TP HCM: Các phương án dạy, học cụ thể sau ngày 15-9?
Ngoài tổ chức dạy, học trên Internet theo các mốc thời gian cụ thể trong giai đoạn đầu năm học, Sở GD-ĐT TP HCM cũng trình các phương án sau ngày 15-9 đối với hệ giáo dục phổ thông và GDTX.
Trong phương án đề xuất về tổ chức dạy, học năm học mới, Sở GD-ĐT TP HCM trình các phương án cụ thể sau ngày 15-9 đối với giáo dục phổ thông và GDTX:
Cụ thể:
Phương án 1: Tình hình dịch Covid-19 được TP khống chế tốt, đến ngày 15-9 được kiểm soát, các cơ sở giáo dục dần được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng, chống dịch, được bàn giao từng bước cho ngành GD-ĐT. Các trường tổ chức dạy học trên môi trường Internet trong thời gian đầu năm học (khoảng 4 – 6 tuần). Riêng lớp 1 sẽ xây dựng các đoạn phim bài giảng và đưa lên môi trường Internet để giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ học, làm quen dần với việc học trên môi trường Internet. Tùy từng trường hợp cụ thể, sẽ tổ chức dạy, học trực tiếp.
Phương án 2: TP khống chế và kiểm soát từ cuối tháng 9-2021; từ tháng 10-2021 các cơ sở giáo dục dần được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng, chống dịch, được bàn giao cho ngành GD-ĐT. Các nhà trường sẽ tổ chức dạy, học trên môi trường Internet trong thời gian đầu năm học (khoảng 6 – 10 tuần). Riêng lớp 1, sẽ xây dựng các đoạn phim bài giảng và đưa lên môi trường Internet để giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ học, làm quen dần với việc học trên môi trường Internet. Tùy trường hợp cụ thể, sẽ tổ chức dạy, học trực tiếp.
Sau khi hết giãn cách theo Chỉ thị 16 (có thể vẫn tiếp tục giãn cách xã hội ở các mức thấp hơn như Chỉ thị 15), sẽ ưu tiên lớp 1, lớp 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp bố trí học trực tiếp, các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.
Video đang HOT
Học sinh TP HCM trong một lễ tựu trường khi TP chưa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Phương án 3: Tình hình dịch Covia-19 diễn biến phức tạp, đến cuối năm 2021, TP mới khống chế và kiểm soát tốt: Các nhà trường tổ chức dạy, học trên môi trường Internet trong thời gian học kỳ I của năm học 2021 – 2022.
Riêng lớp 1, sẽ xây dựng các đoạn phim bài giảng và đưa lên môi trường Internet để giúp phụ huynh tương tác, hướng dẫn trẻ học, làm quen dần với việc học trên môi trường Internet. Tùy trường hợp cụ thể, sẽ tổ chức dạy, học trực tiếp.
Sau khi hết giãn cách theo Chỉ thị 16 sẽ ưu tiên lớp 1, lớp 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp bố trí học trực tiếp, các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.
Bố trí phụ đạo, ổn tập, củng cố cho học sinh lớp 1 và các lớp cuối cấp (nhất là lớp 12). Có thể kéo dài thời gian năm học 2021 – 2022 riêng với các khối lớp này đến cuối tháng 6 năm 2021 (lớp 12 đến thời điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông) nhằm đảm bảo chương trình và kết quả học tập.
Dự kiến trong sáng mai (19-8), UBND TP HCM sẽ có chỉ đạo chính thức về thời gian và cách thức tổ chức dạy, học trong năm học mới, trên cơ sở những đề xuất của Sở GD-ĐT TP HCM.
TP HCM: 10 tuần đầu năm học mới, học sinh tiểu học sẽ học tập trên Internet
Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) các quận, huyện và TP Thủ Đức lựa chọn cán bộ, giáo viên giàu kinh nghiệm tham gia xây dựng kế hoạch môn học, kế hoạch bài dạy, ghi hình tiết dạy... cho học sinh tiểu học.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để chuẩn bị kế hoạch cho năm học mới, Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục ghi hình các tiết dạy phục vụ dạy học qua internet cấp tiểu học.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, việc ghi hình tiết dạy sẽ giúp xây dựng nguồn tài nguyên dạy học cho giáo viên chia sẻ trong hoạt động dạy học qua Internet; hỗ trợ học sinh học và ôn, tự học trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng chống dịch Covid-19; hỗ trợ phụ huynh học sinh hướng dẫn con học ở nhà...
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP HCM trước khi nghỉ học ở nhà tránh dịch Covi-19
Nội dung ghi hình áp dụng với tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, tập trung chủ yếu cho môn tiếng Việt và toán. Thực hiện với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung cho lớp 1, 2.
Trước mắt, việc ghi hình tiết dạy phục vụ qua Internet được xây dựng cho 10 tuần đầu năm học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt, phân phối chương trình... để thiết kế các chủ đề, nhóm/dạng bài điển hình.
Sở GD-ĐT TP cũng hướng dẫn: Mỗi chủ đề, nhóm/dạng bài được thiết kế dưới dạng video clip gồm cả hình và tiếng. Hình ảnh giáo viên (nếu có) sẽ đặt ở góc màn hình. Thời lượng mỗi video không quá 15 phút (đối với lớp 1, 2), không quá 20 phút (đối với lớp 3, 4, 5).
Phòng GD-ĐT các quận, huyện và TP Thủ Đức lựa chọn cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, giáo viên mạng lưới, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên giàu kinh nghiệm, giáo viên đạt giải giáo viên giỏi... tham gia xây dựng kế hoạch môn học, kế hoạch bài dạy và tổ chức ghi hình tiết dạy. Phòng GD-ĐT sẽ chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung các video clip do địa phương xây dựng.
Sở GD-ĐT TP yêu cầu Phòng GD-ĐT các quận, huyện và TP Thủ Đức xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, cụ thể cho từng quận, huyện; chỉ đạo hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông đưa các tiết ghi hình, nội dung hướng dẫn học tập lên cổng thông tin đơn vị, thông báo cho giáo viên, học sinh, phụ huynh biết để tham khảo và thực hiện.
Đồng thời tăng cường kiểm tra, khảo sát để nắm tình hình triển khai thực hiện dạy học qua các video được ghi hình để đảm bảo hiệu quả việc dạy học qua Internet và hỗ trợ các cơ sở giáo dục khi cần thiết.
Phòng GD-ĐT các quận, huyện và TP.Thủ Đức sẽ gửi các video clip dựng trước ngày tựu trường 1 tuần theo kế hoạch thời gian năm học do UBND TP ban hành để cập nhật trên trang thông tin của Sở GD-ĐT TP HCM
Được biết, đây là một trong số các công tác để chuẩn bị cho hình thức tổ chức khai giảng trực tuyến và học tập trực tuyến trong giai đoạn đầu sau khai giảng tại TP HCM.
Xét tuyển lớp 10, đi tìm sự công bằng Hôm 13-8, gần 250 phụ huynh, chủ yếu của học sinh Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, đã gửi đơn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), UBND TP HCM và các sở, ngành liên quan xét lại phương án xét tuyển lớp 10 trường chuyên năm nay. Ảnh minh họa Trước đó, ngày 10-8, khi Sở GD-ĐT TP HCM công bố...