Top 10 loài động vật khỏe nhất hành tinh
Loài nào khỏe hơn, một con voi rừng châu Phi hay một con bọ phân?
Rõ ràng voi châu Phi là động vật lớn nhất trên cạn nhưng nếu xem xét tỷ lệ sức mạnh so với khối lượng cơ thể, nhiều động vật nhỏ sẽ khỏe hơn nhiều so với những loài lớn. Dưới đây là danh sách 10 loài động vật mạnh nhất thế giới dựa trên tỷ lệ sức mạnh so với cân nặng.
10. Đại bàng
Đại bàng
Nếu tính đến sức nâng vật nặng, Đại bàng là loài chim khỏe nhất trên thế giới. Chúng có bàn chân mạnh mẽ, mỏ lớn và móng vuốt sắc nhọn giúp chúng nhấc được những con mồi nặng gấp bốn lần trọng lượng của chúng. Đại bàng còn có thể săn cáo, hươu và nai. Chúng cũng được coi là biểu tượng của sức mạnh, tự do và chiến thắng.
Có 60 loài đại bàng khác nhau trên thế giới. Với đôi cánh rộng mạnh mẽ, đại bàng bay lên tới độ cao 3-4,5 km. Chúng cũng có thể lượn nhờ sức gió trong nhiều giờ mà không cần nghỉ ngơi. Không giống như các loài chim khác, đại bàng rất thích những cơn bão vì chúng lợi dụng sức gió để bay cao hơn.
Đại bàng có khả năng nhìn cực tốt. Mắt của chúng có nhiều tế bào nhạy cảm với ánh sáng hơn con người, có thể dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù từ khoảng cách xa.
9. Trăn Nam Mỹ Anaconda
Trăn Anaconda.
Có bốn loại Anaconda trên thế giới: Anaconda xanh, Anaconda vàng, Anaconda đốm đen và Anaconda Bolivia. Anaconda xanh là loài rắn lớn nhất và nặng nhất được biết đến trên thế giới. Anaconda xanh có thể dài hơn 30 feet và nặng tới 227 kg.
Anaconda thuộc họ trăn xiết không có nọc độc. Anaconda dùng cơ thể nặng nề của chúng cuốn quanh con mồi và siết chặt đến chết. Sau đó, chúng nuốt chửng con mồi. Kích thước con mồi không quan trọng vì Anaconda có thể diết và nuốt cả những con mồi lớn như lợn rừng, báo đốm và cá sấu caiman.
8. Gấu xám
Gấu xám.
Gấu xám là một trong những động vật to lớn và mạnh mẽ nhất trên thế giới, sinh sống ở các khu vực khác nhau trên khắp Canada và Tây Bắc Hoa Kỳ. Chúng có thể đạt chiều cao tối đa 2,5 mét và nặng tới 350 kg. Chúng có cái đầu to, móng vuốt dài 18 cm và bướu cơ bắp.
Chúng cũng có hàm răng chắc khỏe và lực cắn của chúng lên tới 84 kg/cm2, đủ để nghiền nát một quả bóng bowling.
Gấu xám rất dễ nổi nóng và chúng sẽ tấn công bất kỳ động vật nào có vẻ đáng nghi. Loài động vật vô cùng mạnh mẽ này có thể đánh bại bất kỳ loài nào khác khi chiến đấu. Gấu xám rất hung dữ, đặc biệt là khi đàn con của chúng bị tấn công.
7. Bò
Bò.
Bò (Oxen) hay còn được gọi là Bullock ở một số quốc gia là một giống gia súc lớn và khỏe mạnh. Chúng đã được nuôi đế lấy sức kéo từ năm 4000 TCN. Từ Oxen thường để chỉ con đực trưởng thành. Chúng có chiều dài cơ thể từ 2-2,3 mét và nặng tới 640 kg. Bò có thể kéo hàng nặng tới 800 kg.
Bò chủ yếu được sử dụng để cày ruộng và kéo xe do có thể tải nặng lâu hơn các động vật cung cấp sức kéo khác. Chúng có tính khí điềm tĩnh. Ngoài ra bò cũng được coi là biểu tượng của sức mạnh, sự ổn định và quyết tâm.
6. Hổ
Hổ là thành viên mạnh nhất và lớn nhất trong họ mèo. Chúng sống ở các đầm lầy, rừng mưa nhiệt đới và đồng cỏ trên khắp Đông Nam Á. Có mười loài hổ được công nhận trên thế giới và hổ Siberia là loài lớn nhất. Một con hổ Siberia trưởng thành sẽ có chiều dài 190-230 cm và nặng tới 306 kg.
Hổ có bộ hàm lớn, khỏe với tổng cộng 30 chiếc răng. Các răng nanh hàm trên đạt tới chiều dài 10 cm, được thiết kế để xé thịt dễ dàng. Hổ là những thợ săn đáng sợ và có thể mang nặng gấp hai lần trọng lượng cơ thể. Khi đứng trên chân sau chúng là những chiến binh đáng gờm. Nếu so về kích thước và sức mạnh, hổ thậm chí có thể đánh bại sư tử.
