Tổng thống Putin sắp có “vũ khí lợi hại” để đối phó phương Tây
Trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ 7 mà chưa bên nào giành được chiến thắng quyết định, phương Tây đang lo ngại Tổng thống Nga Putin có thể sử dụng mùa Đông như một vũ khí để giành ưu thế trong cuộc chiến này.
Sự phụ thuộc của nhiều quốc gia châu Âu vào năng lượng của Nga sẽ giúp Moscow có thêm đòn bẩy khi mùa Đông tới gần, dù rằng Ukraine đang đẩy mạnh cuộc phản công để giành lại các vùng lãnh thổ đã mất. Nhiều người lo ngại cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu có thể trở nên trầm trọng hơn, nếu Nga cắt giảm hơn nữa nguồn cung khí đốt.
Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho Châu Âu, đáp ứng gần 40% nhu cầu của lục địa này. Ảnh: Bloomberg
Chuyên gia Samantha Gross – Giám đốc Sáng kiến An ninh Năng lượng và Khí hậu của Viện Brookings cho rằng: “Câu hỏi thực sự là Nga sẽ cung cấp cho Liên minh châu Âu bao nhiêu khí đốt trong mùa Đông này?”.
Tổng thống Putin đã đe dọa ngừng bán nhiên liệu cho một số quốc gia để trả đũa đề xuất của Liên minh châu Âu áp giá trần đối với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đang đẩy nhiều nước đến bờ vực suy thoái kinh tế.
Video đang HOT
Ông Samantha Gross lưu ý, dù đưa ra cảnh báo cứng rắn, nhưng nhà lãnh đạo Nga cho biết ông sẽ tăng cường bán khí đốt cho châu Âu nếu phương Tây nới lỏng các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine – điều gần như chắc chắn không xảy ra.
Michael Allen, cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush nhận định: “Tổng thống Putin gần như sử dụng hết các con cờ trong tay. Ông đang rơi vào tình thế khó khăn khi quân đội Ukraine liên tiếp giành được nhiều vùng lãnh thổ cuối tuần qua”. Hôm 13/9, Ukraine tuyên bố đã giành lại 6.000km2 lãnh thổ ở phía đông và nam, đồng thời buộc các lực lượng Nga phải rút lui kể từ khi bắt đầu tiến hành cuộc phản công vào đầu tháng 9. Theo giới phân tích, đây có thể là bước lùi lớn trong chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine trong 6 tháng qua, nhưng thế trận trên thực địa cho thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn hơn của Kiev vào nguồn vũ khí phương Tây.
“Tôi cho rằng, trong trường hợp cán cân chiến trường nghiêng về phía Ukraine, Tổng thống Putin sẽ tìm mọi cách để thay đổi điều này và một trong những thẻ bài mà ông đưa ra là khí đốt”, nhà phân tích Gross nhận định với The Hill.
Mỹ đã tăng cường xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này sang châu Âu kể từ đầu cuộc khủng hoảng, nhưng chính quyền Tổng thống Biden đang đối mặt với áp lực từ trong nước để giữ phần lớn nguồn cung cho các bang trong mùa Đông.
Vào cuối tháng 8, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm đã kêu gọi các nhà khai thác khí LNG hạn chế xuất khẩu sang châu Âu, với lý do cần phải gia tăng nguồn cung dầu diesel trong nước trước mùa Đông.
Robbie Diamond, Chủ tịch Tổ chức Tư vấn về An ninh Năng lượng Securing America’s Future Energy của Mỹ cho biết: “Tôi nghĩ chúng ta cũng sẽ cảm nhận ảnh hưởng tiêu cực. Ngay cả khi xuất khẩu khí đốt của Mỹ tăng lên, giá khí đốt tự nhiên đã đạt mức cao nhất trong lịch sử vào tháng 8″, ông nhấn mạnh.
Chuyên gia này lưu ý, đối với Tổng thống Putin, nguồn doanh thu bị mất do cắt giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu có thể được bù đắp bằng cách tăng cường bán cho các nước khác. “Miễn là Nga tìm được đầu ra thì dù có bán với mức gia chiết khấu, họ vẫn sẽ có doanh thu và lợi nhuận”.
