Tổng thống Philippines: “Không ai xứng đáng kế nhiệm tôi”
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng ông không thấy ai “xứng đáng” để kế nhiệm ông sau cuộc bầu cử vào năm 2022.
Tổng thống Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters).
“Không có ai. Hãy nhìn vào cục diện chính trị? Không ai cả. Tôi không thấy ai xứng đáng”, Tổng thống Rodrigo Duterte nói trong cuộc phỏng vấn hôm 8/6, khi được hỏi ai sẽ là người thay thế ông trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines vào năm sau.
Tổng thống Duterte nhậm chức vào tháng 6/2016 và từng gây nhiều tranh cãi vì những phát ngôn và chính sách cứng rắn. Ông dự kiến sẽ rời ghế tổng thống khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2022. Theo luật của Philippines, một tổng thống chỉ có thể được bầu cho một nhiệm kỳ 6 năm.
Ngày 31/5, đảng chính trị PDP-Laban của ông Duterte đã thông qua một nghị quyết cho phép ông chọn một ứng cử viên tổng thống cho cuộc bầu cử vào năm sau. Đảng này cũng kêu gọi ông Duterte tranh cử vị trí phó tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2022.
Tuy nhiên, ông Duterte tỏ ra không sẵn sàng cho việc tranh cử phó tổng thống. Tổng thống nói rằng ông đã “sẵn sàng nghỉ hưu”.
“Tình hình rất khó khăn, vì tôi sẽ nghỉ hưu và tôi sẽ chọn ứng cử viên cho ghế tổng thống. Nhưng nếu bất kỳ ai trong số họ chiến thắng, người ta sẽ nói rằng “đó là cách để tôi duy trì quyền lực của bản thân”. Vì vậy, tôi không muốn điều này”, ông Duterte nói.
Phát biểu của Tổng thống Duterte trái ngược với tuyên bố gần đây của người phát ngôn Tổng thống Harry Roque. Ông Roque nói rằng Tổng thống Duterte đã chỉ định 5 cá nhân mà ông có thể sẽ ủng hộ cho cuộc bầu cử tiếp theo.
Các ứng cử viên được Tổng thống Duterte ủng hộ gồm: Sara Duterte-Carpio – Thị trưởng thành phố Davao và là con gái của ông Duterte, Isko Moreno – Thị trưởng Manila, và các chính trị gia Manny Pacquiao, Christopher Go, Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr.
Khi được hỏi về khả năng “cha truyền con nối”, Tổng thống Duterte nói rằng ông phản đối việc con gái ra tranh cử.
“Tối qua, khi tôi đến, tôi đã nói chuyện với Inday (biệt danh của Duterte dành cho con gái). Tôi thực sự đã nói với con bé vào tối qua: “Đừng tranh cử. Đừng bao giờ, đừng bao giờ phạm sai lầm khi tranh cử tổng thống”", ông Duterte chia sẻ về cuộc trò chuyện với con gái.
Tổng thống Duterte cho biết con gái ông sẽ phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích và công kích mà ông không muốn con gái ông phải chịu đựng.
“Tôi không có ý xúc phạm người dân Philippines. Nhưng với cương vị là tổng thống, bạn sẽ không nhận được gì cả. Không có gì cho chính bản thân bạn. Ngoại trừ một điều là cảm giác hài lòng với người dân rằng bạn đã làm được điều gì đó. Còn ngoài ra, không có gì cả”, ông Duterte nói thêm.
Tuy vậy, con gái của Tổng thống Duterte vẫn nhận được nhiều sự ủng hộ trong các cuộc khảo sát gần đây.
Rốt cuộc, Tổng thống Duterte cho biết ông vẫn có thể giữ quan điểm trung lập hoặc ủng hộ ứng cử viên nào đó tranh cử vào năm 2022. Ông cũng đưa ra lập luận mâu thuẫn với tuyên bố trước đó của mình khi cho rằng, có thể sẽ có ai đó tiếp tục thực hiện những gì ông đã khởi xướng.
“Tôi có thể công khai tên họ vào đúng thời điểm”, ông Duterte nói.
Cựu ngoại trưởng Philippines: nên bắt Trung Quốc bồi thường phá hoại môi trường thay vì đòi tiền Mỹ
Sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói Mỹ phải trả tiền nếu muốn duy trì Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA), cựu ngoại trưởng Albert Del Rosario nhắc nhở Manila về "khoản nợ" của Trung Quốc.
Lính Mỹ và Philippines tham gia tập trận chung Balikatan năm 2017 . Ảnh DEFENSE.GOV
Trong buổi họp báo hôm 15.2 ở Manila, phát ngôn viên tổng thống Philippines, ông Harry Roque khẳng định nhà lãnh đạo không hề muốn "tống tiền", mà chỉ đến lợi ích quốc gia khi yêu cầu Washington phải trả tiền nếu muốn duy trì sự hiện diện của quân đội và khí tài Mỹ tại nước này.
"Đây là đòi hỏi nhằm thỏa mãn lợi ích của chính người dân Philippines, vì cần nhiều tiền để đối phó dịch Covid-9", theo báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời người phát ngôn.
Ông Roque cho rằng, với VFA, lẽ ra Philippines phải nhận được số tiền tương tự như mức 16,4 tỉ USD như trường hợp Pakistan được Mỹ hỗ trợ chống khủng bố từ năm 2001 đến 2017.
Thay vào đó, Mỹ chỉ trả tổng cộng 3,9 tỉ USD cho chính quyền Manila trong cùng giai đoạn này.
VFA được ký vào năm 1998, cho phép hàng ngàn binh sĩ Mỹ đóng trú luân phiên ở Philippines để tham gia các cuộc tập trận quân sự và chiến dịch hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte hồi năm ngoái đã đơn phương tuyên bố hủy bỏ VFA sau khi Mỹ từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho một đồng minh của ông.
Tống thống ân xá, Philippines trục xuất lính Mỹ phạm tội giết phụ nữ chuyển giới
Thế nhưng, việc rút khỏi VFA đã hai lần bị trì hoãn và giới chức Philippines cho rằng vẫn còn cơ hội để nối lại thỏa thuận quân sự này.
Cùng ngày, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho rằng thay vì đòi tiền Mỹ, chính quyền Manila nên tìm cách yêu cầu Trung Quốc bồi thường 4,77 tỉ USD cho tổn thất vì hành động phá hoại môi trường của Trung Quốc ở biển Tây Philippines, vùng biển Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Del Rosario từng đảm nhiệm vai trò ngoại trưởng từ năm 2011 đến 2016 và là người dẫn dắt Philippines đến chiến thắng trước Trung Quốc, với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ cái gọi là "đường lưỡi bò" của Trung Quốc vào ngày 12.7.2016.
Ca tử vong vì Covid-19 Malaysia cao kỷ lục Malaysia ghi nhận 126 người chết trong một ngày, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng ca tử vong do nCoV lên gần 3.000. Thế giới đã ghi nhận 172.382.953 ca nhiễm nCoV và 3.700.884 ca tử vong, tăng lần lượt 465.678 và 10.104, trong khi 153.505.795 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực...