Tổng thống Putin: Nga không phải là nguồn cơn khủng hoảng Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/6 cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine không phải do Nga, mà do Phương Tây đã tiếp tay cho một cuộc đảo chính vi hiến ở quốc gia láng giềng của Mátxcơva.
Tổng thống Putin phát biểu tại St. Petersburg ngày 19.6. (Ảnh: AP)
Phát biểu trong phiên toàn thể Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF 2015) ngày 19/6, ông Putin vạch rõ: “Chúng ta (Nga) không phải là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng Ukraine.”
Tổng thống Nga hôm qua cũng cho rằng trong khi Mátxcơva luôn bị thúc ép phải gây áp lực với phe ly khai tại Donbass, phương Tây cũng nên tác động lên Kiev để giải quyết triệt để xung đột kéo dài tại đông Ukraine.
“Chúng tôi đã tác động lên phe ly khai nhưng cuộc khủng hoảng sẽ không thể chấm dứt nếu chỉ có nỗ lực từ một phía”, ông Putin nêu rõ.
“Chúng tôi cũng không thể gây áp lực với Kiev. Đây đáng lẽ là điều phương Tây cần làm. Hãy cùng nhau giải quyết vấn đề”, người đứng đầu nước Nga kêu gọi.
Tuyên bố mới của Tổng thống Nga được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mátxcơva với Mỹ và các nước châu Âu vẫn căng thẳng do không tìm được tiếng nói chung về khủng hoảng Ukraine.
Nga không muốn trở thành siêu cường…
Video đang HOT
Cũng trong phát biểu ngày 19/6 trước các doanh nhân tại St. Petersburg, ông Putin khẳng định Mátxcơva không hành động hiếu chiến và cũng không mong muốn trở thành cường quốc hay đạt được vị thế siêu cường.
RT dẫn lời Tổng thống Nga nói rằng ông không đồng ý với bình luận của cựu Thủ tướng Pháp Francois Fillon rằng Nga đang ngày càng hiếu chiến.
“Chúng tôi không hiếu chiến. Chúng tôi chỉ hành động để bảo vệ lợi ích của mình một cách kiên quyết và bền bỉ hơn”, ông Putin nhấn mạnh.
Ông chủ đầy quyền lực của điện Kremlin cũng bày tỏ Nga chỉ mong muốn nhận được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế.
“Chúng tôi không áp đặt các tiêu chuẩn, hình mẫu cư xử hay mô hình phát triển của nước Nga lên bất kỳ quốc gia nào”, ông Putin tuyên bố, “Chúng tôi chỉ muốn mối quan hệ công bằng với tất cả các chủ thể trong quan hệ quốc tế – với Mỹ, châu Âu, hay các đối tác châu Á.”
Ông Putin cho rằng sau khi trật tự thế giới hai cực tan rã, Liên Xô “biến mất” khỏi bản đồ chính trị, một số nước Phương Tây, cụ thể là Mỹ, bắt đầu tìm kiếm những khoảng không gian địa chính trị mới để gây dựng ảnh hưởng, theo Sputnik.
… Và sẽ tiếp tục hợp tác với phương Tây
Tại Diễn đàn SPIEF 2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng hợp tác của Mátxcơva với Phương Tây sẽ vẫn tiếp tục, bất chấp việc Liên minh châu Âu (EU) công bố sẽ kéo dài các lệnh trừng phạt thêm 6 tháng, theo BBC.
Sputnik dẫn lại lời ông Putin tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác với Phương Tây, dù hiện nay quan hệ của Nga với các nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và các nước Mỹ Latin đang có những tiến triển.
Tổng thống Nga cũng khẳng định nước này đang xử lý tốt cuộc khủng hoảng kinh tế vốn bị cho là đã suy giảm nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu cùng với đà giảm giá dầu thế giới.
Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/6 nhất trí kéo dài lệnh trừng phạt Nga đến cuối tháng một năm sau, trong bối cảnh xung đột tại đông Ukraine không có tiến triển tích cực hơn. Lệnh trừng phạt áp dụng với các lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và tài chính của Nga được EU đưa ra hồi tháng 7 năm ngoái sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Lệnh trừng phạt (lẽ ra sẽ hết hạn vào ngày 31/7 tới) là phản ứng của EU, với lý do Nga có các hành vi hỗ trợ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine, khiến giao tranh tại Ukraina kéo dài. Căng thẳng giữa phương Tây với Nga gia tăng suốt hơn một năm qua do bất đồng xoay quanh cuộc khủng hoảng tại đông Ukraine. Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định Nga không thể quay lại nhóm G8. Trong các chuyến công du gần đây, Tổng thống Nga Putin thường đề cập tới thiện chí muốn hòa giải với phương Tây vì xung đột không mang lại lợi ích cho bên nào. Tuy nhiên, ông chủ điện Kremlin vẫn giữ lập trường cứng rắn về vấn đề Ukraine trong các cuộc thảo luận với lãnh đạo EU.
