Top những câu chuyện hay nhất mẹ kể mỗi đêm để phát triển trí thông minh hoàn thiện nhân cách của trẻ
Đây là những câu chuyện kinh điển dành cho trẻ nhỏ mà bố mẹ nên kể cho con hàng đêm để con hoàn thiện, phát triển nhân cách.
Hồi bầu bé, mình nghe cô giáo dạy tiếng Anh của mình nói kể chuyện cho con nghe là cách tốt nhất để con tăng cường vốn từ và trí thông minh. Thế là từ đó mình có thói quen đọc sách buổi tối.
Sau này sinh con, con được 11 tháng tuổi là mỗi tối đi ngủ mình đã bắt đầu tập cho con thói quen đọc truyện. Tuy biết con tuổi này chưa hiểu gì nhưng mình vẫn cứ đọc và bé chăm chú nghe dữ lắm. Đến thôi nôi là con đã nói rất rõ những từ đơn như “ba”, “mẹ”, “cá”, “lá… khiến cho nhiều người rất kinh ngạc. Từ đó mình càng có lý do hơn để mỗi tối bỏ ra 5-10 phút đọc cho con nghe một mẩu chuyện. Nhiều khi cứ đọc như vậy đến khi thuộc lòng đi được ấy. Và điều kinh ngạc nhất cũng đến. Khi con mình lên 3, bé đã có thể kể làu làu từng chữ trong cuốn truyện tranh mà mỗi tối mình đọc cho con nghe. Buồn cười lắm, hồi đó con vừa kể vừa cầm sách như biết chữ, lại đọc rành rọt từng từ trong cuốn truyện tranh 15 trang “Công chúa ngủ trong rừng” nên ai cũng tưởng con là thần đồng, biết đọc chữ từ năm 3 tuổi. Nhưng thật ra là do mình đọc ngày này sang ngày khác con tự thuộc làu vậy thôi đó.
Bây giờ con 5 tuổi và học hành cũng rất giỏi. Bé dùng từ ngữ rất chuẩn xác, học hành cũng tiếp thu rất nhanh và cách cư xử rất đáng yêu. Mình nghiệm lại tất cả giờ vẫn thấy việc mình bỏ ra mỗi tối 5-10 phút đọc sách, truyện cho con thật không phí chút nào.
Thế nên hôm nay em xin tổng hợp lại đây những mẩu chuyện mà em thấy có ích nhất cho các bé để mẹ dành đó đọc mỗi tối cho con nghe nha!
Câu chuyện thứ nhất: Thỏ và Rùa
Phần 1
Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm, Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn.
Rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Thỏ và Rùa đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xuê lá bên vệ đường. Vì quá tự tin vào khả năng giành chiến thắng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa chạy mãi rồi cũng đến nơi, thấy Thỏ đang ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua Thỏ và về đích trước Thỏ. Khi Thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng.
Lúc này Thỏ biết mình đã thua cuộc vì quá tự tin vào khả năng của mình, còn Rùa chiến thắng vì kiên trì bám đuổi mục tiêu và làm việc hết sức trong khả năng của mình, cộng với một chút may mắn và giành chiến thắng.
Dạy con hiểu phần 1: truyện giáo dục đức tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại. Những người nhanh nhẹn nhưng cẩu thả trong suy nghĩ cuối cùng cũng sẽ bị đánh bại bởi người kiên nhẫn, siêng năng dù họ chậm hơn rất nhiều.
Phần 2:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua Rùa, nó nhận ra rằng nó thua chính vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể có cơ hội hạ được nó. Vì thế, Thỏ quyết định thách thức Rùa bằng một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường.
Dạy con hiểu phần 2: Biết sai và sửa sai là một đức tính tốt, đó chính là lý do giúp anh chàng thỏ giành được chiến thắng ở cuộc đua thứ 2. Mẹ hãy giải thích cho bé hiểu rằng trong công việc hàng ngày giữa một người chậm, cẩn thận và đáng tin cậy với một người nhanh nhẹn, đáng tin cậy, chắc chắn người nhanh nhẹn sẽ được trọng dụng hơn nhiều và họ sẽ tiến xa hơn trong học tập, cũng như trong cuộc sống. Cha mẹ hãy giúp bé hiểu rõ thông điệp “chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và đáng tin cậy sẽ tốt hơn rất nhiều”.
Câu chuyện thứ 2: Củ cải trắng
Mùa đông đã đến rồi trời lạnh buốt, Thỏ con không có gì để ăn cả. Thỏ con mặc áo vào rồi ra ngoài kiếm thức ăn. Nó đi mãi đi mãi cuối cùng cũng tìm được 2 củ cải trắng. Thỏ con reo lên:
- Ôi, ở đây có hai củ cải trắng liền, mình thật là may mắn!
