Tổng thống Ukraine đến Mỹ trình bày kế hoạch chấm dứt xung đột
Ngày 22/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến Mỹ, tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 79.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Đây được coi là chuyến thăm quan trọng của Tổng thống Zelensky, trong đó ông dự định trình bày với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và hai ứng cử viên tổng thống Kamala Harris và Donald Trump, kế hoạch của Kiev nhằm chấm dứt cuộc xung đột với Nga, vốn đã kéo dài 2 năm rưỡi.
Chuyến thăm diễn ra sau các cuộc giao tranh dữ dội trong mùa hè. Trong những tuần gần đây, chính quyền Kiev đã gây sức ép với phương Tây nhằm “dỡ bỏ các rào cản” về vũ khí tầm xa. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa thu được kết quả.
Trong tuyên bố đưa ra trước chuyến thăm, ông Zelensky cho biết Mỹ và Anh chưa cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do lo ngại xung đột leo thang, song ông sẽ không từ bỏ hy vọng. Do đó, nhiều khả năng trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, dự kiến vào ngày 26/9 tại Nhà Trắng, ông Zelensky sẽ nỗ lực thuyết phục “ông chủ” Nhà Trắng thay đổi quyết định.
Video đang HOT
Vẫn chưa có chi tiết nào về kế hoạch chấm dứt xung đột của Ukraine được công bố. Ông Zelensky cho biết Tổng thống Mỹ sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được xem “toàn bộ” kế hoạch này, sau đó kế hoạch sẽ được giới thiệu tới “tất cả các nhà lãnh đạo của những quốc gia đối tác”.
Ngay khi đến Mỹ, Tổng thống Ukraine đã đến thăm một nhà máy sản xuất đạn pháo 155mm ở Pennsylvania. Điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến thăm Mỹ sẽ là New York và thủ đô Washington.
Theo kế hoạch, Tổng thống Zelensky sẽ trình bày các đề xuất trước Quốc hội Mỹ, bà Kamala Harris và ông Donald Trump. Trước đó, bà Harris đã phát đi tín hiệu cho thấy sẽ duy trì các chính sách của Tổng thống Biden đối với Ukraine, trong khi ông Trump chỉ trích gay gắt các gói viện trợ khổng lồ của Washington dành cho Kiev.
Cựu tổng thống Nga cảnh báo Kiev có thể trở thành 'điểm xám tan chảy khổng lồ'
Ngày 14/9, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, cựu tổng thống Dmitry Medvedev cảnh báo nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng thì sẽ có một "vết tan chảy khổng lồ màu xám" ở thủ đô Kiev của Ukraine.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, cựu tth Dmitry Medvedev. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Đài Tự do châu Âu (RFE), các quan chức Liên bang Nga đã nhiều lần cảnh báo quyết định của phương Tây cho phép Kiev sử dụng vũ khí được tài trợ để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Liên bang Nga sẽ dẫn đến sự leo thang lớn trong cuộc chiến chống lại Ukraine, có thể bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Gần nhất là vào ngày 14/9, cựu Tổng thống Liên bang Nga, ông Dmitry Medvedev nói rằng Kiev có thể biến thành "điểm xám tan chảy" nếu các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây được nới lỏng.
Tờ Politico cho biết thêm lời đe dọa của ông Medvedev, người hiện giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, được đưa ra khi Mỹ và Anh đang cân nhắc cấp phép cho Kiev sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công các mục tiêu chiến lược xa hơn vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Theo ông Medvedev, Điện Kremlin đã có "cơ sở chính thức" để sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi Ukraine tiến hành xâm nhập xuyên biên giới vào tỉnh Kursk của Liên bang Nga.
Tuy nhiên, xung đột hạt nhân là "một câu chuyện rất tệ với kết cục rất khó khăn" và đó là lý do tại sao cho đến thời điểm này, Moskva vẫn chưa quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân "phi chiến lược hoặc chiến lược".
Nếu điều đó xảy ra, RFE dẫn tuyên bố của ông Medvedev đưa ra trên tài khoản Telegram ngày 14/9 cho biết sẽ có một "vết tan chảy khổng lồ màu xám" ở Kiev.
Kiev đã nhiều lần nói rằng họ cần có khả năng tiến hành các cuộc tấn công tầm xa hơn vào lãnh thổ Liên bang Nga để tự vệ trước các lực lượng của Moskva.
Ngày 13/9, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã nhắc lại lời kêu gọi của Kiev về việc mở rộng phạm vi sử dụng vũ khí phương Tây.
Ông Zelensky nói: "Chúng tôi đang đạt được tiến bộ trên chiến trường. Nhưng chúng tôi cần được phép sử dụng vũ khí tầm xa", đồng thời bày tỏ hy vọng rằng "cộng đồng chính trị Mỹ hiểu rõ điều này và sẽ đưa ra quyết định có liên quan".
Tuy nhiên, trong tuyên bố sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer hôm 13/9, Nhà Trắng không đề cập đến chủ đề này.
Tuyên bố chỉ nói rằng hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về một loạt các vấn đề và "tái khẳng định sự ủng hộ không lay chuyển của họ đối với Ukraine" khi nước này tiếp tục phòng thủ trước sự các lực lượng Liên bang Nga.
Nước phương Tây đầu tiên hoàn toàn ủng hộ Ukraine dùng tên lửa tấn công vào Nga Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố Canada hoàn toàn ủng hộ Kiev sử dụng vũ khí tầm xa để ngăn chặn khả năng liên tục của Liên bang Nga trong việc làm suy yếu cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine. Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu tại Quebec ngày 13/9/2024 bày tỏ lập trường ủng hộ Ukraine tấn công vào...