Top những thực phẩm nguy hiểm nhất Việt Nam 2013
Người tiêu dùng luôn lo lắng cho sức khỏe vì những mối nguy rình rập đến từ thực phẩm. Cùng điểm qua những vụ tai tiếng ẩm thực đáng bàn nhất năm qua để thấy chúng ta đã trải qua một năm kinh hoàng như thế nào.
1. Trà chanh : 200.000 đồng/100 gram hương liệu hóa chất = 500 lít trà chanh!
Khoảng 3 năm trở lại đây, trà chanh trở thành xu hướng hot trong giới trẻ, đến thời điểm này, món đồ uống này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi đã “thâm nhập” khắp nẻo to hẻm nhỏ khắp đất nước. Vì tính siêu lợi nhuận của loại hình kinh doanh này mà nhiều người bán hàng đã sẵn sàng dùng những nguyên liệu chè vụn, chè rẻ tiền thậm chí cả…chất hóa học để giảm giá thành của trà chanh mà không nghĩ tới mối nguy to lớn dành cho người uống.
Tại hội thảo Khỏe và an toàn do Viện thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức ngày 23/7, cơ quan này đã công bố 9 mẫu trà chanh, trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía… được lấy ngẫu nhiên trên các con phố ở Hà Nội đều phát hiện chứa vi khuẩn E.coli, men mốc, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi vượt xa giới hạn cho phép.
Thực tế, chỉ cần vài loại phẩm màu, hóa chất là có thể “hô biến” thành hàng trăm lít trà chanh “thơm ngon”. 20.000 đồng/100 gram hương liệu tạo màu để pha…500 lít trà chanh, 30.000 đến 40.000 đồng cho 100 ml hương liệu tạo vị. Những con số này có làm cho dân nghiền trà chanh choáng váng?
2. Phô mai que hay cao su chiên xù?
Sự việc phô mai que được làm từ cao su đã được khuyến cáo từ cuối năm 2012, nhưng tới đầu năm 2013, hàng loạt người dùng mạng xã hội đã đăng tải những cảnh báo về việc ăn phải phô mai que “dởm”, thậm chí còn có người khẳng định chắc nịch đã nghe tận tại người bán hàng nói về điều đó.
Tuy nhiên có nhiều ý kiển phản bác rằng giá pho mai không quá đắt, người bán hàng không cần thiết phải sử dụng loại “cao su” nhập khẩu từ Trung Quốc để kiếm lời như vậy, nhưng việc có pha thêm phụ liệu để phô mai dai hơn là hoàn toàn có thể. Và vì sự việc này chưa được các nhà chắc năng kiểm chứng và nên tiếng, nên để bào vệ sức khỏe cho chính mình, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn món lạ từ những hàng quán vỉa hè, những món ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
3. Bún trắng đẹp nhờ hóa chất
Video đang HOT
Tháng 7/2013, cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện ra bún phở trên thị trường có chứa chất làm trắng quang học Tinopal. Đây là hóa chất gây hại đến đường tiêu hóa, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, thời gian dài sử dụng có thể gây suy gan, thận và ung thư.
Ngoài ra, một số chất hóa học độc hại khác như axit Oxalic hay chất bảo quản Natri Benzoat cũng được dùng tẩy trắng sai quy chuẩn. Sự việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tin của khách hàng cho những nhà cung cấp và sản xuất thực phẩm hàng ngày.
4. Gà vàng là gà tẩm bột sắt
Các bà nội trợ khi lựa chọn gia cầm làm sẵn thường quan tâm tới gà thành phẩm có lớp da vàng bắt mắt mà không biết rằng mình có thể là nạn nhân của hóa chất nhuộm gà.
Ngày 22/8, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP.HCM phát hiện một số đối tượng đang tổ chức giết mổ gia cầm trái phép tại khu đất trống thuộc tổ 6, ấp 3, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh. Các đối tượng nhanh chóng tẩu tán các tang vật vi phạm, tại hiện trường, chỉ còn vài con vịt sống và vịt đã được giết mổ, cùng với một số dụng cụ dùng để giết mổ, đặc biệt là có một hộp hóa chất màu vàng dùng để nhuộm gia cầm sau khi giết mổ.
Vậy là nghi ngờ về việc nhuộm da gà từ lâu nay đã có lời giải đáp, và các bà nội trợ lại một lần nữa thở dài vì giờ đúng là…không còn biết tin vào đâu.
5. Nem chua làm từ bì lợn bẩn
Vào tháng 4/2013, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phanh phui một cơ sở sản xuất nem chua có dự trữ 2,5 tấn bì lợn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có hợp đồng mua bán hàng hoá, không có hoá đơn chứng từ và không được kiểm định chất lượng vệ sinh thực phẩm.
Được biết, số hàng này được nhập về từ Nam Định trong khoảng thời gian tháng 12/2012 và được bảo quản trong tủ cấp đông. Bình quân mỗi ngày cơ sở này bán khoảng 50kg bì lợn dạng sợi cho các cơ sở sản xuất nem chua trên địa bàn TP. Thanh Hoá.
6. Ruốc làm bằng máy trộn bê tông
Đầu tháng 10/2013, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện một cơ sở tại Bình Chánh sử dụng máy trộn bê tông để sản xuất chà bông (ruốc) bẩn.
