Tổng thống Ukraine sẵn sàng đàm phán với một tổng thống khác của Nga, không phải ông Putin
Hãng tin TASS cho biết, Tổng thống Ukraine, Zelensky tuyên bố Kiev sẵn sàng đàm phán với Moskva, nhưng với một tổng thống Nga khác không phải ông Putin.
Tổng thống Ukraine, Zelensky. Ảnh: Getty Images
“Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với Nga, nhưng với một tổng thống Nga khác”, hãng TASS dẫn phát biểu của ông Zelensky trong một video đăng trên kênh Telegram.
Mạng truyền hình RT (Nga) cũng cho biết, ông Zelensky đã từ chối đàm phán một giải pháp hòa bình chừng nào ông Vladimir Putin vẫn là tổng thống Nga. Trên kênh Telegram, nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố ông “luôn đề nghị Nga cùng tồn tại trên các điều kiện bình đẳng, trung thực, đàng hoàng và công bằng”, đồng thời đổ lỗi cho Nga về sự thất bại của các cuộc đàm phán.
Theo RT, ông Zelensky đã nhiều lần từ chối các yêu cầu hòa bình từ Moskva, gần đây nhất là từ chối đề nghị của Tổng thống Putin vào ngày 30/9 về nối lại các cuộc đàm phán.
“Chỉ có con đường củng cố Ukraine và trục xuất những kẻ chiếm đóng khỏi toàn bộ lãnh thổ của chúng tôi mới khôi phục được hòa bình”, Tổng thống Zelensky tuyên bố trong bài phát biểu của mình.
Ông Zelensky cũng xác nhận rằng Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào cùng ngày 30/9. Trong khi các phương tiện truyền thông phương Tây mô tả động thái này “mang tính biểu tượng hơn là thực tế”, Tổng thống Ukraine tỏ ra nghiêm túc, cho rằng Thụy Điển và Phần Lan có thể áp dụng xin gia nhập NATO nhanh chóng ngay cả khi không có Kế hoạch Hành động Thành viên và do đó việc Ukraine làm như vậy là “công bằng”.
“Trên thực tế, chúng tôi đã hoàn thành con đường tới NATO”, ông Zelensky nói trong một bài đăng khác trên Telegram. “Trên thực tế, chúng tôi đã chứng minh được khả năng tương thích với các tiêu chuẩn của Liên minh… Chúng tôi tin tưởng lẫn nhau, chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau và chúng tôi bảo vệ nhau.”
Ông Zelensky trước đây từng thừa nhận Ukraine có thể gặp khó khăn trong đảm bảo sự đồng ý của tất cả 30 quốc gia thành viên NATO, và thay vào đó Ukraine thúc đẩy cái gọi là Hiệp ước An ninh Kiev, vốn yêu cầu các thành viên cốt lõi của NATO bảo vệ Ukraine “trong trường hợp bị xâm lược”.
Việc chấp nhận cho Ukraine gia nhập liên minh sẽ kéo NATO vào cuộc đối đầu ngay lập tức với Nga, theo Điều 5 về phòng thủ chung.
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden, Jake Sullivan, cùng ngày 30/9 cho biết, mặc dù Mỹ cam kết thực hiện chính sách “mở” về gia nhập NATO, nhưng lúc này không phải thời điểm để xem xét đơn xin gia nhập của Ukraine.
Nỗi lo trong hầm trú ẩn không chỉ là bom đạn mà có cả Covid-19
Khi chiến sự ở Ukraine kéo dài sang tuần thứ 3, Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, bị bắn phá dữ dội.
Với những cư dân còn ở lại đây, hệ thống tàu điện ngầm vừa là nơi trú ẩn, vừa là nhà.
Có hàng trăm người, cùng trẻ em và cả thú cưng trú tại đây. Họ chia sẻ bữa ăn và ngủ cùng nhau trên các toa tàu, kế bên máy bán vé và trên sân ga.
Một số người xem tin tức trên điện thoại, nhiều người khác giặt đồ và những người mẹ thì cho con ăn. Tuy nhiên, một hiểm họa khác đang chực chờ: Covid-19.
Nastya, một người trú ẩn tại hệ thống tàu điện ngầm cho biết cô có thể đã nhiễm bệnh. Cô cũng mong muốn chiến sự nhanh kết thúc để cô có thể về nhà ngủ.
"Tôi lo sợ cho gia đình mình, cho gia đình bạn bè, rất sợ hãi cho toàn bộ đất nước và lo sợ cho chính mình nữa", Nastya nói.
Hiện tại, sống sót là ưu tiên hàng đầu của cư dân Kharkiv. Đây là nơi bị bom đạn ảnh hưởng nặng nề nhất từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo thống đốc địa phương, lực lượng Nga đã nã pháo vào các khu dân cư 89 lần chỉ trong một ngày.
Valentyna, một phụ nữ lớn tuổi, cho biết chung cư của bà bị pháo kích, khiến các kệ ván đổ xuống và khói xuất hiện khắp nơi.
Ngày 11.3, thống đốc địa phương cho biết một phòng thí nghiệm hạt nhân cũng bị bom đạn phá hủy nhưng không gây nguy hiểm cho người dân.
Thị trưởng Kharkiv cho hay có 48 trường học của thành phố 1,4 triệu dân này đã bị phá hủy.
Theo Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR, hơn 2,3 triệu người đã sơ tán khỏi Ukraine vì chiến dịch quân sự của Nga. Nga phủ nhận mọi cáo buộc nhắm mục tiêu vào dân thường.
Chiến dịch sơ tán dân thường qua hành lang nhân đạo bắt đầu ở Ukraine
Trung Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong 2 năm Ngày 13/3, Trung Quốc ghi nhận 1.807 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cùng với hơn 1.400 ca không triệu chứng được phát hiện cùng ngày, số ca nhiễm theo ngày ở Trung Quốc lên tới gần 3.400 ca, tăng gấp đôi so với một ngày trước đó và lên mức cao nhất trong 2 năm qua. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho...