Top động vật là mối đe dọa, lại khiến người “mờ mắt” vì yêu
Những động vật này đều rất đẹp, đáng yêu, khiến con người thích thú, nhưng rồi bàng hoàng phát hiện ra chúng là “thảm họa” đối với môi trường tự nhiên, là động vật gây nguy hại.
Hình ảnh xinh đẹp của những con ngỗng Canada trong các ao nuôi công viên và hồ của thành phố không còn được yêu quý. Loài động vật gây nguy hại này được cho là nguyên nhân gây ô nhiễm nước và cỏ nghiêm trọng. Một con ngỗng có thể thải ra hơn 0,5kg chất thải mỗi ngày, là tác nhân gây bệnh lây lan cho nhiều sinh vật.
Những con cú ở Bắc Mỹ thực chất là những kẻ xâm lược ngoại lai, nó có nguồn gốc ở Đông Nam Mỹ, mắt đen, lông xám. Loài này sống trong môi trường các đầm lầy, săn ếch, chuột và động vật nhỏ khác, gây áp lực đối với các loài bản địa.
Ốc sên đất châu Phi cũng được xếp vao danh sách những loài xâm lấn đe dọa môi trường nghiêm trọng. Chung có khả năng ăn hơn 500 loài thực vật, xâm nhập các bãi, công viên, thậm chí ăn qua vách thạch cao.
Ễnh ương Mỹ là loài ếch lớn nhất ở Bắc Mỹ. Có nguồn gốc từ Đông Bắc Mỹ, những con ếch khổng lồ có thể nặng tới 0,6kg và dài tới 20cm. Tuy nhiên, loài ễnh ương này là nguyên nhân tổn thất nặng nề số lượng các loài động vật hoang dã, bao gồm tôm, ếch, cá, kỳ nhông, thằn lằn, rắn và thậm chí cả các loài chim.
Video đang HOT
Ngỗng tuyết có ngoại hình đẹp, trắng muốt vô cùng đáng yêu. Dân số loài này tại Bắc cực đã phát triển tăng gấp ba lần thời điểm những năm 1970. Cùng với sự tăng trưởng dân số, các tác động đến môi trường của loài này cũng dấy lên cảnh báo la se gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của nhiều loài động vật hoang dã, như động vật gặm nhấm, các loài chim, cáo.
Sóc là một trong những loài thú quen thuộc và quý giá trong tự nhiên. Tuy nhiên, những con sóc xám miền Đông, có nguồn gốc ở phía đông của Bắc Mỹ, trở thành “thảm họa” khi chuyên đi phá hủy tổ chim, hủy hoại thảm thực vật và gây ra một loạt các vấn đề môi trường.
Vẹt là loài chim cảnh yêu thích của nhiều người. Nhưng ở Anh, số lượng lớn loài vẹt cổ khoang Ấn Độ (ring-necked parakeet) là mối đe dọa nghiêm trọng với các loài chim bản địa, cũng như là mối phiền toái gây thiệt hại lớn cho cây trồng, thực vật bản địa. Có khoảng 30.000 con vẹt cổ khoang ở Anh tính đến thời điểm này.
Một số lượng lớn cá chép châu Á đã tràn ngập các lưu vực thoát nước và các nhánh sông dẫn đến Ngũ Đại Hồ (nhóm hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới) từ những năm 1960 và 1970. Loài sinh vật này là nguyên nhân gây nhiều xáo trộn môi trường sống, đặc biệt khi chúng sinh sản với tốc độ nhanh đến mức đáng kinh ngạc, chiếm đến 50% sinh khối cá trong một môi trường nhất định.
Chồn New Zealand có ngoại hình khá dễ thương, nhưng nó là mối đe dọa lớn đối với môi trường quốc gia này. Loài thú có túi được chứng minh là một thảm họa đối với môi trường tự nhiên, giết chết hàng triệu loài chim rừng và phá hủy vô số tổ chim mỗi năm. Ngoài ra, loài vật này còn là nhân tố truyền bệnh lao bò, căn bệnh giết chết nhiều vật nuôi ở New Zealand.
Loài chuột được cho là nguyên nhân lây lan bệnh lyme (lyme borreliosi ), căn bệnh từ động vật lây sang người. Theo một nghiên cứu, số lượng người mắc bệnh Lyme từ loài chuột lang sống trong các khu rừng cao gấp năm lần so với những khu vực khác.
Lưu Thoa
Theo Kiến thức
Các nhà khoa học choáng khi thấy khỉ bắt và làm thịt chuột
Giới khoa học bất ngờ khi chứng kiến cảnh lũ khỉ bắt và nuốt chửng chuột trong các đồn điền cọ dầu ở Malaysia.
Những con khỉ đuôi lợn sống ở khu vực phía nam Malaysia thường được biết đến với thói quen ăn hoa quả, côn trùng và chim.
Nhưng quan sát trong vài năm qua của các nhà khoa học cho thấy, chúng còn thường xuyên bắt và làm thịt những con chuột lớn.
Con khỉ ăn thịt chuột trong một đồn điền ở Malaysia. (Ảnh: Fox News)
"Tôi choáng váng khi lần đầu thấy khỉ làm thịt chuột trong một đồn điền", Nadine Ruppert tới từ Đại học Sains Malaysia cho biết.
"Tôi không ngờ chúng săn được những loài gặm nhấm với kích cỡ lớn như vậy và có thể tiêu thụ số thịt đó", Ruppert nói.
Ruppert và các cộng sự theo dõi lũ khỉ từ tháng 1/2016 tới tháng 9/2018 trong các đồn điền xung quanh khu bảo tồn rừng Segari Melintang.
Lũ khỉ đuôi chuột có khoảng 44 con nhưng làm thịt tới 3.000 con chuột trong một năm. Để săn mồi, lũ khỉ nấp trên cây và tung đòn chí mạng khi thấy thời cơ chín muồi.
Chuột tàn phá khoảng 10% cây cọ trong các đồn điền nên khỉ giờ đây được xem là công cụ kiểm soát loài chuột hữu hiệu, thay vì bị coi như kẻ phá hoại như trước đây.
Các chuyên gia cũng kêu gọi các chủ đồn điền xem xét việc thúc đẩy môi trường sống cho khỉ.
"Hy vọng kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ khuyến khích các chủ sở hữu đồn điền xem xét việc bảo vệ loài linh trưởng này và môi trường sống rừng tự nhiên của chúng trong và xung quanh các đồn điền dầu cọ", nhà khoa học Anja Widdig tới từ Đại học Leipzig nói.
Theo vtc.vn
7 bệnh do ve gây ra chớ nên coi thường kẻo nguy hại sức khỏe Bạn nên cảnh giác với 10 bệnh do ve gây ra. 1. Bệnh nhiễm vi-rút rừng Kyasanur Bệnh nhiễm vi-rút rừng Kyasanur là một loại bệnh nhiễm vi-rút do ve H. spinigera và H. turturis gây ra đang tái phát ảnh hưởng đến đàn ông và khỉ. Bệnh được phát hiện vào năm 1957 từ khu vực rừng Kyasanur, thuộc quận Shimoga của...