Tại hiện trường, đoàn kiểm tra ghi nhận thịt gà sản xuất chà bông không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở này đã sử dụng máy trộn bê tông để sản xuất chà bông. Điều đáng lên án hơn nữa, thành phẩm được đặt trên nền nhà đầy ruồi nhặng, khi bị kiểm tra đột xuất, chủ cơ sở còn tìm cách tẩu tấn bằng việc để chà bông vào trong…toilet.
Câu chuyện rùng mình này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm của nhiều nhà sản xuất hiện nay.
7. Rượu độc gây chết người
Vào những ngày cuối năm, dư luận lại một lần nữa bàng hoàng trước thông tin 6 người tử vong do ngộ độc rượu tại Quảng Ninh. Tất cả các nạn nhân đều sử dụng cùng một loại rượu đóng trong chai nhựa 2 lít màu trắng: Rượu nếp 29 Hà Nội lô sản xuất ngày 12.10.2013 của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội.
Loại rượu này đã được lấy mẫu xét nghiệm có chứa hàm lượng Methanol cao gấp gần 2000 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đây là một loại cồn công nghiệp có độc tính cao, cấm sử dụng trong ăn uống.
Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã yêu cầu thu hồi khẩn cấp toàn bộ lô rượu trên trong phạm vi cả nước.
8. Khô mực làm từ xác động vật?
Ngày 27/8, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị bắt được 1,5 tấn mực khô xé nhỏ không có nguồn gốc xuất xứ. Sau đó, Chi cục gửi đi kiểm định tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế. Kết quả: “Mẫu xét nghiệm không phải mực khô”.
Qua khai thác, được biết lô mực khô này có xuất xứ từ Trung Quốc. Cụ thể mực khô giả làm từ nguyên liệu gì, cơ quan kiểm nghiệm không xác định được chính xác. Bằng mắt thường cũng rất khó nhận biết bởi mực khô giả đã được xé nhỏ. Kinh nghiệm cho thấy, rất có thể được làm bằng các loại xác động vật khác.
Tuy nhiên dù làm từ nguyên liệu gì, lô mực này cũng không đạt đủ tiêu chuẩn lưu hành và cần tiêu hủy. Chỉ vì hám lợi mà đã có không ít con người bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng người tiêu dùng.
Thiết nghĩ các cơ quan chắc năng cần phải quyết liệt hơn trong việc xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, để tới năm 2014, thị trường hàng tiêu dùng nói chung là thực phẩm nói riêng sẽ chuyển biến theo hướng tích cực, đảm bảo lợi ích tối đa cho người tiêu dùng.
Theo PNO
Best Mobile Products of the year 2013
Chương trình tìm kiếm và tôn vinh những sản phẩm di động được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn và yêu thích do Tạp chí Xã hội thông tin tổ chức, vừa diễn ra chiều nay 31 tháng 12 năm 2013 tại Tp HCM.
Đại diện Tạp chí Xã hội Thông tin phát biểu tại lễ trao giải
Đây là sự kiện thường niên và năm nay là năm thứ 2 giải thưởng này được tổ chức với tên gọi Best Mobile Products 2013. Giải thưởng được trao cho các sản phẩm công nghệ di động cụ thể, được sản xuất và phát triển bởi các thương hiệu có uy tín, được bình chọn bởi 20 phóng viên, biên tập viên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tại các cơ quan truyền thông của Việt Nam.
Năm nay, Best Mobile Products 2013 mở rộng với 14 hạng mục bao gồm: điện thoại di động cơ bản, điện thoại thông minh (smartphone), điện thoại thương hiệu Việt, máy tính bảng (tablet), máy tính xách tay (laptop), máy ảnh kỹ thuật số, máy quay kỹ thuật số, đồng hồ thông minh (smart watch) lưu trữ di động, ứng dụng di động, dịch vụ nội dung di động, dịch vụ điện toán đám mây, giải pháp di động của năm và giải pháp mobile marketing.
Best Mobile Products 2013 được đề cử chính thức từ hơn 30 đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực di động với hơn 100 sản phẩm và dịch vụ. Và sau thời gian bình chọn, ban tổ chức đã bình chọn: Giải điện thoại di động cơ bản thuộc về Nokia Asha 501 Dual; Điện thoại thông minh: Samsung Galaxy S4; Máy tính bảng: iPad Retina 2013; Máy ảnh kỹ thuật số: Nikon D600; Máy quay kỹ thuật số: Sony Handy Cam FDR-AX1; Máy tính xách tay: Sony Vaio Duo 13; Lưu trữ di động: USB Kingston DTSE9; Đồng hồ thông minh: Sony Smart Watch 2; ĐTDD thương hiệu Việt: Q-Smart Dream SI; Ứng dụng di động: Bitdefender Mobile Security; Dịch vụ Nội dung di động: Wada Store; Giải pháp di động: MoMo - Mobile Money; Dịch vụ Điện toán đám mây: Google Drive và Giải pháp Mobile Marketing: SoSmart.
Theo DTTD
Năm đầy biến động của 'làng' công nghệ thế giới Công nghệ thế giới có một năm đầy biến động với nhiều sự đổi mới, đi kèm không ít "báo động đỏ" trong năm 2013. Với vai trò dẫn đầu nền kinh tế, gây ảnh hưởng lên chính trị và hiện diện ở tất cả các ngóc ngách của đời sống xã hội, những câu chuyện của làng công nghệ hiển nhiên được...