TP. HCM: Thu hồi 2 dự án cải tạo chung cư cũ của Công ty Tam Đức
Văn phòng UBND TP. HCM vừa có văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi tại cuộc họp lần 4 của tổ công tác tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn.
Chung cư cũ tại số 727 Trần Hưng Đạo TP. HCM xuống cấp trầm trọng, gây nguy hiểm cho các hộ dân sinh sống (ảnh minh họa)
Theo đó, Chủ tịch UBND TP. HCM thống nhất chủ trương chấm dứt thực hiện hai dự án tại quận 5 là chung cư 926 Võ Văn Kiệt tại phường 5 và cao ốc 727 Trần Hưng Đạo tại phường 1 theo các văn bản pháp lý trước đây.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu, đề xuất thủ tục chấm dứt dự án, thu hồi các văn bản pháp lý thực hiện dự án.
UBND TP. HCM giao Sở Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan rà soát pháp lý như về đất đai, chung cư cũ, tái định cư, tài sản công, quy hoạch, hiện trạng và pháp lý công trình trên đất… và quy định pháp luật, đề xuất phương án đấu thầu hoặc đấu giá quyền sử dụng đất tại hai dự án trên.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan rà soát, thống nhất với Công ty TNHH bất động sản Tam Đức (Công ty Tam Đức) những chi phí hợp lý mà công ty này đã bỏ ra để thực hiện hai dự án.
Trên cơ sở đó, xác định chi phí cần phải hoàn trả cho Công ty Tam Đức và các chi phí cần bổ sung cho công tác di dời các hộ dân còn lại khi thực hiện dự án trong hồ sơ chọn nhà đầu tư, hoàn thành trước ngày 25/8/2023.
Chung cư 727 Trần Hưng Đạo được xây dựng từ năm 1973. Ban đầu, nơi đây là khách sạn President nhưng sau đó đã bố trí cho hơn 500 hộ dân cư ngụ. Cuối năm 1997, chung cư này được giao cho UBND quận 5 quản lý.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, các hộ dân sống tại chung cư cũ 727 Trần Hưng Đạo sẽ được di dời đến nơi ở khác và công trình được thu hồi để sử dụng nhu cầu khác, phù hợp với công năng.
Trong khi đó, khu đất 4.709m2 tại số 926 Võ Văn Kiệt (số cũ là 402 Hàm Tử), phường 5, quận 5 có nguồn gốc là nhà xưởng của Công ty Kinh doanh Xuất nhập khẩu thuỷ sản, thuộc Tổng Công ty Hải sản Biển Đông, sử dụng.
Năm 2003, dự án chung cư 926 Võ Văn Kiệt được UBND TP. HCM giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 5 ( Công ty DVCI) làm chủ đầu tư. Mục đích của dự án là để phục vụ nhu cầu tái định cư cho các hộ dân bị giải toả bởi dự án Đại lộ Đông – Tây.
Do nhu cầu tái định cư của dự án Đại lộ Đông – Tây không còn, trong khi chung cư 727 Trần Hưng Đạo lại hư hỏng nghiêm trọng, năm 2007, UBND TP. HCM chấp thuận giao Công ty DVCI quận 5 làm chủ đầu tư dự án xây dựng chung cư 926 Võ Văn Kiệt để tái định cư cho các hộ dân chung cư 727 Trần Hưng Đạo.
Đồng thời, giao Công ty DVCI quận 5 xây dựng chung cư 727 Trần Hưng Đạo trên phương thức kinh doanh thu hồi vốn và có nguồn kinh phí bù đắp xây dựng chung cư 926 Võ Văn Kiệt.
Như vậy, hai dự án xây dựng lại chung cư cũ nói trên đều được giao cho Công ty DVCI quận 5. Do vượt quá khả năng tài chính nên công ty này đã hợp tác với doanh nghiệp khác để thực hiện dự án.
Cụ thể, tháng 9/2009, Công ty DVCI quận 5 đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với CTCP bất động sản Sanny, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cholimex để thành lập Công ty Tam Đức. Tại pháp nhân mới, Công ty DVCI quận 5 chiếm 20% vốn điều lệ.
Việc góp vốn lập doanh nghiệp mới để triển khai hai dự án như nói trên được thực hiện trước khi UBND TP. HCM có văn bản chấp thuận chủ trương. Do vậy, tháng 12/2011, UBND TP. HCM yêu cầu Công ty Tam Đức ngưng thực hiện các công việc liên quan để làm rõ vai trò của doanh nghiệp này tại hai dự án.
Đến năm 2015, UBND TP. HCM chấp thuận cho Công ty Tam Đức làm chủ đầu tư hai dự án chung cư nói trên và yêu cầu trước khi triển khai phải tăng vốn điều lệ.
Thực hiện theo yêu cầu này, Công ty Tam Đức sau đó đã tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng. Trong đó, Công ty DVCI quận 5 góp 60 tỷ đồng bằng tiền mặt, chiếm 20% vốn điều lệ.