Theo Tiền phong
Khoáng vật lạ hé lộ ngày trái đất hóa 'địa ngục' vì siêu tiểu hành tinh
Những mẩu than, đá lạ, đá lẫn lưu huỳnh 'từ địa ngục' đã giúp các nhà khoa học tái hiện lại ngày trái đất hứng chịu thảm họa tương đương 10 tỉ quả bom nguyên tử.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Texas (Mỹ) và Imperial College London (thuộc Đại học London, Anh), đã lấy được lõi vật chất sâu 1.300 m từ miệng hố va chạm Chicxulub 66 triệu năm tuổi - tức nơi tiểu hành tinh làm chết loài khủng long đã 'hạ cánh' - và khám phá ra nhiều điều bất ngờ.
Các nhà khoa học đang làm việc với các ống mẫu vật lấy lên từ đáy hố va chạm - ảnh: ĐẠI HỌC TEXAS
Họ tìm thấy đá granite, sa thạch, đá vôi, than, đá lẫn lưu huỳnh... trong trạng thái mà họ mô tả là 'từ địa ngục'. Bởi lẽ, khi được phân tích, các khoáng vật này hé lộ rằng chúng đã bị nhấn, ghim chặt vào đất với tốc độ cực kỳ nhanh, nhiều mảnh đá nhỏ là một phần của những tảng đá lớn bị tan chảy. Tất cả đã giúp nhóm nghiên cứu viết lại kịch bản từng phút của thảm họa xảy ra trên trái đất.
Các khoáng vật bị ghim chặt nhanh chóng xuống đáy hố, hé lộ nhiều thông tin - ảnh: IODP
Giáo sư Sean Gulick (Đại học Texas) cho biết các khoảng vật như 'một bản ghi mở rộng' về các sự kiện mà ông và các đồng nghiệp có thể phục hồi dữ liệu để một lần nữa nhìn lại sự kết thúc của thời đại khủng long.
Tiểu hành tinh định mệnh, ước tính rộng đến 10-15 km đã lao vào trái đất với tốc độ 70.000 km/giờ, với sức mạnh của cú va chạm tương đương 10 tỉ quả bom nguyên tử. 'Tác động làm rung chuyển trái đất, gây ra một địa ngục rộng khắp' - các tác giả mô tả.
Hàng ngàn dặm cây cối bốc cháy trong tích tắc, đồng thời một cơn sóng thần khổng lồ cao đến 91 m được sinh ra từ nơi va chạm, quét các khoáng vật và ghim một phần xuống miệng hố va chạm như những gì chúng ta tìm thấy. Chỉ trong ngày đầu tiên, lượng vật chất dày tới 130 m đã đọng lại trong miệng hố va chạm.
Một lượng lớn các tảng đá bị bốc hơi, ném khoảng 325 tỉ tấn khí vào không khí, tạo nên những đám mây lưu huỳnh dày đặc ngăn cản ánh mặt trời soi rọi xuống mặt đất, khiến trái đất sau khi chìm trong biển lửa lại nhanh chóng hóa 'địa ngục băng'.
Ảnh đồ họa mô tả thảm họa 66 triệu năm trước - ảnh: Don Davis/NASA
Mọi sinh vật địa cầu đã phải hứng chịu sự đau khổ mà các tác giả mô tả là 'chiên chúng và sau đó đóng băng chúng'. Theo giáo sư Gulick, rất nhiều con khủng long đã chết trong ngày đầu tiên xảy ra thảm họa. Chúng bị thiêu sống hoặc chết đói. Những con sống dai hơn thì phải chịu những ngày dài lạnh lẽo và chết đói vì đại tuyệt chủng đồng thời tiêu diệt nhiều động thực vật khác nữa.
Trong khi vụ va chạm, cháy rừng và sóng thàn làm chết các sinh vật quanh vùng thảm họa, thì những đám mây lưu huỳnh khiến trái đất không còn nhận được ánh sáng mặt trời mới thực sự gây ra đại tuyệt chủng toàn cầu.
Dấu vết rõ ràng nhất còn lại của thảm họa là miệng hố va chạm Chicxulub ngoài khơi bán đảo Yucatan (Mexico), rộng 185 km mà sâu tới 32 km. Một nửa hố nằm dưới nước, nửa còn lại được bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Science (PNAS).
A. Thư
Theo University of Texas
"Lá phổi xanh" của thế giới bốc cháy và sự phẫn nộ toàn cầu Rừng mưa nhiệt đới Amazon, vốn thường được ví như là lá phổi của trái đất đang bị tàn phá bởi một số vụ cháy kỷ lục, gây ra sự phẫn nộ toàn cầu đối với các chính sách môi trường của Brazil. Làn sóng chỉ trích quốc tế ngày càng gia tăng ngay sau khi National Institute for Space Research (INPE), một...