Thỏ con đói bụng, muốn ăn lắm rồi. Nhưng Thỏ lại nghĩ:
- Ừm… trời lạnh thế này, chắc Dê con cũng không có cái gì để ăn đâu. Mình phải mang cho Dê con một củ mới được.
Thế là Thỏ con đi sang nhà bạn Dê nhưng Dê con không có nhà nên Thỏ đặt củ cải lên bàn rồi đi về.
Video đang HOT
Tình cờ, Dê con đi chơi cũng tìm được một củ cải trắng nhưng nó chỉ ăn trước một nửa.
Về đến nhà, lại thấy có một củ cải trắng ở trên bàn Dê thèm ăn lắm, nhưng lại nghĩ:
- Ôi trời lạnh thế này chắc Hươu con không có cái gì để ăn rồi, mình phải mang cho Hươu con mới được.
Dê con đến nhà Hươu nhưng Hươu lại đi vắng, Dê con bèn đặt củ cải ở trên bàn rồi về.
Khi Hươu về nhà, thấy củ cải ở trên bàn, Hươu ngạc nhiên lắm.
- Ồ, củ cải trắng ở đâu mà ngon vậy nhỉ. Xuỵt… thích quá. Nhưng chắc trời lạnh thế này, Thỏ con cũng không có gì ăn đâu.
Mình phải mang sang cho Thỏ mới được.
Khi Hươu đến thì Thỏ con đang ngủ rất say. Khi tỉnh dậy Thỏ lại thấy trên bàn mình xuất hiện một củ cải trắng.
Thỏ vui lắm nó chạy đi gọi các bạn:
- Bạn Hươu ơi, bạn Dê ơi hãy đến nhà tôi, chúng ta cùng ăn củ cải trắng thơm ngon này.
Thế là cuối cùng, củ cải trắng ấy được chia sẻ cho cả ba người bạn tốt bụng của chúng ta.
Dạy con hiểu: Khi cho đi bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những thứ mình có.
Câu chuyện thứ 3: Cây táo thần
Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn trẻ thường đến chơi ở đó, nô đùa xung quanh cây táo và bứt những quả táo ngon trên cành để chia nhau ăn.
Một hôm có một cậu bé không biết từ đâu đến, cậu bé cau mày nói với bọn trẻ:
- Này chúng mày, vườn này là của tao, tao đã mua từ trước. Cây táo này là của tao, chúng mày đi chỗ khác chơi, cấm không được đến đây nữa.
Nghe vậy, bọn trẻ rất buồn, tất cả cúi đầu lặng lẽ ra về, chỉ còn cậu bé hống hách ở lại.
ây táo biết tất cả mọi chuyện, bằng phép lạ nó làm cho cậu bé ngủ thiếp đi dưới gốc cây và cũng bằng phép lạ nó làm cho cậu bé nằm mơ. Cậu bé mơ thấy trên thân cây táo có một cái hốc rất lớn. Cậu cảm thấy bụng đói cồn cào. Cậu bé trèo lên cây và định bứt táo để ăn. Nhưng mỗi khi tay cậu bé chạm vào một quả táo thì cành táo laị quay đi chỗ khác và quả táo lại rơi vào cái hốc to tướng ở thân cây. Cứ như vậy cho đến khi tất cả trên cành rơi vào hết cái hốc, chỉ còn trơ lại một quả trên cành.
Cậu bé ngồi dưới gốc cây và khóc. Đến lúc đó cây táo mới cất tiếng hỏi:
- Tại sao cháu khóc?
Cậu bé mếu máo trả lời:
- Ông ích kỉ quá. Ông ăn hết cả táo, ông không cho cháu một quả nào. Cháu đói lắm rồi ông ạ.
Cây táo cười và nói:
- Cháu có nhớ là cháu đã đuổi hết tất cả các bạn không? Các bạn cũng muốn ăn táo của ông nhưng cháu không cho các bạn một quả nào, như vậy cháu có ích kỉ không?
Cậu bé nhớ lại lúc các bạn buồn rầu ra về, cậu bé thấy ân hận vô cùng, cậu bé ngước nhìn cây táo và nói:
- Vâng cháu biết lỗi rồi!
Cây táo cất tiếng cười vang, rung cả cây, làm cho quả táo còn lại cũng rơi trúng đầu cậu bé, cậu bé giật mình tỉnh giấc.
Cậu bé ngơ ngác nhìn xung quanh, cậu bé thấy mình đang nằm dưới gốc cây. Cái hố to tướng trên cây táo biến mất.
Cây táo vẫn đứng yên lặng và trên cây vẫn sai trĩu quả.
