Tổng thống Philippines đến Nga gặp “thần tượng” Putin
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đặt chân đến Moscow hôm 1.10, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nga để tìm kiếm cơ hội hợp tác mới trong khi vẫn duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ.
Ông Duterte từng gặp Tổng thống Nga Putin vào năm 2017 nhưng khi đó chuyến thăm bị rút ngắn vì bất ổn trong nước.
Theo SCMP, ông Duterte rời Manila cùng phái đoàn bao gồm quan chức quốc phòng, tài chính, kinh tế và quan chức chính phủ để đến Nga từ ngày 1-5.10.
Chuyến thăm Nga lần đầu của ông Duterte hồi tháng 5.2017 bị cắt ngắn vì đợt tấn công khủng bố của nhóm Hồi giáo cực đoan ở phía nam Philippines.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2016, ông Duterte đã tích cực xây dựng quan hệ với Nga, tăng cường liên lạc với ông Putin, nỏi rằng Tổng thống Nga là “thần tượng” của mình.
Video đang HOT
“Đúng là chúng tôi coi trọng các đối tác lâu đời, nhưng chúng tôi cũng phải cởi mở để tìm kiếm các đối tác mới”, ông Duterte nói trước chuyến đi. “Trong một thời gian dài, chúng tôi đặt một số quốc gia vào trung tâm của chính sách đối ngoại, mà chưa tìm kiếm những đối tác tiềm năng khác”.
Ông Duterte sẽ gặp Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ở Moscow và hội đàm với ông Putin ở Sochi để mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng, chống khủng bố và tội phạm xuyên biên giới.
Một thỏa thuận hợp tác có thể giúp nhiều người Philippines đến Nga làm việc hơn. Manila cũng cân nhắc mua hàng loạt vũ khí Nga, bao gồm trực thăng, tàu chiến, tàu ngầm và máy bay không người lái.
Ngoài Nga, Trung Quốc cũng là quốc gia mà ông Duterte nhắm đến trong việc mở rộng quan hệ hợp tác. Ông Duterte từng nói Trung Quốc và Nga có thể thiết lập trật tự thế giới mới mà Philippines sẽ “là nước gia nhập đầu tiên nếu rời Liên Hợp Quốc”.
Ông Duterte đã chỉ trích mạnh mẽ 18 quốc gia ủng hộ nghị quyết do Iceland đề xuất, liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Philippines.
"Cánh tay phải" của Kim Jong Un mất chức, không xuất hiện ở Nga?
Triều Tiên dường như đã thay thế người được coi là "cánh tay phải" của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, vì đàm phán hạt nhân với Mỹ thất bại.
Kim Yong-chol được coi là "cánh tay phải" của ông Kim trong đàm phán với Mỹ.
Theo Reuters dẫn nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho biết, Kim Yong-chol, trưởng Ban công tác Mặt trận Thống Nhất Triều Tiên bị thay thế bởi Jang Kum-chol. Ông Chol từng được coi là "cánh tay phải" của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Tình báo Hàn Quốc đồn đoán ông Chol mất chức có thể do hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên hồi tháng hai ở Hà Nội kết thúc mà không đạt được thỏa thuận.
Kim Yong-chol là quan chức dẫn đầu nỗ lực đàm phán về phi hạt nhân hóa của Triều Tiên với Mỹ. Không rõ liệu việc thay thế ông trong cơ quan nói trên có ảnh hưởng đến vị trí của ông trong các cuộc đàm phán với Mỹ hay không.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói cơ quan này đã nhận được thông tin. "Như chúng tôi đã nói, chúng tôi luôn sẵn sàng cho các cuộc đàm phán mang tính xây dựng".
Đáng chú ý, Kim Yong-chol không xuất hiện trong phái đoàn tháp tùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đến Nga. Ở hai hội nghị thượng đỉnh với Mỹ, ông Chol đều đóng vai trò là quan chức hàng đầu.
Việc ông Chol không còn là trưởng Ban công tác Mặt trận Thống Nhất Triều Tiên, có thể là dấu hiệu tích cực trong đàm phán hạt nhân, Cheong Seong-Chang, nhà nghiên cứu Hàn Quốc ở viện Sejong, nhận định.
Ông Chol được coi là người muốn duy trì vị thế hạt nhân của Triều Tiên bằng cách chỉ phi hạt nhân hóa một phần để đổi lấy việc dỡ bỏ cấm vận.
"Việc đề ra chiến lược đàm phán hạt nhân thất bại tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 là trách nhiệm của ông Chol", Cheong nói.
Quan chức Hàn Quốc nói vẫn còn quá sớm để đồn đoán về số phận của Kim Yong-chol, cũng như những ảnh hưởng liên quan đến đàm phán hạt nhân.
Kim Yong-chol từng là người đứng đầu Tổng cục Trinh sát, cơ quan tình báo quân đội hàng đầu của Triều Tiên, và là thành viên cấp cao của cộng đồng tình báo gần 30 năm.
Các nhà quan sát cho rằng Kim Yong-chol nhiều khả năng vẫn giữ chức phó chủ tịch đảng lao động Triều Tiên. Vài tuần trước, ông Chol và các nhà đàm phán hạt nhân khác, bao gồm Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui, đã trở thành thành viên Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên, trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un giữ chức chủ tịch.
Theo Danviet
Dữ dằn là vậy, đàn báo đốm phải bỏ chạy bán xới khi linh cẩu đến tranh mồi Quân số linh cẩu không đông, nhưng chúng vẫn lì lợm lao vào cướp con linh dương mà đàn báo đốm vừa săn được. Du khách người Nga Dmitry Kedrov đang quay cảnh đàn báo gấm ăn thịt một con linh dương trên đồng cỏ trong công viên động vật hoang dã Masai Mara, Kenya, thì bầy linh cẩu bắt đầu lảng vảng...