Phó thủ tướng Nga ủng hộ máy bay ném bom tầm xa
Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với dự án phát triển máy bay ném bom tầm xa PAK DA sau khi Tổng thống Putin kêu gọi ngành công nghiệp hàng không trong nước cần phát triển những loại máy bay chiến đấu hiện đại hơn.
“Tôi ủng hộ việc phát triển máy bay ném bom tầm xa PAK DA, nhưng không phải là sao chép từ máy bay ném bom B-2 của Mỹ. Chúng ta cần nhìn về phía trước và phát triển những thế hệ máy bay tầm xa có tốc độ siêu thanh để phục vụ mục đích dân sự và quân sự”, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng, cho biết trên trang Twitter của mình.
Máy bay B-2 là loại máy bay ném bom tàng hình tầm xa của Mỹ được phát triển bởi công ty Northrop. Đây là loại máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới được trang bị riêng cho không quân Mỹ với số lượng rất nhỏ.
Máy bay ném bom Tu-160
Phát biểu mới nhất của Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin trên trang Twitter trái ngược hoàn toàn với quan điểm của ông trong một cuộc họp báo trước đó ít giờ vào hôm qua. Ông cho rằng Nga không cần phát triển máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới để thay thế những máy bay ném bom hiện nay, bao gồm Tu-95MS và Tu-160.
Thứ Năm tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho ngành công nghiệp hàng không của Nga phải phát triển máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới. Một trong những dự án được ông Putin quan tâm nhất là loại máy bay ném bom tầm xa PAK DA.
Video đang HOT
Hiện tại, Nga và Mỹ là 2 quốc gia duy nhất sở hữu máy bay ném bom xuyên lục địa. Trong khi đó, phần lớn các quốc gia có tiềm lực hạt nhân khác vẫn chỉ phụ thuộc vào tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tàu ngầm.
Theo Bee.net.vn
Nga tăng cường sức mạnh hải quân
Từ tháng 6-2012, Nga sẽ bắt đầu phát triển kế hoạch tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân trong 30 năm tới, với "cú đấm" là các hạm đội tàu ngầm.
Tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky của Nga - Ảnh: RIA Novosti
RIA Novosti dẫn lời Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tiết lộ Kremlin đã ra quyết định cuối cùng. Theo đó, dự kiến từ năm 2012-2020, Matxcơva sẽ đầu tư 4.700 tỉ rup (155 tỉ USD) cho các chương trình quân sự. Năm 2011, Nga đã chi 2,8 tỉ USD cho các chương trình sản xuất tàu ngầm, tàu khu trục, sửa chữa và bảo dưỡng các loại tàu chiến. Chi phí này trong năm 2012 dự tính tăng lên 3 tỉ USD.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hạm đội tàu ngầm sẽ trở thành "cú đấm" của lực lượng hải quân trong tương lai. Trong vài năm tới hải quân Nga sẽ tiếp nhận hai loại tàu ngầm hạt nhân và hai loại tàu ngầm điện - diesel. Trong đó có tàu ngầm hạt nhân lớp Borey và tàu mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới Bulava.
Tàu ngầm lớp Borey đầu tiên có thể gia nhập hạm đội Thái Bình Dương vào tháng 6-2012. Tám tàu khác sẽ sớm được sản xuất. Tàu ngầm năng lượng hạt nhân mới Yury Dolgoruky đang được chạy thử nghiệm, ba tàu khác đang trong các giai đoạn hoàn tất.
Triển khai tàu ngầm ở biển Đen
Cũng theo RIA Novosti, từ năm 2014-2017 Nga sẽ triển khai thêm sáu tàu ngầm điện - diesel lớp Varshavyanka để bổ sung vào hạm đội biển Đen, mà hiện chỉ có một tàu ngầm lớp Kilo là Alrosa. Thiếu tướng Alexander Fedotenlov cho biết sáu tàu Varshavyanka đang được sản xuất tại xưởng tàu Admiralty ở thành phố St. Petersburg.
