Tổng thống Putin: “Chỉ người Syria có quyền quyết định tương lai ông Assad”
Hôm qua (19/6), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Mêhicô rằng chỉ có người Syria mới được quyết định để ông Assad tại vị hay ra đi.
Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ bắt tay nhau tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Mêhicô từ 18/6-19/6.
Cho đến nay, Nga vẫn là người bảo trợ vững chắc nhất cho ông Assad và chính quyền Syria và có thông tin là Nga đã gửi vũ khí đến cho chính quyền Assad.
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua tuyên bố trong các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo khác, ông Putin đã thay đổi quan điểm về nhà lãnh đạo Syria và các cuộc thảo luận đã tập trung vào vấn đề chuyên giao quyền lực ở Syria.
Tuy vậy, phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị G20, tổng thống Nga nói: “Tôi cảm thấy cần phải nhắc lại quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng không ai có quyền quyết định hộ các quốc gia khác về ai sẽ là người lãnh đạo hay ai sẽ phải từ bỏ quyền lực”.
Video đang HOT
Ông Putin nói rằng không phải toàn bộ người Syria đều muốn thay đổi nhà lãnh đạo và tất cả các đảng phái cần phải thương lượng để tìm ra giải pháp chấm dứt tình trạng đổ máu.
Trước đó vào ngày hôm qua, Ngoại trưởng Anh cho hay con tàu của Nga được cho là chở vũ khí đến Syria đã quay trở về Nga sau khi bị Anh buộc dừng lại ở Scotland.
Lầu Năm Góc cho rằng quân đội Nga đang chuẩn bị gửi 3 tàu chiến đến Syria và được phía Nga cho hay đó là tàu gửi quân nhu và binh sĩ đến căn cứ hải quân của Nga tại cảng Tartus, Syria.
Liên Hợp Quốc ước tính hơn 10.000 người đã thiệt mạng trong 15 tháng mà cuộc nổi dậy diễn ra.
Các quốc gia phương Tây và đồng minh tại vùng Vịnh muốn lật đổ tổng thống Assad nhưng Nga, Trung Quốc và Iran đã bảo vệ ông Assad trước chỉ trích mạnh mẽ của quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị G20, ông Putin công khai tái khẳng định tuyên bố chung giữa Mỹ-Nga hôm thứ Hai. Theo tuyên bố đó, ông Putin và ông Obama đã nhất trí rằng người Syria sẽ quyết định chính phủ mới của mình. Đây là sự thay đổi khôn khéo của cả phía Nga và Mỹ khi họ nhận thấy triển vọng Syria, đồng minh chính của Nga ở Trung Đông, có thể rơi vào nội chiến.
Ông Putin cho hay ông muốn tránh một bản sao của Libya và các quốc gia Bắc Phi khác do tại các nước này mặc dù các chính quyền đã thay đổi nhưng bạo lực vẫn tiếp diễn.
Theo Infonet
Nga Mỹ bàn về Syria thời hậu Assad
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này và Nga tiếp tục các cuộc thảo luận về chiến lược chuyển giao hậu Assad bất chấp bất đồng giữa hai nước về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria.
Người biểu tình Syria đốt bức hình Tổng thống Assad.
Hôm qua (14/6), Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Burns đã gặp Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov bên lề cuộc họp tại Kabul, Afghanistan để thảo luận một loạt các vấn đề lớn trong đó có tình hình Syria.
"Đó là một cuộc đối thoại có tính xây dụng. Tôi sẽ không nói rằng không có khoảng cách. Vẫn còn khoảng cách nhưng đó là một cuộc đối thoại có tính xây dựng. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán với người Nga về vấn đề này (cuộc khủng hoảng ở Syria)", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua.
Nga - cùng với Trung Quốc - đã hai lần phủ quyết các nghị quyết của Liên Hợp Quốc chống lại Damascus nhưng đã hoàn toàn ủng hộ kế hoạch 6 điểm của đặc phái viên Liên Hợp Quốc Kofi Annan, kế hoạch kêu gọi rút vũ khí hạng nặng ra khỏi các vùng đô thị và ngừng bắn để chấm dứt vòng xoáy bạo lực kéo dài tới 15 tháng ở Syria.
Các cường quốc phương Tây đang tìm cách thuyết phục Nga gây sức ép tới Tổng thống Syria Bashar Assad và thuyết phục ông trao quyền điều hành đất nước cho lực lượng đối lập trước khi cuộc khủng hoảng hiện này leo thang thành một cuộc nội chiến.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hơn 1.000 người đã thiệt mạng tại Syria kể từ khi cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu vào tháng 3 năm 2011 bằng các cuộc biểu tình hòa bình nhưng sau đó đã phát triển nhanh chóng thành các hoạt động bạo lực.
Theo Infonet
Thế giới năm nay bình yên hơn năm ngoái Dù bạo lực tiếp tục leo thang ở Syria và khủng hoảng nợ công ở châu Âu, thế giới vẫn hòa bình hơn những năm trước. Theo Viện Kinh tế và Hòa bình, thế giới đã có có những chuyển biến tích cực trong 2 năm qua. Lần đầu tiên, tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi không còn là điểm bất ổn nhất...