TP HCM: Hạn chế chợ truyền thống, siêu thị “quá tải”
Nhiều nơi tại TP.HCM đã áp dụng phương án tạm thời dừng chợ truyền thống. Cạnh đó, chợ tạm cũng hoàn toàn ngưng hoạt động. Hệ quả là nhiều cửa hàng tiện dụng, siêu thị quá tải, người dân tập trung mua hàng đông gây ra nhiều nguy cơ khác.
Chị Phạm Thị Thảo Nguyên, nhân viên công ty xuất nhập khẩu thực phẩm CIVI tại Tân Cảng, TP.HCM cho biết: “Việc sửa soạn bữa ăn tối mỗi ngày đối với tôi khá khó khăn trong thời gian này. Những ngày đi làm về, các chợ trên đường về hầu như đã ngưng hoạt động, chỉ có lựa chọn là vào siêu thị hoặc các cửa hàng thực phẩm tiện dụng để mua thức ăn. Tuy nhiên, thời điểm tôi đi làm về cũng là lúc mọi người tan tầm, lượng người tập trung tại những siêu thị hay cửa hàng rất đông, có hôm chen chúc nhau tính tiền, tôi thấy khá không an toàn. Việc mua sắm quá tải cũng khiến thực phẩm tươi sống hầu như không còn gì vào mỗi buổi chiều muộn”.
Đó cũng là suy nghĩ của không ít người dân vào thời điểm này. Các chợ tự phát tạm dừng, chợ lớn trong nhiều khu vực cũng ngưng hoạt động, người dân tập trung đông đúc tại các cửa hàng thực phẩm tiện dụng và thường phải chịu cảnh quá tải, thiếu thực phẩm. Giới văn phòng còn có thể mua sắm online, dù không phải lúc nào cũng tiện dụng. Tuy nhiên, bất tiện lớn là đối với không ít người lao động nghèo, vốn quen với các chợ công nhân, chợ tự phát, nay cũng than phiền khi chịu mức giá cao hơn vì phải vào siêu thị mua sắm.
Anh Nguyễn Văn Tiêu, bảo vệ ngân hàng tại khu vực phường Linh Đông, Thủ Đức, TP.HCM chia sẻ: “Thực ra tôi thấy đi chợ nếu giữ “5K” thì cũng khá an toàn. Hôm trước đi chợ thấy giăng dây, hạn chế tiếp xúc, mình chỉ việc ngồi trên xe, hỏi giá, chọn mua, rồi lấy hàng, để tiền lại và về. Còn đi siêu thị mini thấy trong phòng máy lạnh mà chen chúc đông mấy chục người, mỗi ô xếp hàng 4, 5 người, chỗ thì chật, muốn đứng xa nhau cũng không phải dễ, nên mỗi lần đi siêu thị mini tôi lại ngần ngại lắm, ngặt nỗi chợ gần nhà đóng cửa gần hết nên không không có nhiều lựa chọn”.
Việc ngưng bán tại nhiều chợ dân sinh cũng đang gây một số ý kiến trong cộng đồng, nhất là khi lượng người mua hàng giờ đây tập trung đông đúc tại các siêu thị lớn nhỏ, dễ gây ra nhiều hệ lụy.
TP.HCM hiện vẫn đang cân nhắc việc kiên quyết đóng cửa nhiều chợ truyền thống. Tuy nhiên, có ý kiến đề xuất, nên áp dụng mô hình của các chợ quận 8 đang thực hiện: mô hình chợ truyền thống cho luân phiên tiểu thương bán hàng, hôm nay hộ này thì ngày mai hộ khác. Các hộ kinh doanh phải ký cam kết bộ tiêu chí an toàn, nếu vi phạm sẽ tạm ngừng kinh doanh.
Việc đóng cửa chợ truyền thống là giải pháp hạn chế dịch, nhưng có thể là giải pháp không triệt để, khi “ngăn” ở phía này lại tạo nguy cơ ở nơi khác. Đồng thời, việc ngưng mỗi một chợ dân sinh truyền thống cũng gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh kế của không ít người dân. Nên chăng có một giải pháp căn cơ, lưỡng toàn hơn dựa trên kinh nghiệm của nhiều quận, huyện, địa phương đã thực hiện hiệu quả, thay vì đóng cửa triệt để?
'Bán chưa kịp trả tiền thừa khách đã chạy, đâu kịp hỏi tên và số điện thoại'
Đó là câu trả lời của nhiều tiểu thương tại chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM sau khi đọc công văn hỏa tốc tăng cường "siết" hoạt động mua bán tại chợ truyền thống để phòng chống dịch Covid-19 của Sở Công thương TP.HCM ngày 26.6.
