Tổng thống Putin: “Vắc xin” chống lại Đức quốc xã đang “hết tác dụng” tại châu Âu
Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã bày tỏ lo ngại về sự lây lan của tư tưởng phát xít mới ở châu Âu. Đồng thời chỉ ra rằng, tân chủ nghĩa phát xít đang phát triển ở một số nước châu Âu, đặc biệt ở các nước vùng Baltic và Ukraine.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin
Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Serbia Politika, Tổng thống Putin nói: “Thật đáng tiếc, thuốc chủng ngừa chống lại virus Đức quốc xã, phát triển tại Nuremberg, đang mất dần hiệu quả của nó ở một số nước châu Âu. Một dấu hiệu rõ ràng của xu hướng này là biểu hiện mở của tân chủ nghĩa phát xít, đang trở nên phổ biến ở Latvia và các nước Baltic khác”.
Ông Putin cho biết, hiện nay các nhà lãnh đạo Nga đặc biệt lo lắng về tình hình tại Ukraine, khu vực xảy ra cuộc đảo chính nhà nước trái với hiến pháp vào tháng 2 vừa qua, được thực hiện bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc và các nhóm cực đoan khác.
Tổng thống Nga cũng khẳng định rằng: “Mục tiêu chung của chúng tôi là chống lại những kẻ tôn vinh chủ nghĩa phát xít, đang cố gắng để sửa đổi kết quả của thế chiến thứ II. Chúng tôi sẽ cố gắng chống lại mọi hình thức, biểu hiện của phân biệt chủng tộc, bài ngoại và tôn vinh chủ nghĩa dân tộc tích cực và chủ nghĩa Sô Vanh”.
Ủy viên của Hội đồng nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Konstantin Dolgov cho hay, Liên minh châu Âu đang chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng có của tân chủ nghĩa phát xít. Với khẩu hiệu phân biệt chủng tộc và bài ngoại là khá phổ biến trong các chiến dịch bầu cử tại một số nước châu Âu.
Video đang HOT
Gần đây, tại Latvia hàng loạt các chương trình gây tranh cãi đã diễn ra. Chẳng hạn như là, một chương trình âm nhạc tôn vinh chiến tranh của Đức Quốc xã và tội phạm Herberts Cukurs, một sát thủ nổi tiếng với các cuộc tàn sát người Do Thái của Latvia trong Thế chiến II.
Đồng Chủ tịch của Ủy ban chống phát xít Latvia, Eduard Goncharov khẳng định với kênh thông tin Delfi rằng, các chương trình sân khấu này là một động thái của lực lượng phát xít nhằm đưa tân chủ nghĩa phát xít trở thành chính sách chính thức của Latvia. Ông nói: ” Những hành động như vậy đã khiến cho chủ nghĩa phát xít đang sống dậy và lan rộng. Chúng tôi cũng đã nhìn thấy những hành động này ở Ukraine, đất nước mà chính phủ “thông đồng” với các phần tử phát xít gây nên những thảm kịch tại Odessa, Lugansk và Donbass”.
Ngày 14-10, một nhóm lớn các nhà hoạt động của Ukraine và các chiến binh từ tiểu đoàn Azov đã diễu hành qua trung tâm của Kiev, hô vang câu khẩu hiệu của Adolf Hitler và bọn phát xít Đức Quốc xã. Họ yêu cầu công nhận các cựu chiến binh UIA như là các chiến binh chiến đấu cho sự tự do của Ukraine.
Trước tình hình này, một số quốc gia châu Âu đang vội vàng rà soát lại kết quả của thế chiến lần thứ II và những người ủng hộ Đức quốc xã tại các nước vùng Baltic, Ukraine và 2 nước khác là Romania và Hungary.
Theo An Ninh Thủ Đô
VK601: xe thiết giáp nhảy dù đầu tiên của thế giới
VK601 là xe thiết giáp đổ bộ đường không (nhảy dù từ máy bay) đầu tiên trên thế giới được phát triển bởi Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Giữa năm 1939, Đức quốc xã đã quyết định phát triển một chiếc xe tăng hạng nhẹ phục vụ cho nhiệm vụ trinh sát cũng như hỗ trợ tác chiến cho lính dù. Các nhà thiết kế đã phát triển một ý tưởng khá táo bạo là thiết kế xe tăng hạng nhẹ mới với khả năng vận chuyển ra chiến trường bằng máy bay vận tải. Một ý tưởng chưa từng có trước đó.
