Những dấu ấn trên Facebook trong năm 2013
Facebook ngay cang đong vai tro lơn hơn trong cuôc sông, trơ thanh nơi đê chung ta trao đôi vơi nhau nhưng vân đê “nong” cua xa hôi va co kha năng lan truyên nhưng xu hương, trao lưu ma binh thương không thê co. ICTnews xin chon loc ra nhưng điêm nong nhât trên Facebook trong năm qua.
Hình ảnh Đai tương Vo Nguyên Giap ngâp tran Facebook ngay ông ra đi
Rất nhiều người thay ca anh đai diên va anh bia Facebook băng hinh anh Đai tương Vo Nguyên Giap.
Ngay 4/10/ 2013 la ngay ca dân tôc Viêt Nam chết lặng trươc sư ra đi mãi mãi cua Đai tương Vo Nguyên Giap, vi Đai tương đâu tiên cua Quân đôi Nhân dân Viêt Nam, ngươi chi huy đât nươc ta đanh thăng 2 cương quôc trên thê giơi, môt tên tuôi găn liên vơi chiên thăng Điên Biên Phu.
Va nhưng ngươi dân Viêt Nam biêt tin đâu tiên đêu la nhơ Facebook, vơi không khi hoang mang đên kho ta. Rôi đên khi thông tin Đai tương qua đơi đươc xac nhân, ngươi ta không ai bao ai đông loat đăng anh ông cung nhưng thông điêp thương tiêc chân thanh, thâm chi thay ca anh đai diên va anh bia Facebook. Không hê qua lơi khi noi răng hinh anh Đai tương phu kin dong thơi gian cua rất nhiều ngươi thơi điêm ây.
Âm ĩ chuyên 3G tăng cươc
Dân mang chê anh vê tăng cươc 3G: Xem phim online băng 3G thi chăng khac nao đai gia.
Viêc VinaPhone, Viettel va MobiFone đồng loạt tăng cươc 3G vao thơi điêm giưa thang 10 đa phai chiu rât nhiêu luồng dư luân, đăc biêt trên Facebook cũng có nhưng cuôc tranh cai rất căng thăng. Một bộ phận cư dân mang đa phan đôi va đe doa tây chay 3G.
Vê vân đê nay, Bô trương Bô TT&TT Nguyên Băc Son đa tra lơi chât vân trươc Quôc hôi cuôi thang 11, trong đo khăng đinh không co dâu hiêu 3 nha mang băt tay nhau, đông thơi tăng gia cươc la đê đam bao ban đung gia thanh va đơt tăng cươc nay cung chi anh hương đên nhom nho ngươi thu nhâp cao.
Công ly trong vu “hôi bia” đươc bao vê
Hang bia Tiger đươc ca ngơi la xư ly vụ việc thâu tinh, đat ly va kip thơi.
Năm qua, Facebook thê hiên ro nhât vai tro phê phan thoi hư tât xâu va bao vê sư công băng xa hôi trong vu “hôi bia” ơ Đông Nai. Chiêc xe tai chơ hang do tai xê Hô Kim Hâu điêu khiên không may trơ thanh nan nhân cua môt canh tương hôi cua đang xâu hô khi khoang 1.500 ket bia đô ra đương và rất đông người dân lao đến nhặt. Anh Mâu tương chưng như săp phai đi tu vi không bôi thương đươc thiêt hai hang trăm triêu đông. Nhưng dư luân Facebook đa đa kich, phê phán rât nhiêu va cuôi cung, đich thân hang bia Tiger khăng đinh anh Hâu đươc miên trach nhiêm.
Phân nô trươc cach hanh ha tre em cua 2 bao mâu trường mầm non Phương Anh
Hinh anh bao mâu trương mâm non tư thuc Phương Anh hanh ha tre em gây phân nô.
Mơi đây thôi cư dân mang đã nôi cơn thinh nô khi chưng kiên nhưng bao mâu cua trương mâm non tư thuc Phương Anh ơ quân Thu Đưc, TP Hô Chi Minh, hanh ha cac chau nho đươc bô me tin tương gưi găm băng nhiêu “ngon nghê” tan đôc như bit mui, tat bôm bôp hay dôc ngươc đâu đưa tre xuông thung nươc. Ngươi ta con tim thây Facebook cua 2 cô bao mâu đôc đia va “ua vao” măng mo, lên an. Điêu đang sơ la Facebook cua 2 cô bao mâu vân có nhưng hinh anh vui ve, thân thiêt vơi tre em khiến không ai ngơ phía sau những bức ảnh, ho lai trơ nên độc ác như vây.