Cậu bé chồm dậy, nhớ đến giấc mơ, cậu vội chạy đi gọi các bạn:
- Này các bạn ơi! Quay lại đây chơi đi. Mình xin lỗi các bạn vì đã đuổi các bạn đi.
Thế là tất cả cùng nhau chạy ra vườn. Cậu tự mình trèo lên bứt những quả chín ném xuống cho các bạn. Các bạn lại cười đùa vui vẻ. Cậu bé chợt hiểu rằng điều hạnh phúc nhất trên trái đất này là cùng chia sẻ niềm vui với mọi người. Dạy con hiểu: Chỉ khi biết chia sẻ những thứ mình có với mọi người chúng ta mới có được niềm vui và hạnh phúc thực sự.
Các mẹ hãy lưu về và nhwos kể cho con mối đêm trước khi đi ngủ nhé.
Theo www.phunutoday.vn
Những lý do khiến học sinh cấp 2 chống đối chuyện học hành
Lạm dụng thời gian của con, tư tưởng khen chê của phụ huynh cùng cách dạy công thức hóa ở trường khiến học sinh chán nản.
Tại tọa đàm "Con thay đổi khi chúng ta thay đổi" do Tổ chức giáo dục IEG tổ chức ngày 28/7, phụ huynh, chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân khiến học sinh cấp 2 có biểu hiện chống đối và chán học.
Chị Thúy Hằng, phụ huynh ở Hà Nội, từng gặp những rắc rối với con gái chuẩn bị lên lớp 7. Có kinh nghiệm dạy tiếng Anh, chị Hằng rất tự tin dạy con từ nhỏ. Nghĩ rằng tiếng Anh đặc biệt quan trọng, chị đã tự áp đặt con phải học thật giỏi và luôn sắp xếp để con dành 90% thời gian cho việc học loại ngôn ngữ này.
Hàng ngày, dù học môn gì, cứ đến 9h tối, con gái chị sẽ có một tiếng để học tiếng Anh với thời gian biểu rõ ràng hôm nào học nghe, hôm nào học đọc. Việc áp con như vậy đã tạo cho con thói quen trong suốt 5 năm và mang lại một số hiệu quả nhất định. Con trở nên đam mê môn tiếng Anh. Đến lớp 5, con giành nhiều thành tích tốt. Tại tất cả kỳ thi ở trường hay thi lấy chứng chỉ quốc tế, kết quả của con chị đều vượt với tuổi khoảng 3 năm.
Chị Thúy Hằng chia sẻ về chuyện học của con gái. Ảnh: Dương Tâm
Đến khi lên lớp 6, chị Hằng quyết định cho con luyện thi IELTS theo lời khuyên của nhiều thầy cô. Kết quả, con thể hiện sự chống đối rõ ràng và bắt đầu học như một cái máy chứ không còn đam mê.
"Con rất thích viết theo cách sáng tạo của riêng mình. Vì vậy, đến khi học IELTS, con chán nản vì phải làm theo khuôn mẫu. Con bắt đầu giở đáp án để chép thay vì ngồi suy nghĩ, con cố viết đủ số từ theo quy định của đề bài mà không hề có một ý tưởng nào hay trong bài. Khi đó, tôi đã mắng, dọa con rất nhiều", chị Hằng kể lại.
Sau thời gian dài khó khăn, chị nhận ra đã quá nặng nề trong việc tạo cho con thói quen mà quên mất rằng nhu cầu học của con sẽ khác nhau khi ở những độ tuổi khác nhau. Hơn nữa, lớp 6 là khoảng thời gian tâm sinh lý thay đổi, lại chuyển từ tiểu học lên trung học, môn học nhiều hơn, con không còn nhiều thời gian cho tiếng Anh nữa trong khi mẹ vẫn giữ cách sắp xếp và áp đặt như cũ.
Nhận ra điều đó, chị Hằng quyết định thay đổi để con không bị đóng khung tư duy. Chị bắt đầu cân bằng dần việc kiểm soát con. Cho con tự học những thứ con thích và theo cách con muốn. "Bản thân giải phóng được áp lực nên các con cũng giảm được áp lực học hành", chị Hằng nói.
Có con trai đang học lớp 10 ở một trường công lập của Hà Nội, chị Thanh Nga nhận định nguyên nhân sâu xa khiến con không tìm thấy niềm vui trong học tập chính là hiện thực giáo dục và cách dạy học không sáng tạo, không gắn liền với thực tế mà chỉ mang tính lý thuyết của giáo viên.
Chị Nga cho rằng môi trường học tập ở Việt Nam đang rất dập khuôn, máy móc. Các bài giải hầu hết do thầy cô đưa ra và học sinh không có sự sáng tạo nào trong cách giải. Nếu có sáng tạo và làm sai lệch so với cách giải mẫu, ngay lập tức con có thể bị trừ điểm. Điều này vô tình tạo cho con thói quen không tốt và khiến chúng chán học.
