Tốt nghiệp ĐH ngoài sư phạm muốn làm giáo viên phải học thêm hơn 30 tín chỉ
Bộ GD-ĐT vừa ban hành các thông tư quy đinh chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho người tốt nghiệp trình độ ĐH ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học, THCS và THPT.
Người tốt nghiệp ĐH ngoài sư phạm muốn làm giáo viên tiểu học phải học 35 tín chỉ nghiệp vụ – BÍCH THANH
Thông tư này cho biết chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp trình độ ĐH ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học dành cho những người tốt nghiệp trình độ ĐH ngành phù hợp với các môn học âm nhạc, mỹ thuật, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, ngoại ngữ, hoặc những người đã được tuyển dụng làm giáo viên nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Theo đó, khối lượng chương trình gồm 35 tín chỉ. Trong đó, phần bắt buộc là 31 tín chỉ gồm các nội dung như tâm lý học giáo dục, sinh ly học trẻ em, giao tiếp sư phạm, quản lý hành vi học sinh, phương pháp dạy môn học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy học… Phần tự chọn gồm 4 tín chỉ, trang bị các kiến thức về tổ chức sinh hoạt chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp và công tác đội, tổ chức hoạt động trải nghiệm…
Video đang HOT
Đối với những người tốt nghiệp trình độ ĐH ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT và những người đã được tuyển dụng làm giáo viên nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp theo quy định của BGD-ĐT, phải học khối học phần chung (17 tín chỉ, 15 bắt buộc và 2 tự chọn) và khối học phần nhánh (17 tín chỉ).
Tại khối học phần chung, người học sẽ được trang bị kiến thức về tâm lý học giáo dục, giáo dục học, lý luận dạy học, quản lý nhà nước về giáo dục, giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường…
Tại khối học phần nhánh THCS/THPT, gồm có 9 tín chỉ lựa chọn theo môn học, 6 tín chỉ thực hành, thực tập bắt buộc ở trưởng phổ thông và 2 tín chỉ tự chọn. Các môn học gồm phương pháp dạy học (tên môn học), tổ chức dạy học, thực hành dạy học…
Sau khoá học trong vòng từ 1-2 năm, người học sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng để trở thành giáo viên khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình và có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 5 điểm trở lên.
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp ĐH muốn làm giáo viên THCS, THPT
Bộ GD&ĐT dự thảo chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT.
Ảnh minh họa/internet
Đối tượng áp dụng là những người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS, THPT;
Những người đã được tuyển dụng làm giáo viên nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp theo quy định của Bộ GD&ĐT và các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).
Khối học phần chung: 17 tín chỉ, gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 2 tín chỉ tự chọn. Khối học phần nhánh: 17 tín chỉ/nhánh. Trường hợp người học tham gia học cả 2 học phần nhánh thì chỉ cần học 1 lần khối học phần chung.
Hình thức tổ chức bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng trực tiếp; Bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lựa chọn hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Dự thảo cũng đưa ra một số học phân không bồi dưỡng trực tuyến.
Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 5 điểm trở lên.
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo thực hiện việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho người học khi hoàn thành khóa học theo quy định.
Mẫu chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng theo các quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Thanh Hóa: Hơn 6.000 cán bộ, giáo viên chia nhiều địa điểm tập huấn SGK lớp 1 mới Trong hai ngày (13, 14/7), hơn 6.000 cán bộ, giáo viên của tỉnh Thanh Hóa tham gia tập huấn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới, do Sở GD&ĐT tỉnh này tổ chức. Hơn 6.000 giáo viên dạy lớp 1 và cán bộ quản lý trường Tiểu học ở Thanh Hóa bắt đầu tham gia tập huấn SGS lớp 1 mới. Sáng nay...