Top 3 trường THPT cổ xưa nhất Sài thành
Thành phố mang tên Bác có rất nhiều trường học được xây dựng cách đây hàng chục năm cho đến hàng trăm năm. Tuy hiện nay đã ít nhiều được sơn sửa lại nhưng lối kiến trúc đậm phong cách Pháp vẫn được giữ lại. Quan trọng hơn, kỷ niệm tuổi học trò vẫn đọng lại mãi dưới những mái trường này.
THPT Lê Quý Đôn
Được thành lập vào năm 1875, trường THPT Lê Quý Đôn là ngôi trường đầu tiên của Sài Gòn và là trường phổ thông “lão làng” nhất Việt Nam. Năm sau, trường sẽ tròn 140 năm tuổi (1875 – 2015).
Khi mới thành lập, trường có tên Collège Indigène, không lâu sau đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat. Trường được xây dựng với mục đích đào tạo con em thực dân Pháp tại Sài Gòn từ bậc tiểu học đến tú tài theo chương trình giảng dạy của Pháp. Đến đầu thế kỷ 20, trường nhận thêm học sinh người Việt có quốc tịch Pháp. Từ đó trường chia thành hai khu: Khu bản xứ dành cho học trò người Việt có thêm giờ học tiếng Việt và khu dành cho học trò người Pháp.
Trường Collège Chasseloup Laubat.
Tượng đài bác học Lê Quý Đôn được dựng từ năm 1998.
Sân trường với hàng cây cao bóng cả.
Sau năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu học sinh người Việt. Năm 1967, trường đổi tên thành Lê Quý Đôn và tên gọi này được sử dụng cho đến ngày nay. Từ năm 1975, trường tách thành THCS Lê Quý Đôn và trường THPT Lê Quý Đôn.
Dãy phòng học với sắc vàng đặc trưng của kiến trúc Pháp.
Hành lang có mái che lợp ngói mang vẻ đẹp cổ kính.
Trường Lê Quý Đôn độc đáo với kiến trúc hình chữ “khẩu” do bốn tòa nhà ghép lại tạo thành. Phong cách đậm chất Tây Âu vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.
Dãy lầu mới được xây dựng sau này.
Video đang HOT
Sảnh D.
Nguyễn Thị Minh Khai là trường nữ sinh đa cấp đầu tiên của Sài Gòn được thành lập năm 1913. Nổi tiếng với đồng phục áo dài tím – biểu tượng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam nên trường còn nổi tiếng với tên gọi: trường Nữ Sinh Áo Tím.
Thời gian mới thành lập, trường dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp còn tiếng Việt được dạy hai tiếng mỗi tuần trong giờ Việt văn. Nữ sinh chỉ được dùng tiếng Pháp để giao tiếp trong trường. Năm 1953, trường đổi tên thành trường Nữ Trung học Gia Long. Tà áo dài tím đặc trưng đổi sang áo dài trắng với phù hiệu đóa mai vàng trên áo. Chương trình giáo dục tiếng Pháp cũng được thay bằng tiếng Việt.
Chính diện trường ngày xưa và ngày nay.
Cơ sở vật chất khang trang, khuôn viên trường sạch, xanh và đẹp đã tạo được môi trường sư phạm lý tưởng để dạy và học.
Sau 1975, trường đào tạo nữ sinh cấp hai và cấp ba dưới tên gọi trường Nữ sinh Nguyễn Thị Minh Khai. Đến năm 1978, trường giải thể cấp hai, thu nhận cả nam sinh lẫn nữ sinh và trở thành trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Một góc sân trường.
Đằng sau phòng học.
Ngôi trường hơn 100 trăm tuổi này là niềm tự hào của nhiều thế hệ thầy trò vì đã giữ vững và viết tiếp những trang sử truyền thống vẻ vang mang tên Áo Tím – Gia Long – Minh Khai.
Hành lang lớp học một ngày nắng.
Hồ bơi gắn cực đẹp gắn liền với nghi thức chia tay của khối lớp 12 cho đến năm học 2011 – 2012 thì bị cấm.
