Tony Blair trò chuyện với SV ngoại giao Hà Nội
Trong vòng một buổi sáng thăm và làm việc tại Hà Nội hôm nay (15/9), cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã dành 45 phút trò chuyện với các sinh viên Học viện Ngoại giao.
Nhà ngoại giao toàn cầu, diên giả đắt giá nhât hành tinh khiến các sinh viên chào đón như một ngôi sao với sự ngưỡng mộ và yêu quý. Ông khiến các bạn trẻ vô cùng phấn khích khi hứa trả lời mọi câu hỏi.
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair trò chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao
Chia sẻ về chủ đề “ nóng” là sự trỗi dậy của Trung Quốc, cựu Thủ tướng Anh nhận định đây là điều “không thể tránh khỏi”: “Trung Quốc với dân số khổng lồ, sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, cùng với đó là quyền lực chính trị ngày càng lớn”.
“Điều quan trọng là thế giới tìm ra cách đúng đắn để hợp tác với Trung Quốc để có được hòa bình và ổn định trong khu vực, để Trung Quốc đóng đúng vai trò trong kinh tế và an ninh toàn cầu”, ông Tony Blair nói với các sinh viên ngoại giao Việt Nam.
Xung quanh các xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng, theo cựu Thủ tướng Anh, cần tìm cách giải quyết nhằm đạt được sự ổn định và hòa bình lâu dài.
“Nhìn vào bức tranh lớn, cần có sự hợp tác ở tầm khu vực, các nước cần chia sẻ nhận thức rằng mỗi nước sẽ được lợi như thế nào khi có hòa bình và sẽ tổn hại ra sao nếu có xung đột”, ông Blair nói. “Học cách chung sống hòa bình không chỉ là trách nhiệm của một Trung Quốc đang trỗi dậy mà cũng là trách nhiệm của các nước khác trong khu vực”.
Sự thay đổi cán cân quyền lực quốc tế ngày càng nghiêng về phương Đông cũng là thách thức về chia sẻ quyền lực một cách hoà bình đối với phương Tây. “Có ba cấp độ để đạt được điều này: đối thoại giữa các lãnh đạo chính trị, tăng cường quan hệ kinh tế và quan trọng không kém là kết nối văn hóa giữa nhân dân các nước”, nhà ngoại giao kỳ cựu nói.
Nước Mỹ cũng đang ngày càng tập trung vào khu vực châu Á, vì những lý do rất đơn giản và rõ ràng: Khu vực này đang tăng trưởng mạnh mẽ, ngày càng quan trọng cả về kinh tế và chính trị, ông Tony Blair nhận định.
“Câu hỏi đặt ra là làm sao để việc Mỹ duy trì vai trò ở khu vực và sự trỗi dậy của Trung Quốc không mâu thuẫn với nhau. Điều này không những đòi hỏi Mỹ và Trung Quốc tạo dựng một quan hệ ổn định và hiểu biết lẫn nhau, mà còn đòi hỏi Mỹ hiểu biết sâu sắc về các láng giềng của Trung Quốc, những quốc gia rất quan trọng đối với chính trường khu vực”, ông nói.
“Đó cũng là lý do nước Anh của tôi trong những năm gần đây chọn ViệtNam là quốc gia ưu tiên tại khu vực châu Á”, cựu Thủ tướng Anh nói. “Những gì đang diễn ra ở Việt Nam là các bạn đang mở cửa, đang cải thiện quan hệ với thế giới, các nước đang nhìn vào Việt Nam với sự quan tâm lớn đối với triển vọng của đất nước các bạn”.
Ông Tony Blair không ngần ngại chia sẻ sự lạc quan rằng “Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia quan trọng nhất trên thế giới”.
Video đang HOT
Trong cuộc trao đổi với hàng trăm sinh viên Việt Nam, ông Tony Blair còn chia sẻ suy nghĩ của ông về tương lai của Liên minh châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, sứ mệnh ngoại giao khó khăn của ông ở Trung Đông, những kinh nghiệm để trở thành một diễn giả và một lãnh đạo giỏi.
Ông gửi đến các bạn trẻ một thông điệp: Thế giới đang ngày càng kết nối chặt chẽ, cơ hội để chúng ta làm việc cùng nhau xuyên quốc gia, biên giới là lớn hơn bao giờ hết. Cách những người như các bạn nhìn thế giới là rất quan trọng đối với tương lai của chúng ta. Thế giới ngày nay thuộc về những người có đầu óc cởi mở, nhìn con người từ bất cứ quốc gia, văn hóa nào cũng tràn đầy khả năng và cơ hội, nhìn thấy thế giới đang thay đổi theo hướng nào.
Sau cuộc trò chuyện tại Học viện Ngoại giao, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair gặp và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một số hình ảnh của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair tại Học viện Ngoại giao:
Ông Tony Blair đến Học việc Ngoại giao trong sự chào đón nhiệt tình của các bạn trẻ
Ông đáp ứng sự mong mỏi của các sinh viên với một phong cách diễn thuyết hấp dẫn và những câu trả lời thú vị
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair là một chính trị gia thân thiện
Theo Chung Hoàng – Lê Anh Dũng
Vietnamnet
Gặp cô thủ khoa ĐH Ngoại thương thích "xê dịch"
Say mê ngoại ngữ và thích đi du lịch, cô nữ sinh theo "chủ nghĩa xê dịch" Nguyễn Thảo Ngọc (lớp 12A Trường THPT chuyên Ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội) xuất sắc trở thành một trong 2 thủ khoa khối D1 của ĐH Ngoại thương Hà Nội năm nay với 28 điểm.