Đau long hơn đây không phai trương hơp bao hanh tre em đâu tiên bi phat hiên. Trươc đây la vu an bao mâu Hô Ngoc Nhơ, sinh năm 1995, đap thô bao dân đên cai chêt cua môt chau be 18 thang tuôi. Cung vi thê cac bâc cha me giơ đây bi căng thăng hơn khi chon trương hoc cho con.
Cô gai banh trang trôn bông nhiên nôi tiêng
Dân Facebook co thê bi cuôn vao nhưng câu chuyên “không đâu” như ve đep cua cô gai banh trang trôn.
Video đang HOT
Vi ve đep diu dang, trong sang ma môt cô gai đưng ban banh trang trôn ơ Thanh phô Đa Lat bông nhiên trơ thanh đê tai nong trên Facebook măc du cô gai nay cung chi sông môt cuôc đời bình dị như bao cô gai tre khac. Nêu không phai vi Facebook la môt mang xa hôi tiên dung thi chăc chăn se không thê co chuyên ca nươc xôn xao lên vi môt cô gai binh thương như thê.
Facebook co thê se thay đôi cuôc đơi cô mai mai. Vi Facebook ma cô gai banh trang trôn (tên thât la Lưu Hoai Bao Chi) bông nhiên nôi tiêng, quan xa đông vui hơn hăn, thu nhâp hang ngay nghe noi tăng… 10 lân va đăc biêt cô con đươc mơi lam đai sư cho game online, măc du cuôc sông gia đinh co thê bi đao lôn đôi chut.
Ngoai ra, con co nhưng câu chuyên khac “tao lao” ơ nhưng mưc đô khac nhau, chăng han như viêc môt chang trai bi ban gai châm choc trên Facebook vi đi chơi mang theo co 100 nghin, hay môt cô gai quay canh ngươi yêu cu cho ngươi đên tân nha đoi qua sau khi chia tay.
Xuât xương hang loat phiên ban MV “Anh không đoi qua”
Phiên ban “Anh không đoi qua” gôc gây sôc, keo theo hang loat phiên ban mơi ra đơi.
Tât ca nhưng câu chuyên “tao lao” trên mang đêu đươc lông ghep vao cac MV ( music video) chê bai “Anh không đoi qua”, do cac ban tre trên khăp moi miên đât nươc tư biên tư diên sau khi co MV “Anh không đoi qua” chinh thưc do Only C va Karik trinh bay, tao ra hang loat cac phiên ban cac vung miên khac nhau.
Ba Tưng gây cơn sôt vơi khâu hiêu “không ao ngưc”
Ba Tưng chiêm linh không gian Facebook năm nay vê khoan “sexy”.
Vơi khâu hiêu “Vi môt thê giơi không ao ngưc”, Ba Tưng lam chu không gian mang trong năm 2013 vê khoan “sexy”. Cô gai co tên thât Lê Thi Huyên Anh liên tiêp tung lên nhưng đoan clip nhun nhay hoăc đua nghich lung tung ma không chiu măc ao ngưc. Ba Tưng tiêp tuc la tâm điêm chu y ngay ca khi thưc hiên phâu thuât thâm my.
Running Man khiên Arsenal trơ nên gân gui hơn
Arsenal chiêm đươc cam tinh cua fan Viêt Nam vi sư ưu ai Running Man.
Môt nhân vât “đôc”, “la” khac đươc công đông mang chu y trong năm 2013 la anh chang Vu Xuân Tiên, ngươi đươc bao chi nươc ngoai mênh danh la “Running Man” vi chay bô theo chiêc xe buyt cua Arsenal trong chuyên thi đâu giao hưu cua đôi bong nay ơ Viêt Nam. “Running Man” la tiêu đê cua rât nhiêu tac phâm nghê thuât như cuôn tiêu thuyêt khoa hoc cua Stephen King hay môt bô phim hanh đông co Arnold Schwarzernegger.