Đây là trường duy nhất không thay đổi tên gọi kể từ lúc thành lập đến ngày nay. Bắt đầu mở cửa năm 1918 với tên Lycée Marie Curie, và giống như trường Gia Long – Minh Khai, trường chỉ tiếp nhận nữ sinh.
Vào thời đó, Marie Curie là một ngôi trường dành cho các nữ sinh trung học người Pháp và một số ít người Việt Nam xuất thân từ các gia đình giàu có và có thế lực ở Sài Gòn. Tất cả các môn học đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp.
Hình chụp khi trường mang tên Lycée Marie Curie.
Cổng vào hiện nay.
Hồ phun nước và tượng đài nữ bác học Marie Curie.
Đến năm 1990, trường chuyển thành trường trung học cho cả nam lẫn nữ. Marie Curie từng là trường trung học phổ thông lớn nhất Việt Nam với hơn 5000 học sinh theo học mỗi năm. Trường có tổng cộng 90 đến 100 lớp học trong hơn 50 phòng học. Do đó, học sinh thay phiên nhau học ca sáng hoặc ca chiều. Để tăng chất lượng giáo dục, trường giảm dần sĩ số. Hiện trường có hơn 3000 học sinh với trên 70 lớp học.
Hàng cây to lớn in bóng xuống sân trường.
Hành lang với hàng gạch ca rô đỏ trắng trải dài.
Cầu thang gỗ vẫn được giữ lại.
Sân trường qua ô cửa sổ.
Theo Trithuctre
Đủ kiểu động viên "thi đỗ" làm trẻ khiếp đảm
Cho rằng con mình là giỏi nhất, kể lể công lao, chăm sóc con một cách thái quá... là những kiểu động viên gây áp lực cho trẻ mà không ít phụ huynh áp dụng trong mùa thi cử.
"Chỉ lo con không đỗ thủ khoa"
Từ ngày cô con gái học lớp 5 chính thức công cuộc ôn luyện để thi lớp 6 trường chuyên, chị Trần Ngọc Duyên, ngụ ở Q.1, TPHCM ra sức động viên con bằng đủ lời ca ngợi. Việc con thi vào ngôi trường chuyên danh giá, chị thông báo với tất cả người quen như thể cháu đã đỗ. Mà với chị, đúng là như thế thật.
Những lúc chờ con trước trung tâm luyện thi, chị luôn miệng khoe với các phụ huynh, con mình học giỏi 5 năm liền, luôn trong top "ngôi sao sáng" của trường tiểu học có tiếng nhất nhì thành phố. Việc con đỗ vào trường chuyên là hiển nhiên, điều chị lo chỉ là... con không đỗ thủ khoa. Các đề thi các năm trước hay đề thầy cô giao về, con chị đều giải ngon ơ.
Phải thi đỗ là một áp lực rất lớn mà học trò phải đối diện. Trong ảnh: Học sinh ở TPHCM trong kỳ thi lên lớp 10 năm học 2014 - 2015.
Với con, chị thường xuyên nói việc thi vào trường chuyên là dễ ợt rồi lên kế hoạch tổ chức liên hoan sau khi con thi đỗ, sẽ đặt ở nhà hàng nào, mời những ai. Cũng có người nhắc "nói trước bước không qua", chị Duyên nói: "Phải như vậy mới khích lệ được cháu học tập và quyết tâm đỗ bằng được".
Vợ chồng anh Đức lại thường xuyên đưa cô chị đã từng học ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong để động viên cậu con trai tiếp bước chị. Họ thường xuyên nói với cháu rằng, chị gái học không giỏi bằng còn đỗ thì chẳng có lý do gì không cháu không vào được. Việc cháu đăng ký thi vào đây cũng do anh chị quyết định, còn cậu con chỉ muốn thi vào một trường bình thường.
