Tốt nghiệp THPT có thể học ngành Cơ Điện tử miễn phí với Bosch
Bosch phối hợp cùng trường CĐ Công nghệ Quốc tế LILAMA 2 triển khai Chương trình đào tạo nghề song hành (TGA) tuyển sinh khóa học mới cho năm 2020 với chỉ tiêu là 24 sinh viên cho ngành học Cơ Điện tử.
Phương thức xét tuyển được dựa trên điểm thi THPT của thí sinh trong ba năm gần nhất 2020, 2019, 2018. Đồng thời, thí sinh sẽ trải qua phần thi IQ, EQ và vòng phỏng vấn trực tiếp. Học viên trúng tuyển được miễn học phí và nhận trợ cấp hàng tháng, ngoài ra còn được đào tạo các kỹ năng mềm khác.
Chương trình học bao gồm 25% thời gian học lý thuyết tại trường CĐ Công nghệ Quốc tế LILAMA2, 75% thời gian thực hành nhằm đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật với thiết bị hiện đại tại nhà máy Bosch ở Long Thành, Đồng Nai.
Bạn Nguyễn Thị Thúy, một trong 3 học viên TGA tốt nghiệp xuất sắc nhất niên khóa 2016 – 2020.
Chương trình TGA trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cho học viên, giúp họ đảm nhiệm những vị trí quan trọng ngay khi tốt nghiệp.
Video đang HOT
Mô hình TGA (tiếng Đức: Technisch Gewebliche Ausbildung) được biết đến như “Xưởng huấn luyện nghề nghiệp”, là khái niệm hình thành tại Bosch hơn 100 năm trước. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng lên hàng trăm cơ sở trên toàn thế giới với hơn 100.000 sinh viên.
Tại Việt Nam, học viên của TGA được đào tạo bài bản bởi đội ngũ chuyên gia cao cấp và môi trường học tập hiện đại. Tất cả học phí, cơ sở vật chất được Tập đoàn Bosch tài trợ 100%. Chương trình được xây dựng theo tiêu chuẩn Đức, hướng đến xây dựng đội ngũ nhân sự tay nghề cao, góp phần phát triển đội ngũ lao động tay nghề cao trong tương lai.
Tính đến tháng 4/2020, Bosch TGA tại Đồng Nai có 168 sinh viên đã và đang theo học (trong đó 24% là sinh viên nữ), 88 trong số đó đã tốt nghiệp.
Ứng tuyển tại: https://smrtr.io/4mWSH, Email apprenticeship.hcp@vn.bosch.com.
Ngành cần nhân lực nhưng không có người học
Thực tế hiện nay, nhiều đơn vị tuyển dụng đang cần nhân lực có tay nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp nhưng không có người để tuyển.
Ít thí sinh vào trường nghề sẽ làm mất cân bằng thị trường lao động trong tương lai - ẢNH: MỸ QUYÊN
Nhiều ngành không mở được lớp
Thạc sĩ Nguyễn Tấn Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, cho biết: "Hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề ở trình độ trung cấp, CĐ rất cao. Trường có một số ngành khó tuyển nhưng nhu cầu công ty đang rất cần. Ví dụ ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, chuyên ngành hóa nhuộm và da giày. Hiện có 3 công ty tài trợ học phí cho toàn bộ sinh viên đang theo học ngành hóa nhuộm. Sau khi tốt nghiệp, nếu có nhu cầu thì về các doanh nghiệp này làm việc. Thế nhưng, số lượng thí sinh đăng ký vào những ngành này rất ít.
Tại Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, tiến sĩ Trương Nguyễn Ánh Nga, Hiệu trưởng, cho biết có những ngành nghề tuyển dễ nhưng bên cạnh đó, một số ngành mấy năm nay không mở được lớp do chỉ có vài hồ sơ/ngành, như: thư viện, kinh doanh xuất bản phẩm, thiết kế công nghiệp...
"Những ngành này nhu cầu việc làm đều có, đặc biệt ở trình độ CĐ học đi sâu vào thực hành, kỹ năng làm việc rất tốt nhưng do bậc lương CĐ thấp nên các em lại đi học ĐH nhiều hơn", bà Ánh Nga nhìn nhận.
Tiến sĩ Trần Mặc Khách, Hiệu trưởng Trường trung cấp Mai Linh, cho rằng năm nay một số ngành đặc biệt tuyển khó gồm: nhà hàng - khách sạn, sư phạm mầm non, du lịch, dịch vụ...
Thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề
Theo ông Trần Anh Tuấn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, thị trường lao động những năm gần đây luôn có tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề, vừa thừa vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất - kinh doanh.
"Trong giai đoạn 2020 - 2030, nhu cầu nhân lực qua đào tạo tại các tỉnh, thành phố khu vực phía nam và TP.HCM chiếm bình quân trên 90%. Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân trên 85% với bậc CĐ là 20%, trung cấp chiếm 35% và sơ cấp 30%. Khảo sát cho thấy nhu cầu lao động trình độ ĐH tại TP.HCM hằng năm là 13%, khoảng 13.000 người trong khi trình độ CĐ và trung cấp là hơn 50%, khoảng trên 150.000 người", ông Tuấn chia sẻ.
Ông Tuấn cho rằng nếu lượng người vào CĐ, trung cấp thấp hơn ĐH thì sẽ gây ra hệ lụy như doanh nghiệp thiếu nguồn tuyển từ trường nghề, trong khi cử nhân ĐH lại dư thừa dẫn đến thất nghiệp, muốn có việc làm phải đào tạo lại.
Có mặt trong Ngày hội việc làm do Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Yến Phi, Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH thương mại - sản xuất Vạn Sự Lợi, cho biết số lượng mà doanh nghiệp này tuyển dụng ở bậc CĐ và trung cấp luôn nhiều hơn bậc ĐH. "Sinh viên tốt nghiệp ĐH nộp hồ sơ rất nhiều nhưng có những vị trí không cần trình độ ĐH. Chúng tôi cần những ứng viên học đúng nghề, làm đúng chuyên môn và có kỹ năng, tay nghề cao nên người học CĐ, trung cấp sẽ rất phù hợp", bà Yến Phi thông tin.
Theo tiến sĩ Trần Mặc Khách, việc này khiến doanh nghiệp bắt buộc phải linh hoạt bằng cách tuyển dụng lực lượng lao động không đúng chuyên môn và chưa có tay nghề rồi đào tạo lại, gây tốn kém và lãng phí cho xã hội.
Điểm sàn Đại học Hải Phòng năm 2020 xét tuyển Điểm sàn Đại học Hải Phòng năm 2020: Điểm sàn xét tuyển vào Đại học Hải Phòng năm 2020 đã chính thức được công bố đến các thí sinh. Trường Đại học Hải Phòng thông báo Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển Đại học hệ chính quy - khối ngành Kinh tế, Công nghệ, Du lịch, Ngoại ngữ đối với Phương thức...