Trúc Bạch
Theo RT, Sputnik, BBC
Đụng độ tái diễn ở Ukraine trước thềm đối thoại hòa giải
Kiev cho biết hai binh sĩ quân đội chính phủ thiệt mạng trong giao tranh với phe ly khai, ngay trước thời điểm tổ chức đối thoại nhằm giải quyết bế tắc về trạng thái các vùng ly khai ở miền đông Ukraine.
Đoàn xe quân sự Ukraine di chuyển gần Donetsk hôm 7/6. Ảnh: EPA.
Andriy Lysenko, người phát ngôn quân đội Ukraine, hôm qua nói binh sĩ chính phủ bị tấn công dữ dội bởi lựu pháo cỡ nòng 122 mm từ Luhansk, nơi phe ly khai kiểm soát.
Hai binh sĩ Ukraine thiệt mạng trong giao tranh với phe ly khai ở vùng Luhansk, Reuters dẫn lời Hennadiy Moskal, thống đốc Luhansk do Kiev bổ nhiệm, cho biết trong thông báo đăng trên mạng. Hai binh sĩ bị thương trong các đợt tấn công tại khu vực gần biên giới với Nga.
Chỉ huy ly khai Eduard Basurin nói ba binh sĩ phe này cùng 5 dân thường ở vùng Donetsk bị thương, AFP đưa tin. Donetsk cùng Luhansk từng là trái tim của trong ngành công nghiệp than và thép Ukraine. Hai vùng trên đòi ly khai khỏi chính quyền mới thân phương Tây từ tháng 3/2014.
Thông tin thương vong xuất hiện ngay trước khi vòng đàm phán về trạng thái các vùng ly khai, diễn ra cùng ngày tại Minsk, Belarus. Phe ly khai muốn nhanh chóng tổ chức bầu cử địa phương, củng cố trạng thái bán tự trị trong một Ukraine thống nhất.
Kiev nhấn mạnh không thể tổ chức bầu cử cho đến khi Ukraine kiểm soát toàn bộ biên giới với Nga và "tất cả thành phần nước ngoài có vũ trang" rời vùng chiến sự vào cuối năm.
Denis Pushilin, đại diện đàm phán phe ly khai, cho biết cuộc gặp vẫn chưa thể đi đến kết luận cuối cùng để chấm dứt khủng hoảng.
"Chúng tôi đã có những bước tiến tích cực. Tiếc rằng đây không phải là (kết quả) chúng tôi hy vọng", ông Pushilin nói. "Chúng tôi không hài lòng với tiến độ hiện tại. Cơ hội tìm ra một giải pháp chính trị giải quyết xung đột là không chắc chắn". Các bên liên quan nhất trí gặp nhau lần tiếp theo vào ngày 23/6, cũng tại Minsk.
Giao tranh kéo dài hơn 14 tháng qua đã làm gần 6.500 người chết và hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Lãnh đạo Nga, Ukraine, Đức và Pháp hồi tháng 2 đạt được thỏa thuận hòa bình tại Minsk sau hơn 16 giờ đàm phán.
Lệnh ngừng bắn được áp đặt không lâu sau đó đã phần nào giúp giảm giao tranh ở một số điểm nóng. Tuy nhiên, những vòng đàm phán tiếp theo giữa phái đoàn các bên liên quan lại không thể đắp thêm "thịt" vào "khung xương" thỏa thuận Minsk.
Như Tâm
Theo VNE
Người dân miền đông Ukraine biểu tình phản đối phe ly khai Khoảng 500 người ở miền đông Ukraine xuống đường biểu tình vào ngày 15.6, yêu cầu phe ly khai rút hàng loạt bệ phóng tên lửa khỏi những khu vực đông dân cư, tố cáo lực lượng này dùng người dân làm lá chắn sống trong cuộc giao tranh với quân đội Ukraine. Người biểu tình tập trung trước văn phòng chính quyền...