Qua thât sư đôi đai trong thi vơi Running Man đa giup Arsenal trơ nên gân gui va thân thương hơn đôi vơi cac fan Viêt Nam, góp phần lam chuyên du đâu thanh công hơn dư kiên.
Bill Gates vưa “chê”, vưa khich lê Viêt Nam
Chu đê côt điên chăng chit ơ Viêt Nam đươc Bill Gates đưa ra trên Facebook.
Ngươi Viêt năm qua co dip “phat hoang” khi Bill Gates đăng hinh anh mang dây điên chăng chit như mang nhên ơ Viêt Nam trên Facebook cua minh. Bill Gates la ngươi giau nhât nươc My va giau thư nhi thê giơi (theo xêp hang cua Forbes năm 2013), la môt ngươi co tâm anh hương sâu rông it ai sanh băng va la thân tương cua phân đông giơi tre. Thê nên hinh anh “mang nhên” Viêt Nam cua ông cung khiên chung ta co chut xâu hô vơi cac nươc khac.
Tuy nhiên, bên canh đo la sư gop y thăng thăn va băn khoăn chân thanh cua Bill Gates ma tât ca phai thưa nhân. Đung như Bill Gates viêt răng “Nhu câu năng lương cua Viêt Nam tăng 14% môi năm, điêu nay đăt mang lươi cu dươi tinh trang qua tai”, hinh anh “mang nhên” đa khiên chung ta môt lân nưa phai ngôi lai tim giai phap thao gơ.
Biêt đâu nhơ Facebook ma Bill Gates co thê quan tâm sâu sat tơi Viêt Nam va tao nên sư biên chuyên tư khoang cach nưa vong trai đât. Đâu thang 12, Bill Gates đa dung bưc anh chup nhưng đưa tre nông thôn Viêt Nam vân đông cho quy tư thiên World Vision, đê “xây môt thê giơi tôt đep hơn”.
Theo ICTnews
Tăng cước 3G và bùng nổ OTT đứng đầu 10 sự kiện ICT 2013
Cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa OTT nội Zalo và các đối thủ sừng sỏ nước ngoài làm tốn nhiều giấy mực của báo giới, trong khi việc tăng cước 3G đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ.
Dưới đây là 10 sự kiện công nghệ thông tin, truyền thông nổi bật nhất tại Việt Nam trong năm qua, theo bầu chọn của các nhà báo chuyên trách về lĩnh vực này.
1. Nhà mạng đồng loạt tăng cước 3G
Ngày 16/10/2013, VinaPhone, MobiFone và Viettel đồng loạt tăng giá cước dịch vụ 3G. Bộ TT&TT xác nhận đây là lần điều chỉnh cước có gói cước tăng, có gói cước giảm và có gói cước giữ nguyên nhưng tính tổng thể thì cước 3G sẽ tăng khoảng 20%. Các mạng di động cho rằng lí do mà họ đề xuất tăng cước 3G là do dịch vụ này đang bán dưới giá thành quá nhiều. Vì vậy, nếu không tăng cước 3G thì nhà mạng sẽ bị lỗ và rất khó khăn trong việc đầu tư mở rộng mạng 3G cũng như đảm bảo chất lượng của dịch vụ này. Theo thống kê của Bộ TT&TT ngay cả sau khi đã tăng 20% thì cước 3G của Việt Nam vẫn chỉ bằng 19,4 % so với cước 3G trung bình của các nước và mới chỉ bằng khoảng 50% so với giá thành dịch vụ.
