TP HCM: Không được tổ chức tư vấn du học trong trường học
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM vừa có văn bản gửi đến các đơn vị giáo dục về xây dựng kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm trong trường học. Sở cũng yêu cầu các đơn vị giáo dục không được tổ chức tư vấn du học trong trường dưới mọi hình thức.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, các trường cần thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình chính khoá tại trường trung học năm học 2019- 2020. Đây là nội dung giáo dục trong chương trình chính khoá, được bố trí 2 tiết/tháng. Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa cần chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo.
Sở GD-ĐT TP HCM cũng hướng dẫn hoạt động trải nghiệm trong nhà trường bao gồm các hoạt động cụ thể sau như hoạt động ngoại khoá: nhằm cũng cố kiến thức rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tổ chức cho nhiều đối tượng khối lớp học sinh tham gia, không xác định được lượng kiến thức trong các môn học và có thu phí trên tinh thần tự nguyện của học sinh, nhà trường xây dựng trong chương trình nhà trường. Hoạt động này không kiểm tra đánh giá học sinh.
Một tiết học ngoài nhà trường của học sinh TP HCM
Hoạt động ngoại khóa cần hạn chế các nội dung không phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông theo từng khối lớp; nội dung kiến thức bài kiểm tra đánh giá không đủ để đánh giá học sinh, cụ thể trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm, tiết học ngoài nhà trường được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, công khai. Do đó, khi tổ chức học tập trải nghiệm- tiết học ngoài nhà trường, các cơ sở giáo dục phải xây dựng phương án học tập tương đương cho các em học sinh không tham gia được học tập tại trường hoặc tại nhà.
Video đang HOT
Các đơn vị trường học tại TP HCM tùy vào điều kiện của đơn vị, nhà trường cần tăng cường các hoạt động hướng nghiệp qua các hình thức trải nghiệm, tránh các hình thức tổ chức nhàm chán, không đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về ngành nghề của học sinh. Hạn chế tối đa các trường hợp quảng cáo tuyển sinh cho các trường đại học trên giờ sinh hoạt dưới cờ. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục không thực hiện các hoạt động tư vấn du học trong trường học dưới mọi hình thức.
Hạ Văn
Theo nguoilaodong
Khi thầy hiệu trưởng mê... phong lan
Dưới cái nắng dịu nhẹ của mùa thu, quế hương lan đang tỏa hương thơm ngát. Bên giàn phong lan, đón chúng tôi bằng một nụ cười niềm nở, thầy giáo Phạm Anh Toàn, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa kể về cơ duyên để có được vườn phong lan khiến ai cũng phải trầm trồ.
Thầy giáo Phạm Anh Toàn, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn học trò kỹ thuật trồng, chăm sóc phong lan sau giờ học.
Vốn là người con của một huyện vùng cao tỉnh Thanh, năm 2016, thầy giáo Phạm Anh Toàn được chuyển về công tác trong ngôi trường chuyên biệt này. "Mỗi lần về quê, thấy phong lan được vận chuyển đi nơi khác để bán, nên tôi nghĩ phải làm điều gì đó để lưu giữ lại những dòng lan bản địa quý, hiếm của quê hương đang dần mai một. Bên cạnh đó, học sinh ở đây đều là con em đồng bào dân tộc ở các vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, các em đều rất hiền ngoan, nền nếp và nghị lực vượt khó vươn lên. Các em đều học tập, ăn ở, sinh hoạt, vui chơi 24/24h trong trường; các em thường chỉ về nhà 2 lần/năm vào dịp tết cổ truyền và nghỉ hè. Tất cả các hoạt động tập thể, ngoại khóa, trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống... và việc xây dựng ngôi trường thân thiện, bản sắc là điều cần thiết. Vì vậy, tôi bàn với ban giám hiệu nhà trường, cũng như các thầy, cô giáo chọn việc trồng hoa phong lan", thầy Toàn bộc bạch.
Khi ý tưởng của thầy hiệu trưởng đưa ra, nhiều thầy, cô đều ái ngại, bởi ý tưởng thì tốt, nhưng để có được một vườn lan như ý thì quả không phải điều dễ dàng, vì kinh phí để chi cho việc mua giống lan quá cao. Đặc biệt, lại càng không thể trích kinh phí của nhà trường ra để làm việc này.
Nhưng với phương châm: "Ai có lan ủng hộ lan, ai không có lan thì ủng hộ vật dụng, không có vật dụng thì ủng hộ công chăm sóc...". Cứ thế, những giò lan được ươm lên bằng sự đoàn kết của các thành viên trong trường. Không những thế, ý tưởng này còn được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cựu học sinh, bạn bè yêu lan, đặc biệt là phụ huynh học sinh... Vậy là cuối năm 2016, tất cả cùng bắt tay vào xây dựng vườn trường.
