Tổng thống Zelensky tiết lộ tỷ lệ vũ khí từ Mỹ và châu Âu trên chiến trường Ukraine
Tổng thống Zelensky vừa công bố con số đáng chú ý về tỷ lệ vũ khí từ Mỹ, châu Âu và trong nước trên chiến trường Ukraine, đồng thời nhấn mạnh sự phụ thuộc vào viện trợ quân sự phương Tây.
Ông Zelensky cũng chia sẻ quan điểm về các khó khăn trong chính sách viện trợ của Mỹ và những thách thức trên chiến trường Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: THX/TTXVN
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với truyền thông Ba Lan, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã công bố những con số đáng chú ý về nguồn cung cấp vũ khí cho quân đội nước này. Theo đó, Mỹ hiện đang đóng vai trò quan trọng nhất với khoảng 40% tổng số vũ khí được sử dụng trên chiến trường.
Cụ thể, trong tổng số vũ khí đang được sử dụng tại Ukraine, khoảng 33-34% được sản xuất trong nước, dưới 30% được cung cấp từ các nước châu Âu, và phần còn lại khoảng 40% đến từ Mỹ. Những con số này cho thấy mức độ phụ thuộc đáng kể của Ukraine vào viện trợ quân sự từ các nước phương Tây.
Khi được hỏi về mô hình viện trợ quân sự từng bước của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Zelensky bày tỏ sự chia sẻ về những khó khăn trong hệ thống chính trị Mỹ. “Tôi biết ơn những gì Tổng thống Biden đã làm. Tổng thống Mỹ không thể làm mọi thứ một mình và như các bạn đã biết điều gì đã xảy ra ở Quốc hội Mỹ”, ông Zelensky nói, ám chỉ việc gói viện trợ trị giá hàng tỷ USD bị chặn vào đầu năm 2024.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine cũng bày tỏ sự khó hiểu về việc thiếu hụt các hệ thống phòng không, đặc biệt là hệ thống Patriot từ Mỹ.
Về tình hình quân sự, Tổng thống Zelensky cho biết hiện Ukraine có khoảng 880.000 quân, trong khi phía Nga có khoảng 600.000 quân đang hiện diện trên lãnh thổ Ukraine. Mặc dù về tổng số, Ukraine có ưu thế về quân số, nhưng do phải bảo vệ toàn bộ lãnh thổ, nên tại một số khu vực nhất định, đặc biệt là ở phía Đông, quân đội Nga vẫn có lợi thế về số lượng do tập trung lực lượng.
Video đang HOT
Theo nguồn tin của RBC-Ukraine trong Bộ Tổng tham mưu Ukraine, đến tháng 11/2024, các đơn vị Nga ở Ukraine có số lượng lên tới hơn 575.000 người.
Người phát ngôn Cơ quan Tình báo Quốc phòng Andrii Yusov cũng xác nhận con số này, cho biết lực lượng Nga ở Ukraine có quân số ổn định vào khoảng 600.000 người.
Đáng chú ý, Ukraine đang thảo luận về khả năng triển khai lực lượng nước ngoài trên lãnh thổ nước này. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành với Pháp và một số nước vùng Baltic, đồng thời dự kiến sẽ có thảo luận với Vương quốc Anh trong tương lai gần. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky khẳng định rằng lực lượng quân sự phương Tây chỉ có thể là một phần trong nỗ lực đảm bảo an ninh tổng thể của Ukraine.
Trước những bước tiến gần đây của lực lượng Nga trên tiề.n tuyến, các đối tác phương Tây đã đề xuất hạ độ tuổ.i huy động của Ukraine từ 25 xuống 18 tuổ.i. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky khẳng định rằng trước khi cân nhắc tăng quy mô quân đội, việc ưu tiên là cung cấp đầy đủ vũ khí và trang thiết bị cho hơn 100 lữ đoàn hiện đang tham chiến.
Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine
Kiev muốn tạo ra một không gian an toàn ở miền Tây Ukraine, nơi ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng năng lượng và dân thường của họ có thể được bảo vệ khỏi các cuộc tấ.n côn.g của Nga.
Ukraine đang rất cần trang bị các hệ thống phòng không để bảo vệ vùng trời phía tây nước này. Ảnh minh họa: hurriyetdailynews
Các quan chức nói với hãng tin AFP rằng do thiếu các hệ thống phòng không đủ hiệu quả để đẩy lùi các cuộc tấ.n côn.g không ngừng của Nga, Ukraine đang thúc đẩy các đồng minh châu Âu thiết lập vùng cấm bay ở phía tây đất nước bằng cách triển khai hệ thống phòng không ở các nước láng giềng Ba Lan và Romania.
Kiev muốn tạo ra một không gian an toàn ở miền Tây Ukraine, nơi ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng năng lượng và dân thường có thể được bảo vệ trước sự tàn phá lớn do các cuộc tấ.n côn.g của Nga gây ra trong những tháng gần đây.