Tuy nhiên, việc tăng cước 3G này đã khiến nhiều khách hàng tỏ ra bất bình bởi đây đang là thời điểm kinh tế khó khăn và có một số gói cước bị tăng quá cao lên đến trên 200%. Trong khi đó, chất lượng dịch vụ 3G khiến nhiều khách hàng phiền lòng. Thậm chí một số khách hàng đã phản ứng bằng cách hủy dịch vụ này sau khi nhà mạng tăng cước 3G. Giới truyền thông cũng đặt ra nghi vấn có hay không khả năng nhà mạng bắt tay tăng cước 3G. Trước vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan quản lí cạnh tranh khẩn trương nắm tình hình vụ việc, nếu có dấu hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tiến hành điều tra, xử lí theo đúng quy định của pháp luật
2. Bùng nổ thị trường OTT
Năm 2013 chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có của các ứng dụng nhắn tin gọi điện miễn phí (OTT) với hàng chục triệu người Việt đăng kí sử dụng. Bên cạnh phần mềm gọi điện Viber đến từ Israel đang chiếm vị trí dẫn đầu với 8 triệu người dùng, là sản phẩm nhắn tin Zalo của Việt Nam đang bám đuổi rất sát với hơn 7 triệu người dùng (Zalo là 1 điểm sáng nổi bật của ngành công nghệ trong nước vốn rất ít sản phẩm có thể cạnh tranh được với các ứng dụng quốc tế). Line (Nhật Bản) đứng thứ 3 với 4 triệu, còn Kakao Talk - OTT đến từ Hàn Quốc chấp nhận rời cuộc chơi. Zalo là một điểm sáng nổi bật của ngành công nghệ trong nước vốn rất ít các sản phẩm có thể cạnh tranh với những sản phẩm quốc tế.
Trong khi đó, các mạng di động lại than phiền doanh thu của họ bị giảm cả nghìn tỉ đồng do người dùng sử dụng OTT thay thế cho gọi điện và SMS truyền thống. Lãnh đạo Bộ TT&TT khẳng định, OTT là xu hướng công nghệ mới của thế giới, đem lại lợi ích lớn cho người dùng nên không thể ngăn cản sự phát triển. Cơ quan quản lí đưa ra định hướng là phải có sự hợp tác giữa nhà mạng và OTT để đem lại lợi ích lớn hơn cho người dùng; nhưng tới tận cuối năm, câu chuyện chưa có lời giải rõ ràng.
3. Chính phủ ban hành Nghị định số 72 về quản lí thông tin trên mạng
Kể từ 1/9/2013, Nghị định số 72 Chính phủ về việc quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng có hiệu lực. Theo Bộ TT&TT, văn bản này tạo hành lang minh bạch cho sự phát triển Internet tại Việt Nam; thúc đẩy sự phát triển của các loại hình thông tin mới bên cạnh các phương thức truyền thống, phù hợp với thực tế phát triển Internet tại Việt Nam.
Trong khi đó, nhiều cư dân mạng lại cho rằng, văn bản này là sự ngăn cấm hoạt động tìm kiếm, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cũng như việc tổng hợp tin tức. Phía cơ quan quản lí khẳng định, Nghị định 72 không có ý nào cấm người dùng mạng xã hội tìm kiếm, chia sẻ tin tức. Thêm vào đó, văn bản này còn có các thông tin liên quan đến vấn đề bản quyền với các trang tin: các trang tin không được tùy tiện đăng tải, trích dẫn, tổng hợp thông tin từ các nguồn chính thống mà không được sự đồng ý của người sở hữu; trang tin tổng hợp theo mô hình nào phải chịu sự quản lí tương ứng...
Một trong những nội dung quan trọng khác của Nghị định số 72 là cấp phép trở lại cho game online kể từ 1/9/2013. Trước đó, cơ quan quản lí đã có văn bản tạm ngừng cấp phép game mới trong 3 năm.
4. Hàng loạt tờ báo điện tử lớn bị tấn công DDoS
Từ đầu tháng 7/2013, một đợt tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) quy mô rất lớn đã nhằm vào website của các báo điện tử VietnamNet, Dân Trí, Tuổi Trẻ Online... Mức độ tấn công DDoS mạnh hơn cả những cuộc tấn công trước đây nhằm vào báo VietnamNet trong các năm 2010 và 2011.
Website Tuổi Trẻ Online hầu như tê liệt ngay từ đợt tấn công đầu tiên. VietnamNet và Dân Trí dù đã huy động nhiều biện pháp chặn lọc, mở rộng hạ tầng, băng thông kết nối tới các ISP, đã phần nào chống đỡ được cuộc tấn công, không bị tê liệt nhưng cũng khó truy cập vào một số thời điểm. Hệ thống hạ tầng của ISP lớn nhất là VDC cũng có những thời điểm bị nghẽn băng thông vì các báo điện tử bị DDoS đều có máy chủ đặt ở VDC.
