Top 5 nghề dành cho những bạn có “tâm hồn ăn uống”
Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với đồ ăn thì có thể lựa chọn những công việc dưới đây.
Khoảng 5 năm trở lại đây, ngành nghề liên quan đến ẩm thực nở rộ và phát triển bởi có nhiều chuỗi nhà hàng, khách sạn được mở ra. Ngành du lịch càng phát triển thì công việc liên quan đến ẩm thực cũng phát triển theo. Ngành ẩm thực là ngành đào tạo chuyên sâu các kiến thức liên quan đến chế biến món ăn, bao gồm: Sơ chế và xử lý nguyên liệu; định lượng khẩu phần; chế biến và sáng tạo món ăn; trang trí tạo hình cùng nhiều việc liên quan khác.
Sinh viên tốt nghiệp ngành ẩm thực cần có những kiến thức liên quan đến nghề như: Khoa học dinh dưỡng, hiểu biết về các loại gia vị và thành phần món ăn, năng lực cảm mùi vị tốt, có khả năng sáng tạo cao, khiếu thẩm mỹ vượt trội, tổ chức bếp nấy khoa học và hợp lý…
Ngành ẩm thực trước đây thường được chú trọng đào tạo tại các trường nghề, trường Trung cấp hay trung tâm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhu cầu ngành học này tăng cao. Bằng chứng là có nhiều trường Đại học, Cao đẳng chính quy, dân lập trên cả nước mở lớp đào tạo và tổ chức tuyển sinh với nhiều chuyên ngành. Một số trường nổi tiếng đào tạo ngành ẩm thực như: ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, CĐ Công thương Việt Nam, CĐ Du lịch Việt Nam, CĐ Du lịch Nha Trang…
Nếu bạn có “ tâm hồn ăn uống” có thể cân nhắc những công việc sau.
Đối với những chuyên gia ẩm thực thì việc nghiên cứu đồ ăn, thức uống gắn chặt với chế độ dinh dưỡng và sự cân bằng trong các khẩu phần ăn đối với sức khỏe. Đây sẽ là một lựa chọn phù hợp đối với nhiều người có am hiểu sâu về thức ăn cũng như những thành phần của nó. Chuyên gia dinh dưỡng là người sẽ tìm ra những chế độ ăn uống phù hợp, thành phần giàu dinh dưỡng cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe liên quan đến vấn đề dinh dưỡng.
Chuyên gia dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Trở thành chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể ứng tuyển vào các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, bệnh viện, trường học, cơ quan y tế, viện nghiên cứu dinh dưỡng và thực phẩm, viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe, trung tâm tư vấn – truyền thông – giáo dục sức khỏe cộng đồng hay các cơ sở khác hoạt động liên quan đến dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp chế biến thực phẩm.
Video đang HOT
2. Food review
Công việc này tương đối đơn giản và khá thú vị! Bạn chỉ cần chia sẻ hình ảnh, cảm nhận của bản thân về những món ăn từng nếm thử. Công việc của bạn sẽ là đến những quán ăn đang được nhiều người quan tâm để trải nghiệm và đưa ra ý kiến dựa trên những tiêu chí khác nhau. Khi chấm điểm món ăn, food review cần công tâm, đưa ra những đánh giá về: Địa điểm, không gian, cách trang trí món ăn, chất lượng món ăn, thái độ phục vụ…
Công việc này gắn liền với các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Tiktok… Nếu bạn làm tốt, trang cá nhân của bạn sẽ có hàng chục nghìn, thậm chí cả triệu lượt người theo dõi. Bạn sẽ kiếm được tiền từ việc viết bài đăng tin hoặc nhận quảng cáo cho các nhà hàng, quán ăn, nhãn hàng.
Ngày nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn công việc trở thành food review. (Ảnh minh họa)
3. Food stylist
Food stylist được hiểu là những người tạo mẫu cho đồ ăn, đưa việc chế biến món ăn trở thành một một nghệ thuật thực sự. Tạo mẫu thực phẩm giúp các món ăn có khả năng được bán, được thưởng thức nhiều hơn. Các nhà tạo mẫu thực phẩm làm rất nhiều thứ giúp các món ăn trông đẹp mắt hơn như: Sắp xếp, phun sương, đốt, đánh bóng, ghim…
Những người làm nghề food stylist có thể làm việc tự do, tự mình sáng tạo để thỏa mãn đam mê hoặc đăng tải trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, họ có thể làm việc cho công ty chuyên về quảng cáo món ăn, báo và tạp chí về ẩm thực hay các nhà hàng, quán ăn cao về hình thức.
Người tạo hình cho đồ ăn cần sự khéo tay, tỉ mỉ. (Ảnh minh họa)
4. Nhà phê bình ẩm thực, bloggger
Công việc của nhà phê bình ẩm thực, blogger cũng tương tự như những người review ẩm thực. Tuy nhiên, họ thiên về viết lách và phân tích nhiều hơn. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, muốn trải nghiệm một thứ gì đó, người ta thường có xu hướng tìm kiếm thông tin trên mạng. Vì vậy, ngành nghề phê bình ẩm thực, blogger đóng vai trò như chiếc cầu nối chia sẻ những thông tin thiết thực để người đọc có cái nhìn đúng đắn nhất.
Đối với những nhà phê bình ẩm thực, blogger, họ có trình độ, chuyên môn cũng như những hiểu biết sâu sắc về ẩm thực. Họ luôn nắm vững từ nguyên liệu thực phẩm cho đến cách chế biến nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe nhiều thông tin thú vị.
