Top 10 sự thật ít người biết về loài khủng long ăn thịt đáng sợ nhất thế giới
Khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus Rex) là một chi khủng long chân thú sống vào cuối kỷ Phấn Trắng – 145-66 triệu năm trước.
Đáng chú ý, chi này chỉ gồm một loài duy nhất là Tyrannosaurus rex, thường rút gọn là T. rex.
1. Tyrannosaurus Rex là một cái tên rất vương giả. Người chịu trách nhiệm đặt tên cho khủng long bạo chúa là Henry Fairfield Osborn – Chủ tịch Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ vào thời điểm phát hiện và xác định loài khủng long này vào năm 1905. Trong tiếng Hy Lạp, “tyrannos” có nghĩa là “bạo chúa”, “sauros” có nghĩa là thằn lằn và từ Latinh “Rex” có nghĩa là Vua. Nếu ghép đầy đủ cái tên này là “Vua Thằn lằn Bạo chúa”.
2. Khủng long bạo chúa có 2 chi trước nhỏ tới nỗi khó tin. Trong khi cơ thể cao tới 4m, dài 12,3m và nặng khoảng 7 tấn thì 2 chi trước của Tyrannosaurus rex chỉ dài 1m. Điều này khiến nó trở nên cực kỳ nhỏ bé trước thân hình khổng lồ.
3. Các nhà khoa học không tìm ra tác dụng thật của 2 chi trước. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra tác dụng của 2 chi trước nhỏ bé của khủng long bạo chúa. Vì vậy, có nhiều giả thuyết cho rằng đây chỉ là thứ thiếu sót còn lại trong quá trình tiến hóa hoặc có thể chỉ có tác dụng giữ con mồi khi Tyrannosaurus rex tấn công.
Video đang HOT
4. Khủng long bạo chúa sở hữu cú cắn đáng sợ bậc nhất trong thế giới khủng long. Với chiều dài hàm khoảng 1,2m có chứa 60 chiếc răng dài hơn 30,5cm và lực cắn lên tới 57.000 N, khủng long bạo chúa đủ sức giết chết bất cứ loài động vật nào.
5. Khủng long bạo chúa có rất ít lông. Một nghiên cứu vào năm 2017 chỉ ra rằng, khủng long bạo chúa chỉ có một ít lông chạy dọc theo sống lưng và cổ.
6. Là loài “nhặt rác”. Dù khủng long bạo chúa được biết đến là một trong những loài săn mồi đáng sợ nhất, nhưng chúng cũng ăn xác thối. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã chỉ ra rằng, Tyrannosaurus Rex ăn xương của những con khủng long đã chết.
7. Có tuổi thọ khá ngắn. Từ những dữ liệu được thu thập từ các hóa thạch T-Rex, các nhà khoa học đã nhận định rằng, Khủng long bạo chúa chỉ có tuổi thọ khoảng 30 năm. Trong khi đó, các loài khủng long 4 chân khác có thể sống tới 100 năm.
8. Khủng long bạo chúa có thể ngửi từ rất xa. Khả năng ngửi mùi của T-Rex phát triển rất tốt nhờ vào những thần kinh khứu giác to. Thậm chí, chúng có thể ngửi thấy mùi thức ăn từ khoảng cách 1 dặm, tương đương 1,6km.
9. Khủng long bạo chúa chạy rất chậm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khủng long bạo chúa có tốc độ chạy chỉ khoảng 27km/h. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lại không đồng ý với vấn đề này khi khẳng định, tốc độ thật của chúng có thể lên tới 70km/h.
10. Khủng long bạo chúa là một trong những loài khủng long trên cạn cuối cùng. Khủng long bạo chúa xuất hiện cách đây khoảng 68 triệu năm và chỉ sống được trong một thời gian ngắn trước khi sự kiện Tuyệt chủng cuối kỷ Phấn Trắng xảy ra.
Có bao nhiêu khủng long bạo chúa từng tồn tại trên Trái đất?
Các nhà khoa học đã tính toán lại tổng số khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex) từng tồn tại trên Trái đất.
Theo nghiên cứu mới, số lượng T. rex tối đa tồn tại là 1,7 tỷ.
Nghiên cứu mới cho thấy, có 1,7 tỷ khủng long này đã tồn tại trong suốt lịch sử hành tinh của chúng ta.
Vào tháng 4/2021, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ước tính rằng, có tới 2,5 tỷ cá thể T. rex sống cách đây từ 68 - 65,5 triệu năm trên Trái đất. Song, theo nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Palaeontology, con số thực tế có thể là gần 1,7 tỷ.
Tác giả nghiên cứu Eva Griebeler - nhà sinh thái học tiến hóa tại Trường Đại học Johannes Gutenberg ở Mainz (Đức) cho biết, mô hình mới đã tính đến thông tin về T. rex mà các tác giả của nghiên cứu ban đầu bỏ qua. Điều đó dẫn đến số lượng khủng long được tính toán giảm.
Charles Marshall - nhà cổ sinh vật học tại Trường Đại học California, Berkeley (Mỹ) và là tác giả chính của nghiên cứu năm 2021, cho biết kết quả mới này toàn diện hơn.
Trong nghiên cứu ban đầu, nhóm của Marshall đã tạo ra một mô hình phức tạp, tính đến một số biến số khác nhau. Các biến số bao gồm khối lượng cơ thể trung bình, mật độ dân số, phạm vi địa lý gần đúng, tuổi sinh dục, số lượng trứng đẻ, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ sống sót và thế hệ thời gian.
Từ đó, nhằm ước tính có bao nhiêu con T. rex có thể sống sót cùng nhau. Mô hình tiết lộ rằng, mỗi thế hệ T. rex có thể bao gồm khoảng 20.000 cá thể. Ngoài ra, có khoảng 125.000 thế hệ trong 2,5 triệu năm chúng tồn tại, nghĩa là tổng cộng 2,5 tỷ T. rex.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Griebeler không đồng ý với một số dữ liệu được đưa vào mô hình này. Bà tin rằng, nhóm của Marshall đã đánh giá quá cao tỷ lệ sống sót và khả năng đẻ trứng của T. rex, cũng như số thế hệ tồn tại trong thời gian này. Đó là những yếu tố làm sai lệch kết quả.
Nghiên cứu của Griebeler cho thấy, những giá trị này có vẻ giống với ở các loài chim và bò sát hiện đại hơn. Khi các giá trị này được đưa vào một mô hình cập nhật, nó tiết lộ rằng, có 19.000 cá thể trong mỗi thế hệ T. rex. Trong khi đó, chỉ có khoảng 90.000 thế hệ, nghĩa là số lượng T. rex tối đa tồn tại là 1,7 tỷ.
Bất kể con số chính xác là bao nhiêu, cả hai nghiên cứu đều đặt ra một câu hỏi thú vị. Đó là: Tất cả xương T. rex ở đâu? Nếu dự đoán của nhà nghiên cứu Griebeler chính xác, điều đó có nghĩa là chúng ta mới chỉ tìm thấy hóa thạch của 0,0000002% những con khủng long khổng lồ này. Theo cả hai nhà nghiên cứu Griebeler và Marshall, đây là một câu hỏi quan trọng cần được tìm hiểu thêm.
Phát hiện sốc về "quái vật mỉm cười" 66 triệu năm trước Một nụ cười mỉa mai, ma quái hiện ra trên đôi môi mỏng có thể là bí quyết tăng sức mạnh của loài quái vật sát thủ nhất từng bước đi trên địa cầu. Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Thomas Cullen từ Đại học Auburn (Alabama - Mỹ) và nhà cổ sinh vật học Mark Witton từ Đại...