TP HCM gắn camera lớp học tại nơi từng xảy ra bạo hành trẻ
Các quận huyện có nhiều nhóm trẻ tư thục và từng xảy ra nạn bạo hành trẻ em sẽ được lắp camera trước.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu vừa yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2018-2019 lắp camera ở các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo (cả tư thục và công lập).
Khi thí điểm, Sở phải xây dựng các quy định liên quan việc vận hành, sử dụng dữ liệu, hình ảnh trích xuất đối với cơ quan quản lý, trường học và phụ huynh. Tính pháp lý của việc này cũng căn cứ trên các văn bản pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ sở mầm non Mầm Xanh – nơi xảy ra nạn bạo hành trẻ em nghiêm trọng. Ảnh: Sơn Hòa.
Động thái này được TP HCM đưa ra trong bối cảnh liên tiếp xảy ra việc bạo hành trẻ khiến dư luận bức xúc, giảm uy tín của ngành giáo dục.
Điển hình là hồi tháng 11/2017, bà Phạm Thị Mỹ Linh (chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh, quận 12) cùng hai bảo mẫu đã đánh đập hơn 20 trẻ trong các bữa ăn. Nhiều bé bị tát vào mặt liên tiếp, bị đánh bằng muỗng múc canh, đập bình nhựa vào đầu; thậm chí ném vào tường, đạp vào bụng…
Video đang HOT
Sau khi bị bắt, bà Linh khai do các cháu bé hiếu động, không nghe lời nên phải đánh để cho các bé ngoan. Bà này và hai bảo mẫu sắp bị đưa ra xét xử về hành vi Hành hạ người khác.
Theo thống kê của Sở Giáo dục, thành phố có trên 50% trường tư thục với hơn 1.800 nhóm lớp mầm non, nhân sự ngành giáo dục còn nhiều khó khăn trong việc quản lý.
Trước đây, ngành không khuyến khích lắp camera do lo ngại ảnh hưởng tâm lý giáo viên, học sinh. Nhưng qua sự việc tại cơ sở Mầm Xanh, lãnh đạo Sở thay đổi quan điểm, cam kết gắn camera toàn bộ các trường tư thục để tăng cường sự giám sát của phụ huynh và đoàn thể.
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến lo ngại việc gắn camera xâm phạm đến hình ảnh, đời tư của trẻ em. Do đó, bên cạnh việc thí điểm, TP HCM yêu cầu các sở ngành liên quan kiến nghị, xây dựng quy định để quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính hợp lý.
Tuyết Nguyễn
Theo vnexpress.net
Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng về nghi vấn chương trình GWIS tại trường Newton
Trường Geoger Washington International School (GWIS) hiện đang là đối tác liên kết đào tạo của một số cơ sở đào tạo ở trong cả nước, trong đó có Trường THCS - THPT Quốc tế Newton (Hà Nội). Tuy nhiên, gần đây có thông tin nghi vấn GWIS là cơ đào tạo không đảm bảo chất lượng.
Trường THCS - THPT Quốc tế Newton (Hà Nội). Ảnh internet
Trước vấn đề này, chiều 12/4, bà Bùi Thị Minh Nga- Phó phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Hà Nội) - đã trả lời báo chí và cho biết:
Từ ngày 8/4/2018 đến ngày 11/4/2018, ông Philip Nguyễn - Chủ tịch HĐQT Trường Newton đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội, Bộ GD&ĐT để để cung cấp giấy tờ, thông tin cần thiết, minh chứng tính pháp lý và thực tế của Trường George Washington International School, làm rõ thêm một số thông tin về hoạt động của nhà trường; đồng thời làm việc với Đại sứ quán Mỹ và đã được Đại sứ quán Mỹ chứng thực tính hợp pháp của bằng tốt nghiệp THPT do Trường George Washington International School cấp cho những học sinh học chương trình GWIS tại Trường Newton.
Cũng theo bà Bùi Thị Minh Nga, khi cơ sở giáo dục muốn triển khai một chương trình liên kết đào tạo với một đơn vị nước ngoài, trước hết cần phải lập đề án thực hiện thí điểm chương trình mà cơ sở lựa chọn liên kết. Trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, các năng lực đào tạo, khung chương trình chi tiết, phân phối chương trình, mẫu văn bằng chứng chỉ (nếu có) và báo cáo về đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy chương trình liên kết, cùng cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng với chương trình.
Sau đó, cung cấp hồ sơ pháp lý của đơn vị đối tác bao gồm: Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động, giấy xác nhận tình trạng hoạt động của đối tác, xác nhận kiểm định của giáo dục vùng, tiểu bang, nước...; hồ sơ nhân sự của Hiệu trưởng và các hồ sơ pháp lý của giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy chương trình đó theo đúng yêu cầu của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động, bằng cấp, hộ chiếu, visa...
Bà Bùi Thị Minh Nga - Phó phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Hà Nội)
"Chủ trương chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục còn nhiều việc phải trao đổi và thống nhất trong quản lý của các sở, ban, ngành, nhưng cố gắng hướng tới việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường với những yêu cầu chặt chẽ về chuyên môn, tránh tình trạng liên kết những chương trình quốc tế chưa có giá trị cao; cũng tránh trường hợp gây khó dễ cho các cơ sở giáo dục khi muốn có nhiều lựa chọn cho học sinh."
Sở GD&ĐT Hà Nội luôn hỗ trợ và động viên các nhà trường có điều kiện thực hiện chương trình quốc tế để nâng cao hơn một bặc năng lực sử dụng tiếng Anh của người học" - bà Bùi Thị Minh Nga chia sẻ.
Trong công văn số 102-18/CV-THCS&THPT Newton gửi Sở GD&ĐT Hà Nội ngày 3/4/2018, Trường Newton cho rằng, thông tin trên mạng xã hội về chương trình liên kết đào tạo giữa Trường Newton với Trường Geoger Washington International School (chương trình GWIS) là sai sự thật.
Trường này còn cho rằng, đến nay, sau 6 năm thực hiện, chương trình GWIS ngày càng thu hút sự quan tâm lựa chọn của nhiều học sinh và phụ huynh; số lượng học sinh đăng ký theo chương trình GWIS tăng nhanh qua mỗi năm học.
Chương trình GWIS đã góp phần quan trọng tạo nên chất lượng đào tạo của Trường Newton với hàng trăm giải học sinh giỏi hàng năm ở các môn Tiếng Anh, Toán Tiếng Anh, Khoa học bằng Tiếng Anh; đồng thời, mở ra nhiều cơ hội cho các thế hệ học sinh Việt Nam được tiếp cận với các chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
TPHCM rà soát việc cung cấp bữa ăn cho học sinh Phụ huynh cùng ăn bữa sáng tại trường Mầm Non Thực hành TPHCM và bình chọn các món ăn hàng ngày do trường nấu Ban An toàn thực phẩm TPHCM sẽ phối với hợp Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố triển khai rà soát, khuyến khích các trường học sử dụng thực phẩm đạt chuẩn, an toàn. Thông tin này vừa...