Trong cuộc tấn công DDoS đồng thời nhằm vào nhiều báo điện tử này, Bộ TT&TT đã có sự chỉ đạo ứng cứu sát sao, tập trung mọi nguồn lực từ các ISP để mở rộng hạ tầng, phối hợp với các cơ quan an ninh, an toàn thông tin để truy tìm và chặn IP của máy chủ điều khiển, tuyên truyền phương pháp diệt virus botnet tham gia cuộc tấn công. Do đó, cuộc tấn công DDoS đã bị chặn và giảm dần cường độ trong thời gian ngắn, không thể tấn công kéo dài hàng tháng như các cuộc DDoS trước đây.
5. Viettel, FPT, VNPT nhảy vào thị trường truyền hình cáp
Ngày 26/4/2013, Bộ TT&TT đã chính thức cho phép Viettel được triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Viettel cũng cam kết chịu phạt tới 80 tỉ đồng nếu không tuân thủ lộ trình số hóa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Ngày 6/8/2013, Bộ TT&TT cũng đã cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cho FPT Telecom.
Việc Viettel và FPT Telecom "tham chiến" vào thị trường truyền hình cáp sẽ thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ ở một lĩnh vực mà VTV đang gần như chiếm thế độc quyền. Hiện VTV nắm trong tay hơn 70% thị phần của dịch vụ truyền hình cáp. Trước đó, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã lên tiếng với cơ quan quản lí rằng phải "ngăn sông cấm chợ" không cho doanh nghiệp viễn thông tham gia thị trường này. Ngay lập tức đòi hỏi của Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã bị dư luận phản ứng. Nhiều ý kiến nghi ngờ Hiệp hội này bảo vệ quyền lợi cho VTV và HTV chứ không đứng về phía lợi ích của khách hàng.
Tiếp sau Viettel và FPT, VNPT cũng đệ đơn lên Bộ TT&TT xin được cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên phạm vi toàn quốc.
6. Samsung và Nokia cùng đẩy mạnh đầu tư vào thị trường VN
Ngày 2/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chính thức trao giấy phép đầu tư cho dự án nhà máy chuyên sản xuất vi mạch điện tử và linh kiện cho điện thoại di động của Tập đoàn Samsung với tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ USD. Cùng với các Nhà máy được triển khai trước đó tại Bắc Ninh, Samsung đã chính thức nâng tổng vốn đầu tư tại Việt Nam lên gần 6 tỉ USD và biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất quan trọng của mình trên thế giới.
Ngày 28/10 hãng điện thoại Phần Lan Nokia cũng đã chính thức khánh thành nhà máy đầu tiên của mình tại Thành phố Bắc Ninh với vốn đầu tư ban đầu khoảng 320 triệu USD, giai đoạn đầu sẽ chỉ sản xuất dòng điện thoại bình dân, giá rẻ Nokia 105.
Các sự kiện trên cho thấy các tập đoàn CNTT lớn trên thế giới đang tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam. Sự có mặt của các dự án lớn giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động và kéo theo các công ty vệ tinh đầu tư vào Việt Nam cho dù có tới khoảng 95% sản phẩm của các dự án này được dành cho xuất khẩu.
7. Phóng thành công vệ tinh viễn thám của Việt Nam
Ngày 19/11/2013 giờ Việt Nam, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon có kích thước 10x10x11,35 cm, nặng 1 kg do Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát tín hiệu đầu tiên về mặt đất. Trước đó, ngày 4/8/2013, vệ tinh PicoDragon đã được phóng thành công lên Trạm ISS qua tàu vận chuyển HTV4 của Nhật Bản. Với kết quả này, PicoDragon đã trở thành vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo hoạt động thành công trên không gian. Toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được thực hiện tại Việt Nam. Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.
Ngày 4/5/2013, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 chuyên quan sát về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai đã được phóng lên quỹ đạo. Dự án VNREDSat-1 có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu Euro (tương đương hơn 1500 tỉ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp và 64.820 triệu đồng từ vốn đối ứng của Việt Nam. Vệ tinh VNREDSat-1 có thể chụp ảnh những vị trí trên trái đất để phục vụ cho các mục đích như chủ động theo dõi diễn biến của thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi xảy ra những sự cố như bão lụt, cháy rừng, tràn dầu...
