TP HCM chuẩn bị kế hoạch tiêm vaccine trẻ em
Sở Y tế TP HCM đề nghị ngành giáo dục lập danh sách học sinh đồng thuận và không đồng thuận tiêm chủng, trẻ bệnh nền theo độ tuổi…
trước ngày 24/10, dù chưa xác định thời gian cũng như loại vaccine Covid-19.
Trong tờ trình mới gửi Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM, Sở Y tế TP HCM cho biết do phải chờ Bộ Y tế tập huấn hướng dẫn việc tổ chức tiêm cho trẻ em, thành phố vẫn chưa xác định được thời gian tổ chức tiêm. Loại vaccine hiện nay cũng chưa được Bộ Y tế phê duyệt. Trong tờ trình cách đây 5 ngày, Sở Y tế từng đề xuất thời gian dự kiến tiêm mũi một là từ ngày 22/10.
Lần này, Sở Y tế đề xuất rõ hình thức triển khai tiêm chia làm 4 nhóm. Trẻ đi học sẽ tiêm tại trường học hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn phù hợp đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh. Trẻ không đi học sẽ tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do UBND quận, huyện lựa chọn.
Trẻ có bệnh nền sẽ được tiêm tại các bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi. Trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa nhi và bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi sẽ được các nơi này lập danh sách (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác) để tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.
Dự kiến, khoảng 780.000 trẻ tại TP HCM trong độ tuổi 12-17 sẽ được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Thành phố ưu tiên tiêm trước cho lứa tuổi 16-17 và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Theo dự thảo, trẻ em trên toàn thành phố sẽ được tiêm mũi một trong 5 ngày, bắt đầu ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm vét trong vòng hai ngày. Thời gian tiêm mũi hai sẽ tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine.
Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách tiêm cho tất cả học sinh đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12 không phân biệt công lập và ngoài công lập, theo thứ tự ưu tiên tiêm chủng. Ngành giáo dục rà soát hiện trạng của từng trường học cùng Trung tâm Y tế trên địa bàn lựa chọn điểm tiêm phù hợp.
Video đang HOT
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức lập danh sách tiêm cho nhóm trẻ có độ tuổi 12-17 không đi học hoặc học sinh đang học, đang nuôi dưỡng tại các trường, trung tâm thuộc Sở quản lý.
Hiện, TP HCM đã tiêm một mũi cho hơn 99% và gần 77% mũi hai cho người trên 18 tuổi. Thành phố cũng đang có kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người dân các địa phương khác về lại thành phố, tạo mọi điều kiện tốt nhất để đạt mục tiêu bao phủ vaccine cho tất cả người dân sinh sống trên địa bàn.
Tiêm vaccine Covid-19 tại TP HCM Ảnh: Quỳnh Trần.
Bộ Y tế ngày 14/10 cho phép tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi, theo lộ trình từ lớn đến nhỏ, ưu tiên lứa 16-17 tuổi trước và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện cho trẻ 12-17 tuổi.
Bộ Y tế không nói rõ loại vaccine nào được phép tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi. Trên thế giới, hiện có vaccine của Pfizer được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép khẩn cấp dùng cho lứa tuổi này. Ấn Độ đã cấp phép khẩn cấp vaccine của hãng dược Zydus Cadila cho người từ 12 tuổi trở lên. Giới chức Trung Quốc đã phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Sinovac cho trẻ 3-17 tuổi.
Trao đổi với báo chí chiều 13/10, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết trong chuyến thăm Cuba vừa qua, Chủ tịch nước đã đề nghị Cuba sớm gửi hồ sơ về vaccine tiêm cho trẻ em để thẩm định. Việt Nam cũng chủ trương mua vaccine để tiêm cho trẻ, cụ thể đã ký hợp đồng với Pfizer để mua thêm 20 triệu liều loại này. Tuy nhiên, số lượng và thời gian tiếp nhận vaccine phụ thuộc nhà cung cấp. Dù vậy, ngành y tế lên kế hoạch để tiêm chủng khi vaccine về đến Việt Nam.
Đề xuất chính sách đặc thù cho Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế
Chính phủ đề nghị Quốc hội cho các địa phương chính sách đặc thù về ngân sách, dư nợ vay, định mức chi thường xuyên.
Sáng 22/10, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
Ủy ban Tài chính Ngân sách - cơ quan thẩm tra nhất trí ban hành Nghị quyết. Việc này nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo cơ chế huy động nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương này. Hiệu lực thi hành dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2022 và có thời hạn 5 năm.
Cụ thể, một trong 9 chính sách đặc thù được đề nghị là chính sách dư nợ vay. Chính phủ đề xuất để tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghệ An được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Còn tỷ lệ này của Hải Phòng, Thanh Hóa là 60%. Tổng mức vay và bội chi ngân sách của các tỉnh, thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình sáng 22/10. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Chính phủ đề xuất, hằng năm, trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Hải Phòng không quá 70% số tăng thu từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và địa phương. Phần còn lại sau khi thưởng vượt thu và các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%.
Còn với Thanh Hóa, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh không quá 70% số tăng thu từ xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn. Khoản này dùng để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư các dự án trọng điểm.
Tương tự, với tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghệ An, tỷ lệ này cũng là 70% và việc bổ sung này nhằm thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của địa phương.
Các khoản trung ương bổ sung này cho các địa phương đều không vượt quá số tăng thu so với năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu.
Về định mức chi thường xuyên, dự thảo đề xuất các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm số chi tính theo định mức dân số năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.
Về chính sách phí, lệ phí, HĐND TP Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa được quyết định các loại phí, lệ phí chưa trong Danh mục ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. Với loại phí, lệ phí có trong danh mục, HĐND hai địa phương được điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ.
Ngân sách Hải Phòng và Thanh Hóa được hưởng 100% số thu tăng thêm do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và địa phương.
Với tỉnh Thừa Thiên Huế, phí tham quan di tích trên địa bàn tỉnh được thu đầy đủ vào ngân sách nhà nước (sau khi trừ chi phí được trích để lại cho đơn vị sự nghiệp công lập để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí). Ngân sách địa phương được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí tham quan nộp vào ngân sách nhà nước để đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa.
"Việc thí điểm chính sách phí, lệ phí phải đảm bảo có lộ trình phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của địa phương; không gây ra tiêu cực, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội...", Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nói.
Về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, sau khi bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, HĐND TP Hải Phòng được quyết định sử dụng nguồn còn dư của ngân sách thành phố. Đồng thời, HĐND có thể dùng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc. Mức chi không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt do Hội đồng nhân dân quy định.
Dự thảo Nghị quyết cũng cho phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực cho trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ Quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý.
Quỹ bảo tồn di sản Huế được tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác; không sử dụng ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế để hỗ trợ Quỹ. Nguồn thu của Quỹ để đầu tư thực hiện công tác trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ...
TP HCM dự kiến cho quán ăn ở 'vùng xanh' bán tại chỗ Dự kiến tuần tới, thành phố cho mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ ở những "vùng xanh" đã kiểm soát được dịch, theo Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi. Thông tin được Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nói khi trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 22/10....