Mỗi tàu Varshavyanka có 52 thủy thủ, có khả năng tuần tra trên biển liên tục trong 45 ngày, được trang bị 18 quả ngư lôi và tám tên lửa đất đối không. Tàu ngầm Varshavyanka có công nghệ "tàng hình" hiện đại, khả năng chiến đấu linh hoạt và tấn công mục tiêu cả trên bộ, trên mặt biển và dưới biển. Thiếu tướng Fedotenlov cũng cho biết trong khoảng thời gian 2014-2017, hạm đội biển Đen sẽ tiếp nhận thêm một số tàu khu trục lớp Krivak IV.
Báo Moscow Times cho biết hải quân Nga sẽ không chỉ tiếp nhận tàu chiến do Nga sản xuất mà sẽ mua thêm tàu chiến lớp Mistral từ Pháp. Tư lệnh hải quân Vladimir Vysotsky mới đây tuyên bố sau 36 tháng nữa, hải quân Nga sẽ đưa tàu tấn công lớp Mistral đầu tiên vào hoạt động. Mỗi tàu lớp Mistral có khả năng chở 16 máy bay trực thăng, 70 xe bọc thép và 450 binh lính.
Vào tháng 6-2011, Nga và Pháp đã ký hợp đồng trị giá tới 1,2 tỉ USD để chế tạo cho Nga hai tàu lớp Mistral, trong đó có điều khoản ghi rõ phía Pháp phải chuyển giao cho phía Nga các công nghệ "nhạy cảm". Ngoài ra, hai bên cũng lên kế hoạch chế tạo hai tàu nữa, 80% sản xuất tại Nga và 20% tại Pháp. Tư lệnh Vysotky tiết lộ hạm đội Thái Bình Dương và hạm đội Bắc (hoạt động tại biển Barents và biển Na Uy) sẽ sử dụng tàu Mistral.
Tàu ngầm Nga tuần tra khắp thế giới
RIA Novosti dẫn lời một số chuyên gia quân sự Nga cho biết hiện hải quân Nga đang chú trọng sản xuất tàu tuần dương được trang bị tên lửa. Lãnh đạo Tập đoàn Tàu thủy thống nhất (USC) Roman Trotsenko đang vận động để sản xuất tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Nguồn tin trên trang The Voice of Russia cho biết cả hải quân và không quân Nga cũng sẽ sớm tiếp nhận loại tên lửa tầm xa không đối không hiện đại RW-BD, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất và mặt biển.
Tư lệnh hải quân Nga Vladimir Vysotsky mới đây cũng cho biết các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga sẽ nối lại hoạt động tuần tra thường xuyên trên các vùng biển quốc tế khắp thế giới kể từ tháng 6-2012. Thập niên 1980, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga thực hiện tới 230 cuộc tuần tra toàn cầu mỗi năm. Con số này hiện đã giảm còn dưới 10, phần lớn đều không vượt quá xa lãnh hải nước Nga.
Hải quân Nga chỉ có 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, bao gồm năm chiếc lớp Delta-III, sáu tàu lớp Delta-IV và một tàu lớp Typhoon. Hai tàu lớp Typhoon khác vẫn đang nằm trong kho dự trữ ở căn cứ hải quân Severodvinsk phía bắc nước Nga. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các tàu mới lớp Borey và tàu Yury Dolgoruky, hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga sẽ được cải thiện đáng kể.
Tư lệnh Vysotsky cho biết chiến dịch nối lại hoạt động tuần tra toàn cầu cho thấy quyết tâm phát triển lực lượng hải quân của Chính phủ Nga.
Mỹ chuyển 8.000 quân từ Nhật đến Úc, Hàn Quốc và Philippines
Báo điện tử Chosun Ilbo dẫn nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc cho biết Mỹ sẽ chuyển một lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang đóng ở căn cứ quân sự Okinawa (Nhật Bản) đến Hàn Quốc, Philippines và Úc.
Theo kế hoạch ban đầu, Mỹ sẽ di chuyển 8.000 thủy quân lục chiến từ Okinawa đến đảo Guam, song sau đó Washington đã nhất trí với Tokyo chỉ chuyển 4.700 quân đến đảo Guam và 3.300 quân còn lại sẽ đến các căn cứ hải quân của Mỹ ở Úc, Philippines và Hàn Quốc.
Theo Tuổi trẻ