Mỹ chưa can thiệp vào Syria, Iran đắc lợi
Cộng đồng quốc tế vẫn chưa có hành động hiệu quả để ngăn đổ máu tại Syria và “ngư ông đắc lợi” chính là Iran.
Sau đề xuất của ông Annan (trái) sẽ là hành động quân sự đơn phương?
Tình trạng “bất hành động” này khuyến khích Iran trong việc theo đuổi vũ khí hạt nhân và nước này sẽ không bao giờ đàm phán thật sự với nhóm P5 1, nhiều chính trị gia phương Tây khẳng định.
Nếu không thể có được sự ủng hộ quốc tế để can thiệp vào Syria, điều đó cũng có nghĩa là Mỹ cũng không thể có sự ủng hộ quốc tế đối với những biện pháp trừng phạt Iran, đặc biệt là từ phía Nga và Trung Quốc. Hơn nữa, khi các nước đồng minh như Ấn Độ và Hàn Quốc vẫn tiếp tục mua dầu của Iran thì các biện pháp trừng phạt mới cũng không thể ngăn Tehran phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Iran ngày càng nhận thức rõ rằng các biện pháp trừng phạt đa phương sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
Một số chuyên gia cho rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu sẽ buộc Iran ngồi vào bàn thương lượng nhưng họ sai lầm. Tuy có thể ngồi vào bàn đàm phán nhưng Iran sẽ không quan tâm đến đàm phán thực sự. Như đã từng làm trong quá khứ, Iran sẽ đưa ra những nhượng bộ vô nghĩa để trì hoãn hành động quốc tế nhằm vào chương trình hạt nhân của nước này.
Sau những gì đang xảy ra tại Syria, Iran biết rằng sẽ không có hậu quả nghiêm trọng, nếu đàm phán thất bại. Hơn nữa, Iran sẽ dùng các cuộc đàm phán và và những hứa hẹn nhượng bộ để Nga, Trung Quốc có cớ để phản đối việc tăng cường hành động chống Tehran.
Việc Iran có hạt nhân sẽ còn gây nhiều lo lắng. Một cuộc tấn công quân sự, vốn khiến quốc tế lo ngại, có thể sẽ trở thành một sự lựa chọn thực tế để chấm dứt chương trình hạt nhân của Tehran. Nếu Liên Hiệp Quốc (LHQ) không đạt được đồng thuận về những vấn đề như Syria, có thể sẽ diễn ra những hành động đơn phương, bên ngoài khuôn khổ LHQ.
Theo Infonet
Iran, P5+1 vẫn khó hòa đồng về vấn đề hạt nhân
Trong khi cuộc đàm phán giữa Iran và nhóm P5 1 về vấn đề hạt nhân của Iran bước vào ngày thứ hai 19/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết lập trường của các bên vẫn xa nhau và khó hòa đồng.
Trưởng đoàn đàm phán của Iran Saeed Jalili. (Nguồn: Getty images)
Ông Ryabkov cho biết cả đoàn đàm phán Iran do ông Saeed Jalili dẫn đầu và các đại diện nhóm P5 1 (gồm năm nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp cùng với Đức) đều có nguyện vọng chính trị nên cuộc đàm phán diễn ra nghiêm túc và thiện chí. Tuy nhiên, do lập trường còn khác biệt nên thời gian hai ngày có lẽ không đủ để các bên đạt được tiến bộ hay thỏa thuận như mong đợi.
Ông Michael Mann, Thư ký báo chí của Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton, cho rằng cuộc đàm phán ở Mátxcơva diễn ra khó khăn nhưng thẳng thắn.
EU vẫn chủ trương từ ngày 1/7 tới sẽ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran, và nếu Tehran muốn Brussels xem xét lại chủ trương này thì nên tránh áp dụng các biện pháp đơn phương. Tuy nhiên, đoàn EU sẵn sàng tiếp tục ở lại Mátxcơva nếu cần phải gia hạn thời gian cho cuộc đàm phán lần này.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Iran Ali Bagheri, tuyên bố Iran sẽ tiếp tục đòi quyền sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và cho rằng mọi biện pháp trừng phạt hoặc cấm vận đều sẽ không góp phần đạt được tiến bộ tại cuộc đàm phán cũng như đạt mục tiêu do các bên đề ra./.
Theo TTXVN
Bắt đầu vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và P5+1 Reuters và AFP dẫn nguồn các nhà ngoại giao phương Tây cho biết ngày 18/6, nhóm P5 1 (bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp cùng Đức) và Iran đã gặp nhau tại Mátxcơva trong vòng đám phán nhằm thu hẹp bất đồng liên quan tới chương trình hạt nhân của Tehran và ngăn chặn nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến...