TP. Hải Phòng yêu cầu huyện rút kinh nghiệm để vữa trần rơi đầu học sinh
Liên quan đến vụ việc 3 học sinh lớp 1, thuộc trường tiểu học Lý Học (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) bị thương do mảng vữa trên trần phòng học rơi vào đầu, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UNBD thành phố cùng đại diện các Sở, ngành vừa có cuộc kiểm tra tại ngôi trường này.
Phó chủ tịch UBND thành phố trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo khắc phục vụ 3 học sinh lớp 1 bị thương do vừa trần nhà rơi vào đầu
Qua kiểm tra trực tiếp tại khu nhà B (nơi xảy ra vụ việc), ông Lê Khắc Nam cùng các Sở, ngành liên quan nhận định, về mặt kết cấu kỹ thuật khu nhà vẫn còn tốt nhưng do cấu tạo panel xây dựng từ năm 1978 khiến lớp vữa trát trần bị giãn nở do thời tiết dẫn đến tai nạn trên.
Ông Lê Khắc Nam cũng ghi nhận việc UBND huyện, Ban Giám hiệu nhà trường đã nhanh chóng tổ chức đưa các học sịnh bị thương nhập viện, kịp thời di chuyển chuyển toàn bộ các học sinh ra khỏi khu vực nhà B để tránh xảy ra nguy hiểm và trực tiếp đến động viên thăm hỏi các cháu học sinh và gia đình.
Tuy nhiên, ông Lê Khắc Nam cũng yêu cầu UBND huyện Vĩnh Bảo cần rút kinh nghiệm khi để xảy ra vụ việc vì trước khi vào năm học mới, thành phố đã có văn bản chỉ đạo các quận, huyện, xã, phường trên địa bàn thành phố kiểm tra, khảo sát đảm bảo an toàn phòng học.
Đồng thời, giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND huyện Vĩnh Bảo thuê đơn vị tư vấn kiểm tra, giám sát và đề xuất sửa chữa triệt để khu nhà B; đề nghị UBND huyện Vĩnh Bảo và Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục thăm hỏi động viên học sinh và gia đình yên tâm học tập.
Phó chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND huyện rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, ông Nam cũng đề nghị Văn phòng UBND thành phố phối hợp với các Sở, ngành liên quan ra văn bản đôn đốc UBND các quận, huyện, cơ sở giáo dục kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở phục vụ giáo dục và đào tạo trên địa bàn, phải tuyệt đối an toàn cho học sinh, sinh viên, giáo viên.
Trước đó, vào chiều 26/11, tại phòng học số 3, thuộc khu B, Trường Tiểu học Lý Học, một mảng vữa trần bất ngờ rơi xuống khiến 3 học sinh lớp 1C bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Video đang HOT
An Nhiên
Theo Dân trí
Có ai nghe thấy người thầy đang kêu cứu?
Sau những câu chuyện buồn trong giáo dục thời gian qua, có khi nào chúng ta tự hỏi: phải chăng giáo viên đang thiếu trầm trọng những khóa đào tạo kỹ năng cũng như làm chủ cảm xúc của mình khi đứng lớp?
Tranh: Hữu Lộc
Tôi cũng là giáo viên và phải nói thật là có lúc tôi cũng "chết điếng" khi học sinh quậy phá. Nhưng tôi rút được kinh nghiệm: có lúc một lời phê bình hoặc roi vọt giúp con người ta trưởng thành, nhưng có không ít trường hợp bạo lực đã vô tình lấy cắp đi niềm tin của học trò vào thầy cô và vào chính học trò.
Trăm nghìn cách không có chỗ cho đòn roi
Cách đây 15, 16 năm, học sinh của tôi là những cô cậu 8X đời đầu. Ngày đó học sinh ngoan, ít cãi lời và tiếng nói của giáo viên khi đó cũng có trọng lượng hơn bây giờ nhiều. Tất nhiên cũng có những trường hợp cá biệt.
Những năm 2000, 2001, tôi chủ nhiệm lớp tổng hợp vì không chuyên khối nào cả, trong lớp cũng có những em là "đàn anh đàn chị" của trường. Có học sinh còn mang cả côn, dao trong cặp sách.
Có lần sau khi bị tôi nhắc nhở vì quậy phá lớp, em này nói: "Ở trong lớp em là người khác, ra khỏi trường em là người khác...". Cơn giận dữ của tôi bùng lên khi nghe lời thách thức, bất cần của học trò. Nhưng rồi tôi cố kìm nén, bước ra ngoài hít một hơi dài...
Cậu học trò này ít khi đến lớp, nếu đến chủ yếu chỉ để ngủ hoặc quậy. Nhiều lần tôi gửi giấy mời về gia đình nhưng khi thì bác xe ôm, khi thì bà bán xôi đóng thế đến. Tôi bị ban giám hiệu khiển trách không ít lần, điểm thi đua của lớp rất bết bát và luôn nằm trong tốp cuối của trường.
Thú thật, chẳng một giáo viên nào vui và toàn tâm toàn ý đứng lớp khi ban giám hiệu liên tiếp nhắc nhở, phê bình. Trong khi đó, tôi lại không nhận được sự hợp tác của phụ huynh.
Tôi cũng cảm thấy áp lực, cũng buồn, cũng thất vọng và mệt mỏi. Có lúc tôi nghĩ tại sao mình lại đen đủi như vậy? Tại sao các thầy cô giáo khác may mắn thế?
Điều đáng nói, có những khi học trò đẩy mình vào chân tường và sự thật là tôi rất vất vả trong việc kiềm chế bản thân. Tôi cũng cố nghĩ đủ kiểu để "kìm hãm" học trò cá biệt nhưng đều thất bại. Cuối cùng, lớp phải "đánh" vào kinh tế theo sự góp ý của lớp trưởng, bằng cách phạt tiền theo kiểu "có bệnh thì vái tứ phương".
Lớp tôi chủ nhiệm bắt đầu áp dụng "luật ngầm" như thế không ngờ có sự thay đổi. Tôi không cho rằng đó là biện pháp hữu hiệu, nhưng trong nhiều trường hợp để lớp có nề nếp thì phải thử các cách. Nhưng chắc chắn trong trăm nghìn cách rèn học trò không có chỗ cho đòn roi.
Trường học là nơi dạy yêu thương chứ không chỉ có điểm số. Trong ảnh: một thầy giáo ở huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi rửa tay cho học trò khi đến thăm nhà các em - Ảnh: TRẦN MAI
Những áp lực dồn nén lên vai người thầy
Tôi từng chứng kiến cảnh người cha lột quần áo đứa con học lớp 7 và đánh con từ quán game về nhà. Trong suy nghĩ của người cha ấy, lột quần áo của con giữa đường là nghiêm khắc dạy dỗ, là thương con, vì tương lai của con. Nhưng hành động đó thực chất là làm nhục một con người.
Khi cha mẹ không tôn trọng con, giáo viên không tôn trọng học sinh, sao dám mong trẻ có niềm tin vào chính mình? Nhưng tự khi nào ngay chính những người thầy cũng đang rơi vãi niềm tin vào bản thân?
Vì đâu mà nghề giáo trở nên nông nỗi này? Ai cứu giáo viên chúng tôi? Ai mở đường cho chúng tôi? Tại sao thi thoảng đâu đó lại có những sự việc đáng tiếc xảy ra? Tại sao những người thầy như chúng tôi vẫn mãi đi tìm câu trả lời?
Có lẽ nạn nhân trong các sự việc này không chỉ học sinh, mà cả giáo viên. Có lẽ người đang cần cầu cứu lúc này chính là giáo viên. Bởi chúng tôi có trăm công nghìn việc đè nặng lên vai, lại phải "gánh team", chạy đua thành tích...
Nhưng điểm thi đua mà chi, thành tích mà chi bởi đó chỉ là ảo, còn tình yêu thương là thật. Trường học là nơi nuôi dưỡng con người, chứ không phải tạo ra thật nhiều điểm số.
Vì đâu những áp lực đang dồn nén lên vai người thầy? Chắc chắn là vì sự hài lòng của phụ huynh, của cấp trên và của xã hội. Có một sự thật là vì để đáp ứng những mong mỏi ấy, không ít giáo viên đã quên mất vai trò của mình là dạy chữ, dạy làm người cho trẻ.
Thay vào đó, họ cố gắng làm tròn vai nhưng lại vô tình đánh mất mình tự lúc nào. Nếu như giáo viên bộn bề với công việc của mình, không có khoảng lặng để thở, để nhìn lại và ngẫm nghĩ, rất có thể sẽ kéo theo những sai lầm này đến sai lầm khác.
"Vì đâu những áp lực đang dồn nén lên vai người thầy? Chắc chắn là vì sự hài lòng của phụ huynh, của cấp trên và của xã hội".
Cô giáo NGUYỄN PHI KHANH
Thiếu những khóa học đào tạo kỹ năng cho giáo viên
Ở trường tôi, thi thoảng cũng có đợt giáo viên được cử đi đào tạo, nhưng thực tế những khóa học ấy vẫn quá ít, chưa đủ đáp ứng. Chúng tôi vẫn còn "đói" những khóa đào tạo về kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng trong giao tiếp với học trò, kỹ năng đưa học trò vào nề nếp.
Chung quy lại, giáo viên thời nay trăm công nghìn việc, nếu thiếu kỹ năng xử lý tình huống sư phạm sẽ từ nghiêm khắc dẫn đến bạo hành. Chúng ta không thể đổ lỗi cho áp lực, cho những căng thẳng, mệt mỏi để dẫn đến những hành động sai lầm. Làm chủ cảm xúc cũng là bài học mà mỗi giáo viên nên học.
Với những gì đã trải qua, tôi nhận ra dù nghiêm khắc cũng phải nghiêm khắc trong tình yêu thương. Và hơn cả, chúng ta đừng nhầm lẫn giữa nghiêm khắc và bạo hành. Đừng nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực khi đứng lớp.
Bạo hành và nghiêm khắc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người lại nhầm lẫn, đánh đồng. Sau một sự vụ nào đó, dư luận lên tiếng chỉ trích người thầy.
Có người cho rằng giáo viên mà đánh, nặng lời với học sinh thì nên ra khỏi ngành. Nhưng trong thực tế đó chỉ là giải pháp tức thời, nhỏ lẻ. Chúng ta cần một giải pháp bền vững, chứ không thể rách đâu vá đấy.
Theo tuoitre
Trần lớp học rơi trúng ba học sinh lớp 1 Sau một ngày nhập viện điều trị, do vết thương nhẹ, ba học sinh trường Tiểu học Lý Học (TP Hải Phòng) đã được xuất viện. Tảng vữa trát tường rơi xuống lớp học. Ảnh: MS 16h30 chiều 26/11, trong lúc cô và trò lớp 1C trường Tiểu học Lý Học (Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) chuẩn bị ra về thì cả mảng...