Tổng thư ký NATO: Có ‘dấu hiệu’ Trung Quốc chuẩn bị hỗ trợ vũ khí cho Nga
Hôm 22/2, Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg cho biết có “một số dấu hiệu” cho thấy Trung Quốc có thể đang lên kế hoạch hỗ trợ vũ khí cho Nga trong xung độ ở Ukraine.
Khi được hỏi liệu NATO có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc có thể sẵn sàng cung cấp vũ khí hoặc hỗ trợ khác cho Nga hay không, ông Stoltenberg nói: “Chúng tôi đã thấy một số dấu hiệu cho thấy họ đang lên kế hoạch cho điều đó. Đồng minh của NATO, Mỹ đã cảnh báo rằng đó là điều không nên xảy ra. Trung Quốc không nên ủng hộ cuộc chiến này của Nga”.
Ông Stoltenberg hối thúc Bắc Kinh chấm dứt những hành động có thể là vi phạm luật pháp quốc tế.
Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg. (Ảnh: AFP)
Ông cho rằng, sự hỗ trợ của Trung Quốc đồng nghĩa với việc ủng hộ “cho hành vi vi phạm luật pháp quốc tế. Với tư cách là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc không nên ủng hộ hành động vi phạm hiến chương Liên hợp quốc, cũng như pháp luật quốc tế”.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thư ký Stoltenberg cho biết, NATO không phải là một bên tham chiến, nhưng sẽ hỗ trợ Ukraine “cho đến khi nào còn có thể”.
Hôm 22/2, Tổng thống Vladimir Putin tiếp đón quan chức chính sách đối ngoại cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, do Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị dẫn đầu. Động thái này dấy lên lo ngại từ phương Tây rằng Bắc Kinh có thể sẵn sàng hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho Moskva trong cuộc xung đột kéo dài gần một năm ở Ukraine.
Phản ứng về khả năng Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga, các quan chức hàng đầu của Mỹ cảnh báo Trung Quốc nếu cung cấp cho Nga sự hỗ trợ năng lực gây sát thương sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” trong quan hệ song phương.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell bày tỏ ” quan ngại mạnh mẽ” của EU về khả năng Bắc Kinh cung cấp vũ khí cho Nga, yêu cầu Bắc Kinh không cung cấp bất kỳ loại vũ khí nào cho Moskva.
Những thông điệp chính từ chuyến thăm Ukraine bất ngờ của Tổng thống Mỹ
Chuyến công du Ukraine không báo trước của Tổng thống Joe Biden cho thấy Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài và tâm điểm trong chính sách châu Âu của Mỹ dịch chuyển sang phía Đông.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa), chụp ảnh cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) trong chuyến thăm không báo trước tới Kiev ngày 20/2/2023. Ảnh: AP
Theo tờ Tagesspiegel.de (Đức), Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/2 đã có chuyến thăm bất ngờ lần đầu tiên tới Kiev với tư cách là nguyên thủ quốc gia và gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, thông báo phân bổ gói viện trợ quân sự trị giá 500 triệu USD khác cho Ukraine.
Về mặt chính thức, ông Biden chỉ được thông báo là sẽ đến Ba Lan với bài phát biểu nhân dịp 1 năm xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Bối cảnh hiện tại cho thấy chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine của Tổng thống Biden muốn truyền tải một số thông điệp sau:
Thứ nhất, Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài. Rõ ràng là nếu nhà lãnh đạo Mỹ nhận thấy bất kỳ cơ hội nào về một giải pháp thương lượng trong những tháng tới, thì ông đã không chấp nhận rủi ro an ninh trong chuyến đi tới Kiev.
Như vậy, thông điệp của ông Biden có lẽ là: Moskva sẽ không nhượng lại các vùng lãnh thổ đã sáp nhập. Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu để giành lại lãnh thổ bằng quân sự nếu họ không chấp nhận thực tế hiện tại. Khi hành động như vậy, Ukraine sẽ có phương Tây và cường quốc hàng đầu là Mỹ đứng về phía họ.
Thứ hai, chuyến đi với mục tiêu kép Kiev/Warsaw cho thấy tâm điểm trong chính sách châu Âu của Mỹ đã chuyển từ Tây sang Đông. Mức độ thành công của Nga như thế nào trong tương lai sẽ phụ thuộc vào quyết tâm của phương Tây. Đồng thời, các đối tác phía Đông của NATO đang nhận được sự chú ý hơn từ Mỹ so với những đồng minh Tây Âu.
Dự kiến ông Biden có bài phát biểu quan trọng về cuộc xung đột ở Warsaw. Tại Ba Lan, Tổng thống Biden cũng sẽ gặp những nhà lãnh đạo của Bulgaria, CH Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Romania và Slovakia. Các lãnh đạo của Đức, Pháp hay Anh không có tên trong danh sách gặp của ông Biden lần này.
Hiện các đồng minh và đối tác ở phía Đông của châu Âu đang được coi là những quốc gia tiền tuyến của phương Tây. Cả EU và Tây Âu đều không thể tự đảm bảo an ninh. Những nước này đang đặt niềm tin vào Mỹ.
Tuy nhiên, sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ hơn nữa về sự đoàn kết và thống nhất của phương Tây nếu Mỹ và Ba Lan mời Thủ tướng Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Warsaw.
Thứ ba, chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Biden tới Kiev cho thấy ông không coi việc ủng hộ Ukraine là một vấn đề đối nội đầy rủi ro trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 đang đến gần. Thậm chí, ông Biden có thể "ghi điểm" với động thái này.
Đảng Cộng hòa hiện bị chia rẽ giữa những người theo chủ nghĩa biệt lập của Donald Trump, những người muốn Mỹ hành động và viện trợ ít hơn cho Ukraine và những người có quan điểm cứng rắn truyền thống, vốn kêu gọi viện trợ quân sự thậm chí còn lớn hơn. Do đó, ông Biden xuất hiện ở Kiev như là một tổng thống có sự kết hợp quyết tâm với tầm nhìn.
Thứ tư là thông điệp liên quan đến những tác động địa chính trị của vấn đề viện trợ cho Ukraine. Mỹ và phương Tây nói chung sẽ đi ngược lại các giá trị nếu họ không đứng về phía người Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Đồng thời, họ không muốn Trung Quốc nhận thấy lợi ích địa chiến lược của nước này trong hợp tác với Nga. Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo về việc Trung Quốc có thể hỗ trợ vũ khí cho Nga. Phương Tây có lẽ muốn Bắc Kinh ở vị trí trung lập, cũng vì lợi ích của Ukraine.
Xung đột Ukraine trở thành tâm điểm của Hội nghị An ninh Munich Hội nghị An ninh Munich (MSC) được tổ chức khi cuộc xung đột Nga - Ukraine diễn ra gần 1 năm. Trong báo cáo hàng năm của mình, MSC cảnh báo về sự chia rẽ ngày càng tăng giữa "các trật tự thế giới ngày càng cạnh tranh". Quang cảnh Hội nghị MSC tháng 2/2022. Ảnh: DPA Theo báo Deutsche Welle (Đức), Hội...