Có nhiều người làm công việc này chọn các blog hay website cá nhân để đăng tải nội dung. Bên cạnh đó, một số người lại chọn việc in sách, cộng tác cho các cơ quan báo chí hay tham gia chương trình truyền hình.
Ngành học năm nhất đã kiếm được thu nhập khá
Nếu sinh viên tốt nghiệp đi làm thì ban đầu lương khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, sau vài năm là từ 15-20 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn tùy vào năng lực và doanh nghiệp.
Có câu: Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công. Thực tế, nhiều năm gần đây, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đã chọn con đường học cao đẳng, trung cấp hay học nghề để sớm tham gia vào thị trường lao động, có thể tự chủ cuộc sống. Điều này hệ cao đẳng đáp ứng được khi thời gian học ngắn hơn đại học (chỉ 2-3 năm) và thực hành, tiếp cận nghề nghiệp nhiều hơn.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 320.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học năm nay. Con số này chiếm gần một phần ba tổng số đã đăng ký. Nhiều nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra, trong đó có việc thí sinh chuyển hướng học nghề.
Đặc thù của các ngành kỹ thuật như nhiệt lạnh, cơ điện lạnh... là chỉ cần sau năm nhất là có thể đi phụ việc có lương đủ nuôi sống bản thân. Ảnh minh họa.
Một trong những ngành học cao đẳng, trung cấp hay học nghề tiềm năng được nhiều học sinh lựa chọn đó là ngành Nhiệt lạnh.
Trao đổi trên Thanh Niên, Tiến sĩ Lê Quang Huy, Trưởng khoa Công nghệ nhiệt lạnh Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho biết đặc thù của các ngành kỹ thuật như nhiệt lạnh, cơ điện lạnh... là chỉ cần sau năm nhất là có thể đi phụ việc có lương đủ nuôi sống bản thân. Nếu sinh viên tốt nghiệp đi làm thì ban đầu lương khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, sau vài năm là từ 15-20 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn tùy vào năng lực và doanh nghiệp.
Nhiệt lạnh - ngành học không lo thất nghiệp
Trong quá trình phát triển sản xuất hiện nay không thể thiếu lĩnh vực điện lạnh cũng như nhu cầu đời sống vật chất, cơ sở thiết bị của con người ngày càng tăng, vậy nên ngành Nhiệt lạnh được đánh giá vô cùng tiềm năng.
Kỹ thuật Nhiệt Lạnh là ngành học nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh để thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt - lạnh, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người cũng như sản xuất công nghiệp. Khi theo học ngành này, người học sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, từ kiến thức đại cương tới kiến thức chuyên môn chuyên sâu nhằm phục vụ cho công việc trở thành kỹ sư/nhân viên nhiệt lạnh sau khi ra trường.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể tham gia làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp như: các công ty về cơ điện lạnh, các văn phòng cao ốc, các nhà hàng khách sạn, sân bay, siêu thị, các đơn vị cần đến sự bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành các thiết bị làm lạnh... Một kỹ sư ngành kỹ thuật nhiệt cũng có thể đảm nhiệm các vị trí công việc tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các cơ quan nghiên cứu và quản lý khoa học - công nghệ có liên quan đến chuyên ngành công nghệ nhiệt - điện lạnh...
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhu cầu nhân lực cho ngành Nhiệt lạnh ngày càng tăng mạnh. Gần như 100% sinh viên theo học sau khi tốt nghiệp ra trường đều có việc làm. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhưng không đủ nhân lực để cung ứng. Do đặc thù của ngành công nghệ nhiệt có mặt ở khắp mọi nơi nên bạn rất dễ khởi nghiệp.
Mức lương Kỹ sư nhiệt lạnh rất khả quan.
Các cơ sở đào tạo ngành Nhiệt lạnh cũng khá nhiều từ các trường trung cấp, cao đẳng cho tới các trường đại học có tiếng.
Nếu bạn chỉ có ý định học nghề thì thời gian và công việc khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu muốn tiến xa hơn trong ngành nghề, bạn có thể chọn theo học tại các trường đại học, cao đẳng... Ngoài công việc sửa chữa bình thường, với kiến thức được trang bị đầy đủ bạn hoàn toàn có khả năng làm việc tại các công ty trong và ngoài nước. Kỹ sư ngành này còn có thể du học tại nhiều nước và làm việc tại các nước phát triển miễn bạn phải có năng lực, đam mê, nhanh nhạy và có tâm huyết thực sự với nghề.
Điều quan trọng, học sinh nên chọn cho mình môi trường học tập, trau dồi kiến thức từ lý thuyết tới kinh nghiệm thực hành tốt. Bên cạnh đó, luôn đam mê, tìm tòi, học hỏi, không ngừng nâng cao kinh nghiệm và tay nghề.
Một số trường Cao đẳng đào tạo ngành Nhiệt lạnh như Trường Cao đẳng Bách Khoa; Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng; Cao đẳng công nghiệp Huế; Cao đằng nghề Công nghiệp Hà Nội; Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội; CĐ Nghề Ninh Thuận, Trường Cao đẳng Dân lập Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương...
5 chương trình MBA giúp sinh viên có lương khởi điểm cao nhất Trung bình, sinh viên tốt nghiệp khóa MBA từ 5 ngôi trường này có lương khởi điểm từ 150.000 USD/năm, theo CNBC. Theo so sánh, lương của sinh viên tốt nghiệp khóa MBA có thể cao gần gấp đôi sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân tại Mỹ. Ảnh: New York Times. Sinh viên có nhiều lý do để học MBA như để...