Nếu ý tưởng thiết kế thành công sẽ cho phép quân đội Đức quốc xã triển khai năng lực tấn công đổ bộ đường không bằng xe tăng hạng nhẹ ra chiến trường một cách nhanh chóng. Để đảm bảo tính thành công của dự án, 2 công ty chế tạo vũ khí hàng đầu của Đức quốc xã là Daimler-Benz và Krauss-Maffei đã được huy động tham gia vào dự án.
Xe thiết giáp đổ bộ đường không VK601.
Daimler-Benz đảm nhận việc thiết kế thân xe và tháp pháo, còn Krauss-Maffei phát triển bộ khung và hệ thống động lực. Vào giữa năm 1942, mẫu xe tăng hạng nhẹ VK601 (Pz Kpfw I Ausf C) mới đã được phát triển thành công. Mặc dù lúc đó Đức gọi đây là xe tăng hạng nhẹ nhưng đây là tiền đề cho sự phát triển của các loại xe thiết giáp đổ bộ đường không về sau.
VK601 có chiều dài 4,1m, rộng 1,92m, cao 1,94m, khối lượng chiến đấu 8 tấn, ê kíp chiến đấu 2 người. Xe được trang bị súng trường chống tăng bán tự động EW-141 7,92mm. Đây là loại súng trường chống tăng có "1-0-2" tại thời đó. Súng có chiều dài nòng khoảng 1.085mm, súng bắn đạn xuyên giáp lõi vonfram với sơ tốc đầu nòng lên đến 1.170 m/s. Cơ số đạn xuyên giáp mang theo là 94 viên.
Xe còn được trang bị súng máy MG-34 7,92mm để tiêu diệt bộ binh, cơ số đạn mang theo 2.100 viên. Hai khẩu súng này được thiết kế đặt song song nhau trên tháp pháo. Tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ VK601 được trang bị tới 8 kính tiềm vọng giúp quan sát xung quanh tốt hơn. Ngoài ra, pháo thủ còn được trang bị kính ngắm TZF-10 sử dụng cho việc khai hỏa tiêu diệt mục tiêu.
VK601 còn được trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến mới cho phép thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin giữa các xe trong phạm vi 3km.
VK601 trang bị súng chống tăng và súng máy, khá trùng hợp khi xe thiết giáp đổ bộ đường không hiện đại cũng trang bị vũ khí như vậy với hỏa lực diệt tăng (tất nhiên là mạnh hơn).
Phía trước xe được bọc giáp dày 30mm, 2 bên tháp pháo dày 20mm, phía trước tháp pháo dày 30mm, phía sau và dưới dáy xe bọc giáp dày 10mm. VK601 được trang bị động cơ diesel HL45P công suất 150 mã lực. Hệ thống động lực này có thể giúp xe đạt tốc độ tối đa tới 80km/h. Phạm vi hoạt động với nhiên liệu nội bộ là 300km.
VK601 tham chiến lần đầu vào năm 1943 tại chiến trường Nga. Sự ra đời của VK601 đã tạo ra một bước ngoặt mới trong việc phát triển các phương tiện trinh sát bọc thép về sau. Rõ ràng vai trò của một chiếc xe trinh sát bọc thép là rất quan trọng đối với lực lượng mặt đất. VK601 cũng là người khai sáng dòng xe thiết giáp đổ bộ đường không về sau.
Tuy nhiên, trên chiến trường VK601 lại dùng sai cách.
Mặc dù sự ra đời của VK601 đã mang lại cho quân đội Đức quốc xã khả năng đổ bộ đường không hạng nặng nhưng họ đã sử dụng VK601 vào một chiến thuật không hợp lý nên xe tăng hạng nhẹ này đã không phát huy được vai trò của nó.
Ý tưởng của người Đức sau này đã được các cường quốc trên thế giới thừa hưởng và hoàn thiện nó, điển hình là dòng xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1/2/3/4 do Liên Xô (Nga) sau này phát triển.
Theo Kiến Thức
Vụ tự sát giả động trời của sĩ quan Đức Quốc xã Sĩ quan SS của Đức quốc xã Hans Kammler được cho là đã dàn dựng vụ tự sát vào năm 1945 và bị Mỹ bắt giữ. Sĩ quan SS Hans Kammler được cho là đã tự sát trong những ngày cuối cùng trước khi phát xít Đức đầu hàng Quân Đồng minh vào năm 1945. Tuy nhiên, theo tài liệu mới đây, Kammler...