Nghị sĩ Oleksiy Goncharenko nói: "Tôi không hiểu tại sao NATO không triển khai các hệ thống Patriot dọc biên giới Ba Lan".
Ông nói thêm: "Tên lửa của Nga thậm chí đã bay vào không phận Ba Lan và Romania. Việc triển khai sẽ bảo vệ biên giới của Ba Lan và Romania và điều này sẽ tạo ra một vùng an toàn ở phía tây và phía nam Ukraine".
Yêu cầu đó cũng được đề cập bởi một số quan chức dân sự và quân sự Ukraine, những người đã nói chuyện với phóng viên AFP ở Kiev trong chuyến đi do Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) và tổ chức tư vấn địa phương New Europe Center tổ chức vào tuần trước.
Hồi tháng 5, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã mở đầu một cuộc tranh luận, nói rằng "không có lý lẽ pháp lý, an ninh hay đạo đức nào cản trở các đối tác của chúng tôi bắ.n hạ tên lửa Nga trên lãnh thổ Ukraine từ lãnh thổ của họ".
Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng đã nỗ lực trong nhiều tháng để thúc đẩy tăng cường lực lượng phòng không từ các đối tác phương Tây, nhưng những nguồn cung mới đến nay chỉ mới đang được đưa vào Ukraine.
Những bước tiến ngoại giao gần đây của Kiev bao gồm lời hứa của Romania về hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot và Mỹ cho biết sẽ ưu tiên bán tên lửa phòng không cho Ukraine trong 16 tháng tới để nước này bổ sung thêm kho dự trữ.
Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều đối với Ukraine, quốc gia đã chứng kiến một nửa công suất sản xuất điện quốc gia bị phá hủy trong những tháng gần đây. Hàng tuần, tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga tấ.n côn.g mạng lưới năng lượng, gây ra tình trạng mất điện hàng ngày ảnh hưởng đến gần như toàn bộ người dân.
Hệ thống phòng không tầm xa Patriot của Đức được triển khai tại sân bay Vilnius trước Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva vào ngày 7/7/2023. Ảnh: Kyiv Post
Nga đã tập trung pháo kích vào mạng lưới phân phối năng lượng của Ukraine trong mùa đông 2022-2023, nhưng gần đây tiếp tục phá hủy các cơ sở sản xuất năng lượng, gây thiệt hại hơn nhiều và phải mất nhiều năm để sửa chữa hoặc xây dựng lại.
Moskva cũng đang nhắm mục tiêu vào khu vực dự trữ năng lượng của Kiev. Một nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết quyết tâm của Nga đã được thể hiện rõ ràng khi nước này tấ.n côn.g một cơ sở lưu trữ khí đốt nằm sâu dưới lòng đất 3 km ở phía tây Ukraine.
Một quan chức an ninh cấp cao Ukraine giấu tên thừa nhận: "Trong lĩnh vực năng lượng, tình hình thực sự khó khăn", đồng thời cho biết thêm ông lo ngại tình hình sẽ còn tệ hơn nữa khi mùa đông đến gần.
Quan chức trên cho biết, các cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa Kiev với các đồng minh phương Tây về vùng cấm bay ở phía Tây Ukraine bằng cách sử dụng hệ thống Patriot ở Ba Lan hoặc Romania, "nhưng đó không phải là một quyết định đơn giản".
Vị quan chức nói thêm rằng, các nước phương Tây đang hết sức thận trọng trước bất kỳ động thái nào có thể dẫn đến đụng độ trực tiếp với lực lượng Nga và kéo họ vào một cuộc chiến rộng lớn hơn, điều này "khiến quá trình [thuyết phục của Kiev] diễn ra chậm chạp và lặng lẽ".
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.
Bà Olga nói: "Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để huy động đủ lực lượng phòng không nhằm cho phép chúng tôi tiếp tục hoạt động trong suốt cuộc chiến".
Mặc dù vậy, Kiev không mong đợi bất kỳ tiến triển nào trong việc gia nhập NATO vì Washington và Berlin vẫn phản đối mạnh mẽ vấn đề này do lo ngại sẽ gây căng thẳng hơn nữa với Nga.
Một nguồn tin ngoại giao Ukraine tiết lộ: "Cơ hội nhận được lời mời gần như bằng 0".
Tuy nhiên, người này nói rằng các đồng minh của Ukraine có "cảm giác tội lỗi" về điều này, một tâm lý có lợi cho Kiev. Theo ông, điều đó "gây áp lực lên các đồng minh của chúng tôi" trong việc đưa ra "các quyết định mạnh mẽ khác làm giải pháp thay thế".
Lý do Mỹ chuyển hướng cung cấp tên lửa phòng không cho Ukraine Quyết định chuyển hướng cung cấp hệ thống phòng không của Mỹ phản ánh những hạn chế của nền công nghiệp quốc phòng phương Tây, vốn đang phải vật lộn để cung cấp đủ vũ khí đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Các đồng minh và đối tác khác của Mỹ có hợp đồng cung cấp tên lửa đán.h chặn sẽ phải đối...