Tổng thống Trump: Mỹ sắp ký các thỏa thuận lớn chưa từng có với Anh, Nhật
Tổng thống Trump khẳng định Mỹ đang tiến rất gần tới các thỏa thuận song phương lớn chưa từng có với Anh và Nhật Bản.
“2 bên đã làm việc trong 5 tháng. Đó là một thỏa thuận rất lớn, một trong những thỏa thuận lớn nhất mà chúng tôi từng có với Nhật Bản“, ông Trump nói trước khi hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-7 đang diễn ra tại Biarritz, Pháp.
Lãnh đạo Mỹ-Nhật duy trì mối quan hệ chặt chẽ nhưng Tổng thống Trump thường xuyên cáo buộc Tokyo hưởng lợi thế không công bằng trong thương mại song phương.
Tổng thống Trump trong cuộc gặp với lãnh đạo các nước G-7. (Ảnh: AP)
Nguồn tin của NHK khẳng định 2 bên đã đi tới thỏa thuận về việc nông sản Mỹ sẽ bị Nhật đánh thuế ngang với mức vốn áp dụng với các nước thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thêm vào đó, 2 bên cũng đồng ý với đề xuất để Nhật Bản giảm thuế với thịt bò và thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ ở mức tương đương các nước thành viên TPP nhưng sẽ không đưa ra hạn ngạch mới cho bơ và sữa tách béo.
Cũng trong ngày làm việc thứ 2 tại Pháp, Tổng thống Trump vẽ ra viễn cảnh lạc quan với tân Thủ tướng Anh Boris Johnson khi khẳng định một thỏa thuận lớn, lớn hơn bất cứ thỏa thuận nào từng có giữa Anh và Mỹ nhiều khả năng sẽ sớm được ký kết.
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra không lâu sau khi ông Johnson thục giục nhà lãnh đạo Mỹ gỡ bỏ hàng rào đáng kể đang cản trở các công ty Anh xuất khẩu sang Mỹ để giúp 2 bên tiến tới một thỏa thuận tuyệt vời.
Video đang HOT
Trong cuộc họp song phương diễn ra sáng 25/8, lãnh đạo Anh-Mỹ thảo luận về hàng loạt các vấn đề chính trị và thương mại nóng hổi hiện nay.
“Tổng thống Trump và Thủ tướng Anh cũng đã thỏa luận về các vấn đề chung trên toàn cầu, đặc biệt là mối đe dọa của Iran đối với tự do hàng hải ở Vùng Vịnh, căng thẳng Hong Kong, 5Gvà Huawei cũng như bất ổn ở Libya và khu vực Sahel”, Nhà Trắng nêu rõ trong thông báo phát đi cách đây ít giờ.
(Nguồn: Straits Times)
SONG HY
Theo VTC
Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu không mục tiêu, không chiến lược, không có điểm cuối rõ ràng
Chuyên gia cho rằng cuộc chiến Mỹ-Trung giờ đây đang trở thành một cuộc đối đầu không mục tiêu, không chiến lược và không có điểm cuối rõ ràng.
Khi thế giới mong ngóng thông báo lạc quan nào đó từ các cuộc đàm phán Mỹ-Trung, Bắc Kinh lại mồi thêm lửa vào đám cháy mà Mỹ châm lên trước với tuyên bố áp thuế với 75 tỷ USD hàng hóa của Washington. Động thái này hiện thực hóa các khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng với mức thuế mà Washington áp lên 300 tỷ USD hàng hóa Bắc Kinh.
Diễn biến mới nhất trong cuộc chiến thuế quan giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới làm leo thang những bất đồng và cho thấy rằng không có "thuốc giải" làm dịu đi sự thù địch giữa 2 nước hiện nay.
Sau dòng tweet hôm 23/8 ám chỉ Chủ tịch Tập Cận Bình là "kẻ thù" của ông Trump, giới quan sát cho rằng cuộc đối đầu giữa 2 quốc gia có thể sẽ trở thành cuộc so găng tay đôi giữa lãnh đạo Trung-Mỹ. Đây có thể sẽ là điểm bước ngoặt đối với trật tự thế giới vốn đang đầy rẫy biến động và được định hình lại bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Tass)
Theo ông Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung, cuộc chiến Mỹ-Trung giờ đây đang trở thành một cuộc đối đầu không mục tiêu, không chiến lược và không có điểm cuối rõ ràng.
Nó cũng diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái khi mà sự không chắc chắn mới chồng chất lên những thứ không chắc chắn ở thời điểm hiện tại.
Tổng thống Trump không dưới một lần khẳng định rằng các đòn áp thuế với Trung Quốc giúp làm đầy ngân sách cho Mỹ và Bắc Kinh sẽ sớm gục ngã. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Trung Quốc vẫn đang dai sức chiến đấu còn kinh tế Mỹ thì liên tục bị cảnh báo đang đứng trước bờ vực suy thoái.
Nội bộ Nhà Trắng cũng đang có những tuyên bố trái ngược khi đưa ra các thông điệp về kinh tế. Các cố vấn hàng đầu của ông Trump liên tục trấn an rằng kinh tế Mỹ khó lòng suy thoái và các cảnh báo đưa ra là hồ đồ. Nhưng nhà lãnh đạo của họ liên tục đề cập tới việc cắt giảm thuế để kích thích tăng trưởng.
Những tuyên bố khác biệt này làm tăng thêm mối lo ngại rằng chính quyền Trump chưa sẵn sàng cho một kịch bản suy thoái.
Theo ông Allen, chính sách thuế quan của ông Trump đang khiến mối quan hệ Mỹ-Trung rơi xuống đáy.
"Đáy của mối quan hệ đang sụp đổ và nó đang ngày càng tồi tệ hơn", ông cho hay.
Khi ông Trump và ông Tập Cận Bình gặp nhau tại Buenos Aires cuối năm 2018, các chuyên gia lo ngại về viễn cảnh một cuộc chiến tranh lạnh mới nếu 2 nền kinh tế không thể giải quyết những khác biệt của mình.
Những người theo quan điểm diều hâu trong chính quyền Trump như cố vấn thương mại Peter Navarro lập luận rằng "việc chia tay với Trung Quốc" là điều cần thiết để đảm bảo sự thống trị của mình trong khi những người còn lại trong phe lo ngại về sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.
Trong bài phát biểu tại Singapore tháng 11/2018, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson cảnh báo về những rủi ro về sự đoạn tuyệt giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Theo ông này, một "bức rèm sắt về kinh tế có thể khiến 2 nền kinh tế lớn nhất từ chối trao đổi công nghệ, vốn và đầu tư, đảo ngược những thành tựu kéo dài hàng thập kỷ qua từ việc toàn cầu hóa.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Tổng thống Putin có thể tham dự G-7 năm sau với tư cách đặc biệt Tổng thống Trump nói ông có thể sẽ mời Tổng thống Putin tới hội nghị thượng đỉnh G-7 tiếp theo được tổ chức tại Mỹ với tư cách khách mời. Tuyên bố này được ông Trump đưa ra tại cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G-7 đang diễn ra tại Biarritz, Pháp vào sáng 25/8. Trước thông tin này, phát...