Tốt nghiệp đại học, tôi sẽ làm gì?
Chúng ta làm những gì suốt quãng đời sinh viên? Chúng ta là ai khi bước ra khỏi cổng trường đại học?… – là những câu hỏi đầy trăn trở của một bạn trẻ.
Chúng ta làm những gì suốt quãng đời sinh viên?
Có lẽ ngày đầu tiên, khi bước chân vào cổng trường đại học, cao đẳng chúng ta – những người trẻ đang hừng hực nhiệt huyết vì đã vào được chuyên ngành, trường học mình mong muốn.
Tất cả những gì tự hứa với bản thân chính là sẽ học thật tốt, cố gắng ra trường để có thể theo đuổi ước mơ về sự nghiệp bản thân trong tương lai. Cố gắng vạch ra định hướng của mình để có thể làm theo, nỗ lực hết mình để đi đúng hướng.
Tranh minh họa.
Nhưng…
Trong suốt 4 năm học đại học hay 3 năm học cao đẳng chúng ta thay đổi như thế nào?
Trong suốt những năm ngồi trên giảng đường, những suy nghĩ của chúng ta đang đi dần dần lệch ra khỏi quỹ đạo mà chúng ta đã định sẵn kèm với đó là những suy nghĩ chán chường, càng học càng thấy mông lung không biết tương lai mình ra sao?
Có những người mệt mỏi, quyết định dừng lại, dang dở việc học hành của mình để đi làm, để khởi nghiệp, có người dừng lại để đi vào những con đường dành cho những con người có lối sống lệch lạc, sai lầm và trượt dài trong đó…
Có những người trong chúng ta thì chợt giật mình tự hỏi bản thân: “Mình học ngành này thì được gì? Mình ra trường sẽ làm những gì? Cuộc sống mình sau này về đâu? Hình như ngày xưa mình chọn ngành này là sai lầm thì phải?”.
Sự thật là nhiều người trong chúng ta lúc đó vẫn phải cố gắng, cố gắng không phải là để theo đuổi ước mơ, mà cố gắng nhanh nhanh để ra trường, để có 1 tấm bằng mà khi cầm trong tay tấm bằng đó chúng ta lại lạc lối giữa cuộc sống này không biết đi đâu, về đâu, làm gì?
Đơn cử như tôi – ngày xưa ngành Tài chính – Ngân hàng đang “hot”, tôi cố gắng hết sức mình nhưng vẫn chỉ dừng lại tại 1 cổng trường đại học dân lập và trong suốt 4 năm học tôi đã, đang và vẫn hỏi mình những câu hỏi trên.
Và sự thật đau lòng hơn nữa khi mà bố mẹ hỏi tôi khi tôi ra trường tôi sẽ làm được gì?
Video đang HOT
Giật mình nhận ra có rất nhiều kiến thức mà tôi học ở trường hinh như không áp dụng được cho tôi trong cuộc sống sau này.
Những kiến thức về kinh tế về ngân hàng tôi được thật sự là có ích.
Nhưng điều đầu tiên tôi học được khi vào đời không phải là áp dụng những kiến thức đó mà là dựa vào những mối quan hệ của tôi để đi mở thẻ ngân hàng, đến lúc các mối quan hệ đã cạn thì tôi lại bị “đá” đi như chưa bao giờ bước chân vào đó.
Nhiều anh chị ra trường trước tôi nhờ có chút địa vị, có chút “cửa sau” có thể có 1 số vị trí nhất định trong ngân hàng nhưng rồi cũng chỉ tồn tại được vài năm sau đó lại phải chuyển ra ngành ngoài để làm.
Có rất nhiều, rất nhiều ngành nghề cũng đang tồn tại như vậy!
Tôi tự hỏi: “Liệu khi tôi ra trường tôi có rơi vào tình trạng như vậy không? Tôi sẽ làm được gì sau khi mình tốt nghiệp?”.
Chúng ta là ai khi bước ra khỏi cổng trường đại học?
Bởi, người ta cần là kinh nghiệm. Hầu hết những công ty, xí nghiệp đều muốn tuyển người có kinh nghiệm 1, 2 năm làm việc (trừ làm lao động phố thông).
Sinh viên vừa chân ướt, chân ráo ra ngoài đời sao đáp ứng được điều kiện này.
Một vòng luẩn quẩn. Chúng ta phải chấp nhận một là chịu đi làm trái ngành, trái nghề, hai là chúng ta phải chấp nhận công việc đúng ngành, đúng nghề nhưng với một mức lương cực thấp.