Chị Nga kể lại câu chuyện khi lên lớp 7, con trai rất yêu thích môn Lịch sử, đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam nhờ những tập truyện tranh mẹ mua và cách cô giáo kể nhiều câu chuyện ngoài sách. Thế nhưng, chỉ hai tuần sau, con khẳng định không thích môn Sử nữa vì lý do lịch sử trong sách giáo khoa không đúng sự thật.
"Những cuộc chiến tranh của nước ngoài đều được kể diễn biến chi tiết, bên thua, bên thắng rõ ràng. Nhưng tới lịch sử Việt Nam, các triều đình, các cuộc chiến tranh luôn thắng lợi mà không có bất kỳ một thất bại nào trên chiến trường trong khi những gì con tìm hiểu trên Internet lại khác. Vì vậy, con bắt đầu mất tình yêu với môn học này", chị Nga kể lại và phân tích điều này cho thấy giáo dục Việt Nam chưa phù hợp với thực tế, chưa hấp dẫn học sinh.
Cách dạy ở trường có thể chưa phù hợp nhưng con không thể không theo học. Chị Nga cho rằng phụ huynh cần có những thay đổi, suy nghĩ tích cực, đồng hành cùng con để giúp con có cảm hứng học tập tốt hơn. Với chị Nga, điều quan trọng là bố mẹ luôn tin tưởng con và cân bằng trong chuyện kiểm soát việc học. "Càng không tin tưởng, con càng học đối phó", chị khẳng định.
Tiến sĩ chỉ ra ba nguyên nhân khiến học sinh cấp 2 chán học
Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, người thầy với hơn 10 năm trong nghề, tiếp xúc và tham gia giảng dạy hơn 5.000 học sinh, cho rằng có ba nguyên nhân chính dẫn đến biểu hiện chống đối, không muốn học hành ở học sinh cấp hai.
TS Nguyễn Chí Hiếu nêu ba nguyên nhân dẫn đến biểu hiện chống đối ở học sinh. Ảnh: Dương Tâm
Lý do thứ nhất liên quan đến việc sắp xếp thời gian. Anh Hiếu cho rằng thời gian biểu của học sinh đang bị phụ huynh lạm dụng.
"Tôi thường hay ví 5 năm tiểu học của học sinh hiện tại như những ngày trong tuần của người lớn và năm lớp 6, 7 giống như thứ bảy, chủ nhật vậy. Người lớn làm việc liên tục từ 7h đến 21h các ngày trong tuần thì thứ bảy sẽ rất khó dậy sớm. Học sinh cũng rơi vào tình trạng tương tự và thường có những biểu hiện không tốt vào thời điểm này", anh Hiếu nói.
Cựu thủ khoa MBA của Đại học Oxford nhận định người lớn, bao gồm cả nhà trường, thầy cô và phụ huynh đang lạm dụng 5 năm đầu của học sinh vì cho rằng trẻ tiếp nhận mọi thứ tốt nhất vào khoảng thời gian này. Về thời điểm tiếp nhận kiến thức có thể không sai nhưng theo anh Hiếu không nên vì điều này mà lạm dụng quá để rồi lớp 6, 7, học sinh chán nản mà buông việc học.
Nguyên nhân khác khiến học sinh chán học là cách dạy "công thức hóa" của nhiều giáo viên hiện nay. Anh Hiếu đưa ra ví dụ khi đặt câu hỏi "Bạn là ai" cho học sinh, 9/10 em trả lời theo mẫu "Tôi tên là A. Năm nay tôi 10 tuổi, học lớp 4, trường Tiểu học B" vì từ nhỏ tới giờ các em luôn học như thế.
"Chỉ cần một học sinh trả lời khác đi, tôi sẽ đánh giá rất cao vì một cách ý thức hay vô thức nào đó, trong bao năm qua, thầy cô đã không áp một cái khuôn vào dạy học sinh", anh Hiếu nói và cho rằng việc dạy theo công thức một, hai lần không sao nhưng cứ mãi như vậy sẽ khiến các em bị cùn tư duy và mau chán.
Lý do cuối cùng khiến học sinh chống đối là tư tưởng của phụ huynh, đặc biệt trong việc khen chê. Thực tế, học sinh cứ làm gì đúng, tốt, nhận được nhiều huy chương là bố mẹ rất khen nhưng sai một chút là bắt đầu chê. "Tôi cho rằng điều đó là phi giáo dục", anh Hiếu thẳng thắn chia sẻ.
Dương Tâm
Theo vnexpress.net
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh Ngày 28/7, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Tập huấn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông cho hơn 200 đại biểu thuộc 36 tỉnh thành từ Nghệ An trở vào phía Nam. Theo ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh,...