Nếu như việc cắt giảm nguồn cung dầu mỏ của Nga là một vấn đề mang tính toàn cầu, thì việc cắt giảm nguồn cung khí đốt lại ảnh hưởng đến châu Âu nhiều hơn. Đáng chú ý, Đức phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung khí đốt của Nga để vận hành các cơ sở công nghiệp của nước này, vì vậy trong trường hợp xấu nhất, Berlin không chỉ đối mặt với một mùa Đông lạnh giá mà còn có nguy cơ phải đóng cửa hàng loạt nhà máy. Chuyên gia Gross nhận định, tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với mỗi nước châu Âu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cách thức sử dụng và khối lượng khí đốt tự nhiên mà họ tiêu thụ.
Bà Heidi Crebo-Rediker – trợ lý cấp cao tại Hội đồng quan hệ đối ngoại dự đoán, Tổng thống Putin nhiều khả năng sẽ siết chặt hơn nữa việc xuất khẩu năng lượng và hàng hóa. Nhưng bà cho rằng, châu Âu vẫn sẽ tiếp tục viện trợ Ukraine bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế mà họ phải đối mặt.
“Cuộc xung đột tại Ukraine khiến châu Âu nhận ra rằng họ đã quá phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga và giờ là lúc họ phải giảm sự phụ thuộc, tìm cách đa dạng hóa nguồn cung càng sớm càng tốt”, bà Heidi Crebo-Rediker lưu ý.
Theo Reuters, Thủ tướng Anh Liz Truss dự kiến công bố chi tiết kế hoạch xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng vào tuần tới. Còn Ủy ban châu Âu đang tìm cách buộc các công ty nhiên liệu hóa thạch có thu nhập kỷ lục trong cuộc khủng hoảng năng lượng phải đóng góp tài chính để hỗ trợ người tiêu dùng.
Tổng thống Putin: Vấn đề của Dòng chảy phương Bắc là do lệnh trừng phạt từ phương Tây
Theo Điện Kremlin, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vấn đề cung cấp khí đốt cho châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) là do các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Moskva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
"Mô tả tình hình hiện tại trong lĩnh vực năng lượng châu Âu, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng Nga đã và vẫn sẽ là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy, hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng. Sự gián đoạn hoạt động của đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 là do các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, gây cản trở việc bảo trì đường ống", hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Điện Kremlin cho biết.
Theo nhà lãnh đạo Nga, bất kỳ nỗ lực nào nhằm đổ lỗi cho Nga về khủng hoảng năng lượng của châu Âu đều đáng chỉ trích, do chính phủ của quốc gia liên quan đã đóng cửa nguồn cung khí đốt qua Ukraine và Ban Lan, và từ chối cho phép vận hành đường ống Dòng chảy phương Bắc 2
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở EU trở nên tồi tệ hơn từ đầu tháng 7, khi nguồn cung khí đốt của Nga sang một số quốc gia châu Âu lần đầu bị gián đoạn. Nga đã tuyên bố ngừng vận hành hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga sang Đức do vấn đề kỹ thuật.
Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi các nước EU chuẩn bị trước cho việc ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt của Nga. EC cũng đưa ra kế hoạch tự nguyện giảm mức tiêu thụ khí đốt của tất cả các quốc gia thành viên xuống 15% từ ngày 1/8 đến ngày hết tháng 3/2022.
Dòng chảy phương Bắc 1 là một trong những tuyến đường chính cung cấp khí đốt từ Nga đến châu Âu, nhưng do những khó khăn trong việc bảo dưỡng các tuabin, hiện đường ống này chỉ hoạt động một phần công suất. Trong khi đó, đường ống Nord Stream-2 đã hoàn thành, nhưng chưa đi vào hoạt động, cũng vì lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Belarus hướng tới thiết lập thị trường dầu chung với Nga Belarus và Nga đang thúc đẩy về một hiệp ước thị trường dầu chung và sẵn sàng phê duyệt vào giữa năm 2023. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko bắt tay trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm tại Điện Kremlin ngày 9/9/2021. Ảnh: Reuters Chủ tịch công ty dầu khí quốc doanh của Belarus...