Điều chúng ta nhận được thật sự là “đắng” là “chua” là “cay”, là những con người dù có nhiệt huyết bao nhiêu nhưng rồi chính chúng ta bị cuộc sống đưa đẩy để rồi lại một lần nữa lạc lối giữa những con đường mà chúng ta đã từng lựa chọn.
Quan trọng là tôi, bạn và chúng ta có đầy đủ bản lĩnh để đương đầu với những khó khăn của cuộc sống này hay chúng ta sẽ gục ngã trên chính những con đường mà chúng ta đã chọn?
Vì cuộc sống là không chờ đợi, hãy làm tất cả những gì mà chúng ta có thể ngày hôm nay, phấn đấu hết mình để có thể tiến bước tời thành công!
Không có con đường nào dẫn đến thành công mà trải hoa hồng cho người trẻ chúng ta mà chính chúng ta sẽ là người biến những con đường đầy gian khó, chông gai thành hoa hồng nếu cố gắng hết mình!
Bài viết này chỉ là ý kiến chủ quan của tôi – một người trẻ.
Theo ZeePee Kun/Báo Tuổi trẻ
Liên tiếp học sinh tự tử: Phụ huynh cần làm gì?
"Hơn ai hết, phụ huynh nhất định phải làm bạn với con, hãy nhớ lại tuổi trẻ cũng có lúc bồng bột của chính mình mà cảm thông cho lũ trẻ".
Đó là những chia sẻ của TS. Vũ Thu Hương (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) khi thời gian gần đây liên tiếp nhận được tin xảy ra những vụ tự tử mà nạn nhân là các em học sinh.
- Là người nghiên cứu và tư vấn nhiều cho phụ huynh cũng như học sinh về kỹ năng sống, theo bà nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rất đau lòng này?
- Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ bị rơi vào tình trạng bất thường về tâm lý. Những khi gặp những chuyện khó khăn, buồn nản mà xung quanh không có ai chia sẻ, tháo gỡ, các em sẽ dễ dàng nghĩ đến phương thức giải quyết tiêu cực này.
Lời vĩnh biệt của học sinh.
Lý do thì có rất nhiều nhưng rõ ràng là các cháu thiếu sự cảm thông của cha mẹ, người thân. Cảm giác cô độc, bơ vơ, thiếu đi chỗ dựa tình cảm. Đặc biệt, với những cháu không có bạn thân thì chuyện này sẽ càng nghiêm trọng và dễ xảy ra hơn.
Một nguyên nhân nữa có thể sẽ phụ thêm cho những suy nghĩ tiêu cực của các em là cuộc sống quá đơn điệu. Các em có quá ít những hoạt động nên cuộc sống trở nên quá nhàm chán. Vậy nên khi đối mặt với chuyện buồn như tình cảm bị gia đình ngăn trở, các em sẽ dễ dàng cảm thấy cuộc sống mất hết niềm vui, tuyệt vọng về cuộc sống. Từ đó, các em dễ dàng quyết định từ bỏ cuộc sống.
Như vậy, cuộc sống chỉ có học hành cũng làm cho các em mệt mỏi và dễ làm nảy sinh suy nghĩ và hành động tiêu cực.
Những em có hoàn cảnh sống quá sung sướng cũng có nhiều khả năng rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Lý do có vẻ hơi ngược nhưng khó khăn chính lại khiến cho một người trẻ tuổi dần dần mạnh mẽ và dễ dàng giải quyết tâm trạng xấu của chính mình.
- Vậy theo bà, tại sao tự tử lại dần trở thành một cách thức ngày càng nhiều em nghĩ đến ngay khi đối mặt với khó khăn, chuyện buồn chán trong cuộc sống?
- Tuổi trẻ là lứa tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống. Những khi rơi vào tâm trạng xấu, xu hướng các em suy nghĩ đến các phương án giải quyết hết sức tiêu cực là bình thường. Khi cuộc sống quá dễ dàng, nhàm chán, thiếu niềm vui, các bạn cảm thấy cái chết có vẻ dễ hơn, thoải mái hơn.
Tâm trạng con người rất dễ lan truyền. Khi bạn vui, xung quanh bạn cũng cảm thấy yêu đời và thoải mái. Khi bạn buồn, những người gần gũi của bạn cũng cảm thấy mệt mỏi, chán chường.
Nếu đám trẻ có quá ít hoạt động, suốt ngày chỉ học hành theo yêu cầu của cha mẹ thì việc các em muốn rời bỏ thế giới hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều khi các em không nhận thức hết được mức độ khủng khiếp của hậu quả chính mình gây ra như cái chết, nỗi đau đớn của gia đình, người thân, hoặc thương tật vĩnh viễn, sống và tồn tại trên xe lăn... Vì thế, đôi khi chỉ nghĩ tự tử như một sự đánh đổi đặc biệt mà thôi.
- Trong những câu chuyện về học sinh tự tử này thường có yếu tố liên quan đến việc phụ huynh ngăn cấm cản trở chuyện tình cảm. Vậy theo chị việc đó có nên hay không?
- Phụ huynh thường hay suy nghĩ một chiều, có tính áp đặt rất cao đến con cái. Để thoát ra khỏi tình trạng này đòi hỏi ý chí và sự hiểu biết rất sâu sắc về giới trẻ. Tuy nhiên, điều này không đơn giản và thực tế rõ ràng là không nhiều phụ huynh làm được.
Trong chuyện tình cảm của con trẻ, phụ huynh thường lo ngại và gắn tình yêu và tình dục là một, cũng như có suy nghĩ yêu thì sẽ cưới. Nhận xét bạn bè của con, hướng con đến một đối tượng cha mẹ thích hoặc ép buộc, cản trở tình cảm với đối tượng mà cha mẹ không thích là việc mà rất nhiều cha mẹ đã làm.
Tuy nhiên, cha mẹ không phải là chính người đang yêu, do vậy cha mẹ không thể hiểu nổi suy nghĩ của con. Do vậy, có thể nói việc ngăn trở, ép buộc là việc tuyệt đối không nên làm.
- Vậy theo bà, cần làm gì để tránh xảy ra những câu chuyện tương tự và có lời khuyên nào dành riêng cho các phụ huynh?
Để tránh xảy ra những câu chuyện buồn như thời gian qua, tôi nghĩ việc đầu tiên là các phụ huynh hãy cho con tham gia thật nhiều các hoạt động ngoài học tập, tạo cuộc sống phong phú và yêu đời cho con.
Ngoài ra, hơn ai hết, phụ huynh nhất định phải làm bạn với con, hãy nhớ lại tuổi trẻ cũng có lúc bồng bột của chính mình mà cảm thông cho lũ trẻ. Và có thể dạy cho con các kinh nghiệm sống bằng cách kể lại cho con kỉ niêm xưa kia cũng là phương án tối ưu để khuyên răn tuổi teen.
Tìm hiểu để biết về cuộc sống của con không có nghĩa là can thiêp thô bạo vào các mối quan hệ, đọc nhật kí, tra vấn bạn bè... Thể hiện tình yêu và sự quan tâm với con cũng không thể sử dụng phương thức ép buộc hay ngăn trở tình yêu.
Còn với các bạn trẻ, tôi khuyên các bạn hãy đổi mới cuộc sống của riêng mình, luôn tìm kiếm và tham gia những hoạt động hữu ích. Hãy chia sẻ mọi khó khăn của mình với bạn bè và gia đình, tuyệt đối không để bản thân rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Hãy dành chút thời gian dù ít ỏi của mình cho những công việc mà mình yêu thích, đó sẽ là chỗ dựa cho các bạn khi gặp chuyện buồn nản.
Trong quan hệ với cha mẹ, thay vì đối đầu, các bạn nên tìm kiếm sự ủng hộ bằng những lời tâm sự nhẹ nhàng bởi mọi chuyện đều có thể giải quyết. Hơn nữa, trước khi các bạn có người yêu, các bạn vẫn sống và sống tốt. Vì thế, đừng để cuộc đời của mình rơi vào tình trạng tuyệt vọng chỉ vì một mối quan hệ với một bạn trẻ nào đó.
Hơn nữa, các bạn hãy quan tâm đến việc các bạn sẽ làm gì, cống hiến gì cho cuộc đời này. Đặt mình vào những nhiệm vụ mới, các bạn sẽ nhanh chóng quên đi mọi nỗi buồn và chắc chắn niềm vui sẽ đến.
Theo Thanh Hùng/Báo Infonet
Tâm sự một giảng viên: Ân hận vì không về thăm lại thầy cô cũ Tôi vẫn thấy ánh mắt hai người lưu luyến mãi nhìn theo. Hình ảnh hai giáo sư giản dị đứng cạnh cánh cổng đã phong sương có lẽ là hình ảnh đẹp nhất mà tôi đã lưu giữ được sau những ngày thu Hà Nội này. GS.TS Ngụy Tuyết Nhung (ngoài cùng bên trái) Infonet khởi đăng loạt bài những kỷ niệm đáng...