Về quy mô, dự án chung cư 926 Võ Văn Kiệt sẽ gồm trung tâm thương mại và 320 căn hộ chung cư. Trong đó, 96 căn dùng để bố trí tái định cư cho các hộ bị di dời khỏi chung cư xuống cấp tại Q.5 và 224 căn hộ để kinh doanh thu hồi vốn. Còn dự án cao ốc 727 Trần Hưng Đạo sẽ là trung tâm thương mại và cao ốc văn phòng.
Qua rà soát pháp lý, UBND TP. HCM đã yêu cầu Công ty Tam Đức tạm dừng thực hiện quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với hai dự án để xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, UBND TP. HCM thống nhất chủ trương chấm dứt thực hiện hai dự án.
Tài xế bỡ ngỡ ngày đầu thông xe 2 cao tốc
Tại nút giao đường dẫn cao tốc Nha Trang - Cam Lâm với Quốc lộ 27C chưa hoàn thiện nên nhiều tài xế còn bỡ ngỡ khi lưu thông vào cao tốc.
Khoảng 10 giờ ngày 19-5, đoạn cao tốc Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 đã chính thức thông xe.
Vừa thông xe vừa trải thảm nhựa đường
Ghi nhận của PV tại nút giao đường dẫn cao tốc Nha Trang - Cam Lâm với Quốc lộ (QL) 27C chưa hoàn thiện nên nhiều tài xế còn bỡ ngỡ khi đến điểm rẽ vào cao tốc. Bên cạnh đó, đường dẫn vẫn đang được đơn vị thi công trải thảm nhựa vào thời điểm thông xe. Đến khoảng 10 giờ ngày 19-5, lực lượng CSGT huyện Diên Khánh đã có mặt tại nút giao này để hướng dẫn giao thông. Tuy nhiên, lượng xe lưu thông vào cao tốc ngày đầu vẫn còn thưa thớt.
Nút giao cao tốc Nha Trang - Cam Lâm với Quốc lộ 27C chưa hoàn thiện nên nhiều tài xế còn bỡ ngỡ khi đến điểm rẽ. Ảnh: HUỲNH HẢI
Ông Hồng Hà, người dân ở TP Nha Trang, cho biết đã lên kế hoạch trải nghiệm tuyến cao tốc đầu tiên trên địa bàn tỉnh. "Đường êm, không xóc nhưng tốc độ cho phép tối đa 80 km/giờ thì hơi phí" - ông Hà nói và đánh giá cao tốc đã giúp thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa nhanh chóng hơn.
Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, cho biết cao tốc đoạn Nha Trang - Cam Lâm cơ bản hoàn thiện và thông xe tuyến chính. Hiện nhà đầu tư đang tiếp tục thi công các hạng mục như đường gom dân sinh và các nút giao là nút Suối Dầu kết nối với QL1 và Tỉnh lộ 3 và nút Cam Lâm kết nối với QL1.
Theo nhà đầu tư, cao tốc đoạn Nha Trang - Cam Lâm là dự án đầu tiên vượt tiến độ tháng so với kế hoạch, giữ vững lời cam kết với Thủ tướng Chính phủ.
Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết vắng xe
Tương tự, lúc 10 giờ sáng 19-5, tại đoạn cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết cũng đã chính thức cho xe lưu thông. Trước đó, để đảm bảo an toàn giao thông khi đưa cao tốc này vào khai thác, Sở GTVT tỉnh Bình Thuận đã giao thanh tra sở phối hợp với công an tỉnh triển khai điều phối, hướng dẫn, nhắc nhở người tham gia giao thông. Đồng thời thực hiện theo phương án tổ chức giao thông tại các nút giao, tuyến đường kết nối ra - vào của tuyến đường cao tốc theo yêu cầu của Bộ GTVT.
Ngay trong ngày đầu thông xe, các xe được hướng dẫn lưu thông từ QL1 lên cao tốc tại năm nút giao. Các nút giao gồm: Nút giao Vĩnh Hảo tại Km134 700, nút giao Chợ Lầu tại Km162 777,78, nút giao Đại Ninh tại Km178 655,22, nút giao Ma Lâm tại Km208 701,74 và nút giao Phan Thiết tại Km234 617,56.
Tuy nhiên, theo ghi nhận trong ngày có khá ít xe lưu thông vào cao tốc như khi cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thông xe vào ngày 29-4. Tại một số nút giao cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết với QL28, QL28B, xe cơ giới của các đơn vị thi công vẫn đang bám đường thi công các hạng mục cuối và dựng biển hiệu ở các tuyến nối với cao tốc.
Trao đổi với PV, Thiếu tá Hoàng Xuân Ân, Đội trưởng Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6, Cục CSGT, Bộ Công an, cho biết lượng xe vào cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết ngày đầu chưa nhiều.
EVN lại lên tiếng về việc dừng huy động 172,12 MW của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Liên quan đến việc dừng huy động 172,12 MW của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam do chưa có giá, đại diện EVN vừa qua tiếp tục khẳng định EVN tuân thủ đúng với các văn bản pháp lý. Thời gian qua, Tập đoàn Trung Nam liên tục gửi các văn bản kiến nghị lên các cấp các ngành phản ánh về...