8. Tổng giám đốc VNPT bất ngờ bị điều chuyển công tác
Kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố sáng 19/7/2013 về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lí, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT) cho thấy VNPT đã có nhiều sai phạm về đầu tư mua sắm gây lãng phí vốn, đầu tư không hiệu quả. Nhiều dự án triển khai chậm tiến độ, cá biệt có dự án cáp quang biển Bắc Nam trị giá 3.000 tỉ đồng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản bị triển khai chậm 10 năm, đã phải ngừng triển khai.
Theo nhận định của Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT, "từ 2006 - 2010, kết quả kinh doanh của VNPT giảm sút liên tục, trung bình giảm 7,8%/năm, quản trị doanh nghiệp bộc lộ sự trì trệ", "lãnh đạo VNPT đã thể hiện sự lúng túng, nhận thức không đầy đủ và thể hiện quyết tâm chưa cao trong thực hiện chủ trương tái cơ cấu của Chính phủ".
Do vậy, để Đề án Tái cơ cấu VNPT được thực hiện triệt để, củng cố lại toàn diện tập đoàn, khắc phục hạn chế để VNPT vươn lên trước yêu cầu đổi mới hiện nay, ngày 6/8/2013, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã kí Quyết định số 964/QĐ-BTTTT giao ông Trần Mạnh Hùng, phụ trách chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, đồng thời điều động ông Vũ Tuấn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc VNPT về công tác tại Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ TT&TT.
9. Bắt đầu thực hiện số hóa truyền hình
Theo lộ trình mà Bộ TT&T đưa ra đến tháng 6/2014, 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng sẽ phải phủ sóng truyền hình số. Năm 2013 là thời điểm các nhà đài đẩy mạnh chiến dịch thay đổi phương thức truyền dẫn phát sóng nhằm chiếm lĩnh thị phần.
Số hóa khâu truyền dẫn, phát sóng được xem là xu thế phổ biến trên toàn thế giới và không thể đảo ngược trong bối cảnh CNTT ngày càng phát triển. Rất nhiều nước đã chuyển đổi thành công sang truyền hình số và ngừng phát sóng tương tự trên toàn quốc. Điều này sẽ giúp mang lại diện mạo mới cho truyền hình mặt đất với nhiều kênh truyền hình chất lượng tốt hơn so với truyền hình tương tự và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân và những nhu cầu mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
10. "Lùm xùm" kết nối giữa CMC, FPT, Viettel, VDC
Đầu năm 2013, vấn đề kết nối ngang hàng giữa các doanh nghiệp như CMC Telecom - Viettel, CMC Telecom - FPT Telecom, Viettel - VDC bỗng trở nên nóng bỏng và các doanh nghiệp Internet lớn quay sang tính tiền các doanh nghiệp Internet nhỏ. Thậm chí đã có thời điểm các doanh nghiệp này đã cắt kết nối của nhau khiến khách hàng lãnh đủ. Đỉnh điểm là từ ngày 1/3 - 22/3/2013, các thuê bao 3G của Viettel bị chậm kết nối tới một số website đặt tại VDC như dantri, nhaccuatui...
Sau đó, Viettel đã có công văn xác nhận về việc này, nguyên nhân chủ yếu là do kênh kết nối trực tiếp giữa VDC và Viettel đã bị cắt từ ngày 1/3 theo đề nghị của VDC. Vì vậy, lưu lượng trao đổi giữa 2 doanh nghiệp phải chuyển qua đường kết nối trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) trong khi dung lượng kết nối đến VNIX của 2 doanh nghiệp không được nâng lên, do đó gây ra hiện tượng nghẽn. Việc VDC và Viettel ngắt hợp đồng kết nối trực tiếp là không có lợi cho cả hai bên và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Trước vấn đề này, Bộ TT&TT đã phải vào cuộc và bổ sung thêm các quy định về quản lí kết nối Internet.
Theo Zing
Google - Công ty công nghệ được... quan tâm nhất năm 2013 Với tổng cộng 123.769 lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông toàn cầu, Google dẫn đầu những công ty công nghệ về độ quan tâm mà họ đạt được. Hiện tại, mỗi khi nhắc tới Google chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta sẽ nghĩ ngay tới công cụ tìm kiếm mạnh mẽ và lớn nhất trên internet. Thế nhưng...