên được xác định là việc kiểm soát tình hình nhập cư vào các quận, huyện cửa ngõ, các khu chế xuất, khu công nghiệp chưa hiệu quả, khiến dân số cơ học tăng nhanh, phá vỡ các đồ án quy hoạch đã phê duyệt và tạo áp lực về cơ sở hạ tầng, lớp học.
Cùng với đó, kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn ngân sách, quỹ đất sạch phù hợp với quy hoạch giáo dục cơ bản đã triển khai thực hiện.
Nhiều dự án vướng công tác bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng dẫn đến dự án khó và chậm triển khai theo kế hoạch đề ra, ảnh hưởng nhiều đến số phòng học dự kiến đưa vào sử dụng hằng năm theo kế hoạch.
Việc thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội hóa để phát triển hệ thống trường lớp còn hạn chế do chưa có nhiều chính sách ưu đãi và các quy định về điều chỉnh quy hoạch và mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trường học tại các khu đất có chức năng quy hoạch đất ở.
Để đảm bảo yêu cầu cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dạy và học, Sở GD-ĐT mong được UBND thành phố phê duyệt theo đặc thù riêng của TPHCM, thay vì theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định tối thiểu 8-12 m2 trên một học sinh tùy theo cấp học, thì điều chỉnh giảm định mức này do TPHCM có dân số đông, quỹ đất hạn hẹp, đặc biệt là khu vực nội thành, giúp ngành giáo dục thực hiện được mục tiêu tăng phòng học, phòng chức năng.
Cùng với khó khăn về trường lớp, vấn đề thiếu giáo viên, đặc biệt ở các môn Tin học, Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật là bài toán khó tìm lời giải. Qua đó, Sở GD-ĐT TPHCM đề xuất UBND thành phố có kiến nghị kịp thời đến Bộ GD-ĐT có cơ chế phù hợp với đặc thù của giáo dục thành phố, đặc biệt liên quan đến chế độ, chính sách cho giáo viên và đồng thuận cho sở tổ chức tuyển dụng bổ sung giáo viên đợt 2 vào tháng 2-2023.
Theo Cổng thông tin UBND TPHCM và Chinhphu.vn
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Cấp Tiểu học thiếu phòng học và giáo viên Năm học 2022-2023 là năm thứ ba ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ở bậc Tiểu học, Tiếng Anh và Tin học trở thành môn học bắt buộc với khối lớp 3. Tuy nhiên, thiếu phòng học, thiết bị và nguồn nhân lực đang là...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

An ninh năng lượng châu Âu: Bài toán khó giữa khí đốt Nga rẻ và LNG Mỹ đắt đỏ
Thế giới
09:26:48 16/04/2025
Vô tình gặp lại mẹ chồng cũ sau 5 năm, nhìn bụng bầu nhô ra của tôi mà bà loạng choạng muốn té ngã, còn tôi hả hê vui sướng
Góc tâm tình
09:21:10 16/04/2025
Hot: 2 triệu người xem Rosé (BLACKPINK) và "bạn trai" công khai thân mật sát rạt tại Coachella?
Sao châu á
09:17:30 16/04/2025
Mô tô điện lập kỷ lục di chuyển 310km với một lần sạc
Xe máy
09:09:51 16/04/2025
Là mẹ của 4 người con, diễn viên Nguyệt Hằng vẫn được chồng chiều 'hết nấc'
Sao việt
09:02:58 16/04/2025
Tiêm tan mỡ có thực sự an toàn?
Làm đẹp
09:01:02 16/04/2025
Bùi Thạc Chuyên: 'Địa đạo' bị dán nhãn 16+ không phải do cảnh nóng!
Hậu trường phim
09:00:05 16/04/2025
Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách
Tin nổi bật
08:59:23 16/04/2025
Nữ ca sĩ mang hàm Thượng uý lấy chồng đẹp trai hát nhạc tình rất ngọt là ai?
Nhạc việt
08:57:18 16/04/2025
Vụ sản xuất 573 loại sữa bột giả: 'Phải đền bù cho người tiêu dùng bị lừa dối'
Pháp luật
08:56:33 16/04/2025