Chợ truyền thống ở Q.Tân Bình giăng dây giữa người bán và người mua . ẢNH: NG.NGA
Sáng 27.6, ghi nhận của Thanh Niên , đa số các chợ truyền thống đều phân luồng "lối vào", "lối ra" rất chặt chẽ, đúng tinh thần "phân luồng một chiều", giảm người vào chợ do Sở Công thương chỉ đạo. Tuy nhiên, nội dung yêu cầu triển khai tiểu thương ghi nhật ký bán hàng, với đầy đủ thông tin họ tên, số điện thoại liên lạc của khách hàng, thời điểm giao dịch... để phục vụ việc truy vết, cách ly khi cần của Sở Công thương là khó có thể thực hiện được.
Chị An, bán hàng rau quả tại chợ nhỏ đường Nghĩa Phát (Q.Tân Bình) nói sau 2 lớp khẩu trang và lớp mặt nạ nhựa chống giọt bắn: "Cả người mua và người bán đứng cách khoảng, mua vội, bán vội. Đa số chạy xe dừng mua đi ngay, ai đứng lại trả lời cho mình tên và số điện thoại. Sáng nay tôi thử hỏi 2 người, khách còn bảo "bà khùng hả?", bán nhanh cho tui về".
Cận cảnh "phiếu đi chợ" ở TP.HCM ngày giãn cách xã hội chống Covid-19
Trao đổi với chúng tôi, một số quận cho hay, có nắm thông tin triển khai tiểu thương ghi nhật ký bán hàng, nhưng tình hình mua bán thế này họ chưa thể thực hiện được.
Thực tế tại một số chợ dân sinh khu vực quận 11, Tân Bình cho thấy, tiểu thương chưa thể hay nói đúng hơn là không thể lấy thông tin mỗi khách hàng như mong muốn của cơ quan quản lý. Đổi lại, những chợ có đặt bàn khai báo y tế, hy vọng dữ liệu người đi chợ sẽ có. Tuy nhiên, với khách chạy xe ngang vào chợ để mua vội thì không thể có dữ liệu để cơ quan quản lý có thể dùng khi truy vết, cách ly theo công văn 3247 ngày 26.6 của Sở Công thương TP.HCM.
Chợ phường 11 (chợ Bà Hoa, Q.Tân Bình) tại khu vực Bảy Hiền, có nhiều lối vào chợ, sáng 27.6, phường phân 2 lối theo hướng dẫn vào và ra, lối vào có đặt bàn khai báo y tế. Các lối phụ đều được chắn rào thép gai và có lực lượng chức năng canh giữ
Do quản lý bằng lối ra, lối vào một chiều nên nhiều người chọn giải pháp chạy xe thẳng vào chợ, dừng mua và đi luôn
Bên trong một số nhà lồng chợ khu vực Q.Tân Bình vắng khách, nhiều quầy sạp không có bán hàng, thậm chí có nơi khách chạy xe cả trong đường lồng chợ để "mua nhanh, về nhanh"
Khu vực giăng dây vào chợ phong tỏa, nhiều người "tiếp tế" thực phẩm cho người nhà bằng cách cột dây kéo lên
Việc cấm bán hàng ở lề đường tại TP.HCM đã được triển khai nhiều ngày qua. Tuy nhiên, đặc điểm của các chợ dân sinh tại thành phố là các tuyến đường dẫn và chợ luôn có cảnh mua bán đông đúc. Nay có giây giăng trước cửa và người mua - người bán đứng cách nhau... mỗi sợi dây. Quy định siết cách nhau 1,5 m của Sở Công thương rất khó thực hiện tại các chợ dân sinh kiểu này
Hoặc việc mua bán được thực hiện qua rào chắn thép gai tại chợ Bà Hoa, chợ Ông Địa (Q.Tân Bình), tiền không giao trực tiếp, bỏ trên tấm ván...
Khu vực này là nơi giữ xe trước chợ Tân Bình, ngày thường không có dịch thì xe dựng kín, không có lối để đi bộ
Tại chợ Tân Bình, khu chợ lớn chuyên mua bán nhiều mặt hàng không thiết yếu mà theo công văn của 3247 của Sở Công thương ngày 26.6 là phải tạm ngưng kinh doanh, cảnh đìu hiu. Tuy nhiên, đằng sau có khu vực bán thực bán hàng thực phẩm tươi sống và cũng được phân luồng lối vào - lối ra. Tuy nhiên, quan sát thấy người vào chợ rất ít. Cổng sau chợ có đội ngũ giao hàng của dịch vụ Grab chờ lấy hàng đi giao, chủ yếu hàng rau, củ, quả, thịt, cá...
TP.HCM: Tiểu thương chợ truyền thống phải lấy tên, số điện thoại khách để phòng... truy vết Chiều 26.6, Sở Công thương TP.HCM có công văn hỏa tốc về vấn đề tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp trong công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với chợ truyền thống. TP.HCM "siết" chợ truyền thống bằng việc triển khai tiểu thương ghi nhật ký bán hàng để có dữ liệu cách ly, truy vết chống dịch Covid-19 ....