Thầy Toàn nhớ lại: "Những ngày ấy, hôm nào trường cũng nhộn nhịp, rộn rã tiếng cười đùa. Ngoài giờ lên lớp, cứ có thời gian rảnh là thầy trò lại cùng nhau xuống vườn lan. Những ngày đó, bản thân cũng chưa có chút kiến thức gì về hoa lan nên ngoài học hỏi từ bạn bè, người thân tôi lại tìm sách báo, hay trên internet, rồi giao lưu với các hội, nhóm... Vừa học, vừa thực hành, từ những nhành lan ban đầu được tặng, thầy trò cùng nhau ghép, chăm sóc... Niềm vui cứ được nhân dần lên mỗi ngày. Để có được giàn phong lan như hiện nay, chúng tôi đã phải sửa đi, sửa lại nhiều lần".
Ban đầu, khuôn viên của vườn lan chỉ thu gọn dưới tán cây đa khoảng 50m2, nhưng đến nay đã được mở rộng lên 300m2 với nhiều chủng loại có kiểu hình vượt trội trong 2 khu vườn tại trường. Nơi đây đã nhanh chóng trở thành nơi trao đổi chuyên môn, giao lưu, gặp gỡ... giữa các thầy, cô giáo cũng như học sinh sau mỗi giờ học tập căng thẳng, đồng thời còn là nơi gặp mặt của những bạn bè yêu lan trong những ngày cuối tuần.
Theo thầy Toàn, cũng như những người yêu lan, để lan ra hoa được đẹp đòi hỏi kỹ thuật của người trồng tương đối cao. Không chỉ chăm bón tốt mà còn cần bảo đảm nhiều tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và không gian cho hoa. Các loại lan đều không ưa ánh sáng gay gắt, mưa ẩm quá nhiều nên nhiều người chơi đã đầu tư hệ thống mái che nắng, che mưa để mùa hè không được quá nóng, mùa đông không được quá buốt giá nhưng vẫn phải để cây được hứng sương, gió và nước mưa. Bởi phong lan sống bằng sương gió nên không thể nhốt trong lồng kính.
Ngoài ra, để có được những giò lan tỏa hương rất cần đến tình yêu, lòng đam mê và sự tâm huyết với loài cây này. Trồng lan mà luôn nghĩ đến danh lợi, chạy theo kinh tế, mùa vụ thì không thể có được hoa đẹp, giống quý. Nhiều người ví chơi lan như một trò chơi có thưởng, bởi càng chơi, càng hiểu về lan, càng dành nhiều tình yêu cho loài hoa ấy thì mới có thể tạo ra được những giò hoa đúng nghĩa.
Mục đích trồng lan của thầy trò Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa không nhằm đến lợi nhuận. Mong muốn lớn nhất của những con người nơi đây là cùng nhau bảo tồn dòng lan bản địa, cùng nhau xây dựng một trường học thân thiện, xanh, sạch đẹp... mang bản sắc riêng. Cũng từ đây, giúp các em có thêm kiến thức về phong lan để sau này có thể giúp ích cho các em khi bước chân ra khỏi cổng trường.
Em Phạm Khánh Trang, chia sẻ: "Sau mỗi giờ học căng thẳng, hay những khi nhớ nhà, chúng em thường xuống vườn lan. Tại đây, ngoài việc tâm sự, trò chuyện chúng em có thể nhờ thầy, cô giáo giải đáp những kiến thức, bài tập khó mà mình đang mắc phải... Vườn lan ra đời như sợi dây vô hình gắn kết tình thầy trò, bè bạn".
"Tôi làm vườn lan này không có ý định để kinh doanh, nhưng vẫn mong tạo được những giò hoa lan có giá trị được đem đi đấu giá. Hy vọng sẽ tạo cho trường được một quỹ học bổng riêng để giúp cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập tiếp tục được đến trường", thầy Toàn bộc bạch.
Bài Và Ảnh: Hoài Thu
Theo baothanhhoa
TP HCM: Sẽ đồng loạt tuyển sinh trực tuyến đầu cấp từ năm học 2020-2021 Bắt đầu từ năm học 2020-2021, các phòng giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) phải chủ động nghiên cứu và chuẩn bị phương án để đồng loạt tổ chức tuyển sinh các lớp đầu cấp bằng hình thức trực tuyến. Sở GD-ĐT TP HCM vừa có hướng dẫn nhiệm vụ CNNT trong ngành GD-ĐT năm học 2019-2020. Theo đó, đối với các đơn...