Theo kết quả điểm tuyển sinh ĐH Ngoại thương vừa công bố, năm nay trường không có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối 30/30. Thủ khoa khối D là hai thí sinh có cùng 28 điểm: Nguyễn Thảo Ngọc, học sinh Trường THPT Chuyên ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội (Văn 9 Toán 10 Anh 9) và Đặng Quang Huy - học sinh Trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An).
Nguyễn Thảo Ngọc (lớp 12A Trường THPT chuyên Ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội) - một trong 2 thủ khoa khối D1 của ĐH Ngoại thương Hà Nội năm nay.
Thi vào trường chuyên Ngữ do... tình cờ
Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là công chức ở thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Thảo Ngọc được bố mẹ tạo tính tự lập từ bé. Em rất chăm học và giỏi đều các môn, đặc biệt là Toán và tiếng Anh. Cô bé nhỏ nhắn này từng giành Huy chương Đồng cuộc thi Toán Singapore mở rộng hồi lớp 8 và giành "cú đúp" giải Nhì tỉnh Vĩnh Phúc môn Toán và tiếng Anh năm lớp 9.
"Việc em xuống Hà Nội học thực sự là hoàn toàn tình cờ. Đó là khi em vừa tốt nghiệp cấp 2, bác em (chị ruột mẹ Thảo Ngọc - PV) ở Hà Nội có mua bộ hồ sơ thi vào trường THPT chuyên Ngữ và gọi điện khuyến khích em thi. Lúc đầu, em cũng chỉ dự thi cho... vui, nhưng không ngờ lại đỗ. Có lẽ đến giờ em phải cảm ơn bác em vì đã mang đến cơ hội đó cho em", Ngọc vui vẻ chia sẻ.
Vượt qua quãng thời gian khó khăn ban đầu với không ít bỡ ngỡ của một cô bé "quê" khi "chân ướt chân ráo" lên thành phố học, Thảo Ngọc nhanh chóng thích nghi với môi trường học mới và trở thành một trong những học sinh xuất sắc của lớp, với điểm tổng kết luôn đứng trong tốp đầu. Dù vậy, cô bạn luôn khiêm tốn khi nói về mình này tỏ ra bất ngờ về kết quả thi đại học của mình, bởi theo lời Ngọc, "em làm không được tốt lắm và về nhà không... dám xem đáp án!".
Thảo Ngọc (thứ 2 từ phải sang) và các bạn cùng lớp.
Ngọc biết tin đỗ thủ khoa ĐH Ngoại thương là nhờ một người bạn nhắn tin chúc mừng khi em đang ở nhà. Người đầu tiên mà Ngọc báo tin vui chính là mẹ em, "thần tượng" được đề cập tới trong bài làm môn Văn của em khi nêu quan điểm về văn hóa thần tượng. "Đó là một dạng đề Văn mở mà em rất thích. Rất tự nhiên, sau khi đọc đề, em nghĩ ngay tới mẹ em, người em rất khâm phục khi luôn cân bằng và sắp xếp hợp lý giữa công việc xã hội với cuộc sống gia đình", Ngọc nói đầy tự hào.
Đam mê "xê dịch"
Ngọc cho biết ngoài ĐH Ngoại thương, đợt thi vừa rồi em cũng dự thi vào Học viện Ngoại giao, khối thi A1. Sở dĩ Ngọc chọn thi Ngoại giao một phần vì từ bé em đã mơ ước trở thành một nhà ngoại giao, được đi nhiều nước trên thế giới, và phần nữa vì muốn tạo thêm cơ hội để thử sức mình.
Khi tôi hỏi thi khối A1 (Toán, Lý, Ngoại ngữ) thì em có "ngại" môn Lý, Ngọc cười rất tươi giải thích môn Lý là môn học mà em yêu thích. Em rất tự tin sau khi hoàn thành đợt thi.
Du lịch là một trong những sở thích lớn nhất của Thảo Ngọc.
Qua trò chuyện được biết thêm một điều thú vị về Thảo Ngọc đó là cô thủ khoa tự nhận mình là người theo "chủ nghĩa xê dịch". Đi du lịch là một trong những sở thích lớn nhất của Ngọc. Với em, đi du lịch không chỉ là khám phá, tham quan những vùng đất, địa danh mới mà còn giúp mở mang thế giới quan, học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm quý giá bên ngoài kiến thức sách vở.
"Hơn nữa, "xê dịch" giúp bạn trẻ năng động, có cái nhìn thực tế và được trải nghiệm nhiều hơn", Ngọc nói.
Ngọc cũng "bật mí" em muốn đi du học trong tương lai nhưng trước mắt, sẽ học tại Việt Nam để chuẩn bị thật tốt trước khi cảm thấy sẵn sàng. Chúc cho cô thủ khoa nhỏ nhắn, đáng yêu sẽ luôn đạt được ước mơ và niềm đam mê của mình.
Mạnh Hải
Theo dân trí
Hai sinh viên nhận giải đặc biệt về Biển Đông Bài nghiên cứu Vấn đề giáo dục về chủ quyền biển đảo cho thế hệ trẻ hiện nay của Cao Huy Hiệp và Nguyễn Bá Phúc (sinh viên năm cuối, khoa Khoa học chính trị, ĐH KHXH & NV Hà Nội) giành giải đặc biệt của Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông do Học viện Ngoại giao tổ chức. Nguyên Phó...