TP HCM bảo đảm nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng hóa
Sở Công Thương TP HCM tập trung kích hoạt các kịch bản, phương án tạo nguồn hàng thiết yếu, bảo đảm cân đối cung – cầu hàng hóa
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số ca nhiễm xuất hiện tại các chợ đầu mối và lây lan đến vài chợ truyền thống trên địa bàn TP HCM, ngày 6-7, Sở Công Thương TP đã ban hành văn bản đề nghị UBND TP Thủ Đức và 21 quận, huyện chỉ đạo Ban Quản lý chợ khẩn trương rà soát, lập danh sách các tiểu thương kinh doanh tại chợ; ưu tiên tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh, gửi danh sách về Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP, Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND TP HCM.
Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm Covid-19 liên quan đến các chợ đầu mối, chợ truyền thống tăng nhanh. Một số chợ như chợ đầu mối Bình Điền, chợ Tân Định, chợ Thị Nghè… đã phải tạm ngưng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Khoảng 1/2 trong số 234 chợ truyền thống trên địa bàn TP HCM tạm đóng cửa kể từ đầu tháng 6 đến nay.
Video đang HOT
Một số ca nhiễm Covid-19 ở chợ đầu mối đã lây sang các chợ truyền thống
Để bảo đảm nguồn cung cấp chủ lực lương thực, thực phẩm thiết yếu hàng ngày cho người dân trên địa bàn TP HCM, không để chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, gây thiếu hụt nguồn hàng, biến động giá cả, song song với việc siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trong giai đoạn cao điểm hiện nay, Sở Công Thương đã tập trung kích hoạt các kịch bản, phương án tạo nguồn hàng thiết yếu, bảo đảm cân đối cung – cầu hàng hóa.
Sở Công Thương TP HCM đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, Ban Quản lý các chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các thương nhân, nhân dân trên địa bàn chuyển sang các hình thức giao dịch khác, như tổ chức bán hàng qua điện thoại, trực tuyến, bán hàng theo đơn đặt hàng… và các hình thức phù hợp khác nhằm giảm tiếp xúc trực tiếp, bảo đảm các biện pháp an toàn trong hoạt động mua bán hàng hóa.
Về nguồn cung ứng hàng hóa cho thị trường, bên cạnh việc tổ chức duy trì nguồn cung ứng hàng hóa từ các tỉnh, TP HCM một cách an toàn, lưu thông thông suốt, Sở Công Thương tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, vận hành ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa gồm các kênh phân phối hiện đại và truyền thống.
Trong đó, tăng cường năng lực cung ứng của các chợ truyền thống, hệ thống phân phối hiện đại Sở Công Thương TP HCM đang chủ trì, phối hợp các hệ thống phân phối lớn, các doanh nghiệp bình ổn thị trường chủ lực tổ chức các điểm bán hỗ trợ cho những địa bàn có các điểm bán phải tạm ngưng hoạt động. Ngoài ra, phối hợp với các hiệp hội ngành nghề tổ chức các chương trình phân phối hàng hóa đến tận tay người dân các vùng cách ly, vùng phong tỏa thông qua triển khai các Chương trình Siêu thị Mini 0 đồng, Chợ nghĩa tình.
Sở Công Thương TP HCM cũng đã thống nhất với các sở, ngành tỉnh Tây Ninh về giải pháp bố trí vùng đệm trung chuyển để nối lại giao thương hàng hoá nông sản thực phẩm giữa Tây Ninh và TP HCM. Theo đó, hàng hóa từ Tây Ninh đến TP HCM sẽ được tập kết tại 1 khu đất trống khoảng 1 ha, gần cổng chào Suối Sâu, giáp ranh 2 huyện Củ Chi và Trảng Bàng, để thực hiện khử khuẩn hàng hóa và phương tiện; đồng thời đề xuất 3 phương án bố trí, trung chuyển hàng hóa.
Đấu tranh với hàng giả trên nền tảng số và thương mại truyền thống
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, kể từ ngày 1/4/2021 đến hết tháng 12/2025, lực lượng QLTT sẽ tập trung triển khai việc đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả thương mại truyền thống và trên nền tảng số.
Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giày dép, quần áo, thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ kiện trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm, túi, ví, thiết bị điện tử, dụng cụ, đồ dùng thể thao, dược phẩm, dược liệu và các loại hàng hóa thường xuyên bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ bao gồm thương mại truyền thống và trên nền tảng số sẽ thuộc diện kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT.
Những kho hàng lậu, hàng giả lớn liên tục bị lực lượng chức năng triệt phá trong những ngày gần đây.
Theo ông Linh, mục tiêu của kế hoạch này là vận động, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng như trong thương mại điện tử, các cơ quan, tổ chức quản lý chợ - trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề...
Dự kiến, năm 2021, tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại tại 12 tỉnh, thành lớn sẽ không kinh doanh, bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cùng với đó, các sàn giao dịch thương mại điện tử gồm: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Hotdeal và các trang thương mại điện tử bán hàng lớn: FPT Shop, Điện máy xanh, Thế giới di động, Zalora, Lotte, Zanado đều ký cam kết và thực hiện không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Covid-19 tại TP.HCM: Thực phẩm, hàng hóa dồi dào, người dân phải đeo khẩu trang khi đi chợ, siêu thị Các chợ, siêu thị tại TP.HCM không còn cảnh chen chúc, giành nhau mua thực phẩm, gạo, mì gói như hai đợt dịch trước. Tiểu thương, doanh nghiệp khẳng định hàng hóa vẫn dồi dào, giá ổn định. Người dân khi đi mua sắm phải đeo khẩu trang phòng Covid-19. Sau khi TP.HCM xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới, ghi nhận của...