Có lúc đứa con bóng gió nói về việc nếu không đỗ vào trường chuyên bị bố mẹ gạt đi ngay. Kể cả lúc cháu đã thi xong, đang lo lắng chờ kết quả, họ vẫn trấn an bằng những lời lẽ chắc nịch: "Đỗ chứ sao không, trượt bố mẹ không dám nhìn mặt ai".
Phải đỗ để trả công
Đang thời gian ôn thi đại học, em Trần Thị Hảo đã nhiều lần tìm đến trung tâm tư tấn tâm lý ở Q.3, TPHCM khi thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ, không muốn ăn uống. Hảo mơ hồ về sự lo lắng của mình nhưng em biết rõ nỗi sợ hãi mỗi khi trở về nhà đối diện với bố mẹ.
Từ lâu, bố mẹ Hảo rất hay "kể công" về việc nuôi dạy con cái và đến ngày em sắp thi đại học, mức độ càng lớn. Chuyện ngày trước thiếu nợ để con ăn học, cho con học thêm ở các trung tâm uy tín, đắt tiền, không để con thiếu thốn thứ gì... được bố mẹ nhắc đi nhắc lại thường xuyên.
Sự quan tâm, động viên của phụ huynh là để tạo động lực chứ không phải gây áp lực cho con trẻ trong việc học (Ảnh minh họa)
Với bố mẹ Hảo, chỉ có một cách để em trả nổi công lao đó là phải đỗ đại học. Còn không thì chẳng những phụ công sức đó mà còn làm bố mẹ ê chề, mất mặt.
Một học sinh khác đến từ Trường THPT Lê Quý Đôn chuẩn bị thi vào đại học lại ám ảnh mỗi khi tới bữa ăn. Cho dù nhiều tháng nay, này nào mẹ em cũng tỉ mỉ chuẩn bị từng món ăn, toàn đặc sản được người mẹ tìm hiểu là để thông minh, tăng trí nhớ...
"Không chỉ ngán mà em hoảng nhất là mỗi khi bê đồ ăn vào tận bàn học, mẹ luôn kèm lời nhắn nhủ: "Mẹ chăm thế này, mỗi việc thi mà không đỗ thì còn làm được gì", cậu học trò nghẹn ngào.
Bố mẹ nào cũng muốn tốt cho con, dốc hết tất cả vì con, mỗi đứa trẻ cũng cần biết điều này. Tuy nhiên, sự kể lể, than vãn không khác nào phụ huynh đang dùng tình thương, trách nhiệm của mình để đòi hỏi và "mua chuộc" sự trả công từ con trẻ.
Thay vì khích lệ thật sự, các chuyên gia tâm lý cho hay, phụ huynh dễ gặp lỗi dùng những lời lẽ, cách thứ họ nhầm tưởng là động viên nhưng lại chứa đựng sự hù dọa như con phải đỗ bằng được, không đỗ thì ê mặt bố mẹ, đỗ rồi thích gì bố mẹ cũng chiều... Điều này vô tình đẩy tre vào thế không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải thi đỗ.
Bố mẹ quá chú trọng đến việc dạy con phải chiến thắng mà quên mất việc giúp con vượt qua thất bại cũng quan trọng không kém. Đó cũng là lý do khi kết quả thi không ưng ý, các em có những hành vi tiêu cực để trốn tránh.
Sự quan tâm của gia đình đối với việc học con cái là cần thiết nhưng theo cô Đàm Lê Đức, phó hiệu trưởng Trường bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng là phải phù hợp. Còn nếu không, trẻ đang mất đi động lực học tập cho bản thân mà các em nghĩ rằng mình đang học, đang thi cho bố mẹ.
Theo Dân trí
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: Bất ngờ với đề thi Văn Theo đánh giá của nhiều học sinh thì đề thi môn Văn không quá khó và đã được ôn tập khá kỹ lưỡng. Tuy nhiên, đã có khá nhiều tâm trạng trái ngược nhau ở kì thi vào lớp 10 ở Hà Nội. Nhiều thí sinh e dè khi đánh giá điểm số mình có thể đạt được. Sáng nay (23/6), hơn 70.000...